Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Năm Mươi - Pháp Hội Nhập Phật Cảnh Giới Trí Quang Minh Trang Nghiêm - Phần Hai

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế

PHẬT THUYẾT 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế  

PHÁP HỘI THỨ NĂM MƯƠI

PHÁP HỘI NHẬP PHẬT CẢNH GIỚI

TRÍ QUANG MINH TRANG NGHIÊM  

PHẦN HAI  

Này Diệu Cát Tường! Trí bảo thanh tịnh sâu rộng của Đức Như Lai đặt trên tràng cao vi diệu thù thắng đại bi, tùy theo những ý nguyện cùng các tin hiểu của mọi loài chúng sanh mà phát ra âm thanh vi diệu thuyết pháp đều phù hợp thời nghi, làm cho mọi loài chúng sanh đều được hiểu biết đều được lợi ích.

Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác bình đẳng an trụ nơi bình đẳng xả ly đối với tất cả chỗ tất cả loài, rời lìa tất cả nghi lầm cũng không có sai biệt.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Như nơi hang hốc trong núi sâu có âm vang ứng theo tiếng, tùy theo âm vang ứng với tiếng mà chúng sanh nghe biết. Âm vang ấy không có thiệt, chẳng phải quá khứ vị lai hiện tại, chẳng phải trong ngoài trung gian, hưng nó có sở đắc, nó vô sanh vô diệt, chẳng phải đoạn chẳng phải thường, nó chẳng phải có trí chẳng phải vô trí, nó chẳng phải có huệ chẳng phải không huệ.

Nó chẳng phải sáng chẳng phải chẳng sáng, nó chẳng phải giải thoát chẳng phải chẳng giải thoát, nó chẳng phải có tội chẳng phải không tội, nó chẳng phải có niệm lự chẳng phải không niệm lự, nó chẳng phải có trụ trước chẳng phải không trụ trước, nó chẳng phải rỗng không chẳng phải chẳng rỗng không, nó chẳng phải địa đại thủy đại hỏa đại phong đại.

Nó chẳng phải hữu vi chẳng phải vô vi, nó chẳng phải hí luận chẳng phải rời hí luận, nó chẳng phải có tạo tác chẳng phải không tạo tác, nó chẳng phải thấy nghe chẳng phải không thấy nghe, nó không có văn tự không có âm thanh vì nó rời lìa văn tự âm thanh vậy, nó chẳng phải cân lường vì nó vượt quá cân lường vậy, nó không có tướng dạng vì rời lìa các tướng dạng vậy.

Nó chẳng phải tịch tĩnh chẳng phải chẳng tịch tĩnh, nó chẳng phải dài chẳng phải vắn, chẳng phải tư duy chẳng phải không tư duy, nó chẳng trạng mạo chẳng phải không trạng mạo.

Nó chẳng phải thế gian chẳng phải chẳng thế gian, các sự thấy nghe không có tự tánh, không niệm tưởng, không tác ý, không tầm từ giác quán rời lìa tâm ý thức tất cả nơi chỗ đều bình đẳng, rời lìa tất cả phân biệt vượt quá quá khứ vị lai hiện tại.

Này Diệu Cát Tường! Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác phát ra các loại âm thanh đều hư là âm vang ứng với tiếng, chỉ là tùy thuận những ý thích của mọi loài chúng sanh mà xuất phát âm thanh thích thời nghi lập thành ngôn thuyết làm cho các chúng sanh đều được hiểu tỏ.

Này Diệu Cát Tường! Đức Như Lai vượt quá tam thế chẳng phải quá khứ vị lai hiện tại, cũng chẳng phải là trong là ngoài là trung gian mà có sở đắc.

Đức Như Lai vô sanh vô diệt chẳng phải đoạn chẳng phải thường, chẳng phải có trí chẳng phải không trí, chẳng phải có huệ chẳng phải không huệ, chẳng phải minh chẳng phải vô minh, chẳng phải giải thoát chẳng phải chẳng giải thoát, chẳng phải tội chẳng phải không tội, chẳng phải niệm lự chẳng phải không niệm lự.

Chẳng phải có trụ trước chẳng phải không trụ trước, chẳng phải tọa ngọa chẳng phải chẳng tọa ngọa, chẳng phải địa đại thủy đại hỏa đại phong đại, chẳng phải hữu vi chẳng phải vô vi, chẳng phải hí luận chẳng phải rời lìa hí luận.

Chẳng phải kiến văn chẳng phải không kiến văn, chẳng phải âm thanh văn tự vì siêu việt văn tự âm thanh vậy, chẳng phải cân lường vì vượt quá cân lường vậy, chẳng phải tướng trạng vì rời các tướng trạng vậy, chẳng phải tịch tĩnh chẳng phải chẳng tịch tĩnh.

Chẳng phải dài chẳng phải vắn, chẳng phải tư duy chẳng phải chẳng tư duy, chẳng phải dạng mạo chẳng phải không dạng mạo, chẳng phải thế gian chẳng phải chẳng thế gian, kiến văn tự tánh rỗng không, không niệm tưởng không tác ý, không tầm không từ rời lìa tâm ý thức, tất cả nơi chỗ đều bình đẳng, rời lìa tất cả phân biệt vượt quá tam thế.

Này Diệu Cát Tường! Đức Như Lai tùy thuận những ý nguyện những tin hiểu của mọi loài chúng sanh mà phát ra âm thanh vi diệu tùy thời nghi Thuyết Pháp khiến các chúng sanh đều được hiểu tỏ.

Vì Hư ở thế gian có đất đai, từ đó mà tất cả rừng cây cỏ thuốc ngũ cốc rau dưa nương nơi đất mà sanh sản rộng nhiều, Hưng đất ấy chẳng có phân biệt chẳng rời phân biệt, tất cả nơi tất cả chỗ đều bình đẳng không có phân biệt rời lìa tâm ý thức.

Cũng vậy, tất cả chúng sanh y chỉ nơi Đức Như Lai mà được an lập, dựa nơi Đức Như Lai mà tất cả căn lành công đức của mọi loài chúng sanh được vun trồng bồi dưỡng lớn rộng Hư là Đại Thừa Bồ Tát, Trung Thừa Duyên Giác.

Tiểu Thừa Thanh Văn, cho đến hàng Phạm Chí Ni Kiền Tử tà kiến tà định tất cả căn lành của họ có được đều do y chỉ nơi Đức Như Lai mà an lập đều được sanh trưởng thành tựu.

Hưng Đức Như Lai không có phân biệt chẳng rời phân biệt, tất cả phân biệt của Đức Như Lai đều chẳng phải cảnh duyên phân biệt vì đã dứt hẳn tất cả tác ý vậy.

Này Diệu Cát Tường! Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác rời lìa tâm ý thức không có tầm từ giác quán biểu thị, không có tư duy không có tác ý, nơi tất cả chỗ luôn an trụ bình đẳng xả ly, đều không có sai biệt.

Như hư không, tất cả nơi tất cả chỗ hư không chẳng có cao chẳng có thấp chẳng có sai biệt, vô sanh vô diệt, chẳng phải quá khứ vị lai hiện tại, không có màu sắc tướng dạng cũng không có hí luận, không có biểu thị.

Không có buộc ràng dính mắc, không có cân đo đông lường, không có so sánh tỉ lệ, không có an lập không có sở thủ, siêu quá cảnh giới thấy nghe, rời lìa tâm ý thức, siêu việt tất cả ngữ ngôn, nơi tất cả chỗ đều không có trụ trước.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Vì tướng hình dạng mạo của chúng sanh có hạ trung thượng sai biệt nên cho rằng hư không có hạ trung thượng. Cũng vậy, Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác tất cả chỗ tất cả nơi đều bình đẳng không có sai biệt, vô sanh vô diệt, chẳng phải Tam Thế quá khứ vị lai hiện tại, không có sắc tướng, không có hí luận, không có biểu thị, không có thi thiết, không có giác xúc.

Không có hệ phược không có cân lường vì quá cân lường không có tỉ dụ vì quá tỉ dụ, không có trụ trước không nắm lấy vì siêu quá thấy nghe, rời lìa tâm ý thức không có trạng mạo, không có văn tự, không có âm thanh, không có tác ý, không có xuất không có nhập, không có cao không có thấp, siêu quá cảnh giới ngôn ngữ.

Đức Như Lai ở nơi tất cả chỗ tùy thuận tri kiến tùy thuận xuất nhập đều do vì các chúng sanh có hạ trung thượng sai biệt nên thấy Đức Như Lai có sai biệt hạ trung thượng.

Này Diệu Cát Tường! Đức Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác không có ý nghĩ rằng đây là hàng chúng sanh thuộc về Hạ Phẩm tín giải ta nên vì hạng Hạ Phẩm này mà thị hiện thân tướng Hạ Phẩm.

Đức Như Lai không có ý nghĩ rằng đây là hàng chúng sanh thuộc về Trung Phẩm tín giải ta nên vì hạng trung phầm này mà thị hiện thân tướng Trung Phẩm.

Đức Như Lai không có ý nghĩ rằng đây là hàng chúng sanh thuộc về Thượng Phẩm tín giải ta nên vì hạng Thượng Phẩm Đại Thừa này mà thị hiện thân tướng Thượng Phẩm vô lượng trang nghiêm. Chỉ vì họ có tín giải hạ trung thượng sai biệt nên họ thấy thân tướng Đức Như Lai có sai biệt thượng trung hạ.

Này Diệu Cát Tường!

Đức Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác thuyết pháp cũng như vậy.

Đức Như Lai chỉ dùng một âm thanh duy nhất để thuyết dạy chúng sanh, mà các loài chúng sanh tùy theo loài của chính mình đều được tỏ hiểu.

Đức Như Lai không hề có ý nghĩ rằng đây là hạng người tín giải Thượng Phẩm ta nên vì họ nói pháp Thượng Phẩm Đại Thừa.

Đức Như Lai không hề có ý nghĩ rằng đây là hạng chúng sanh có tín giải Trung Phẩm ta nên vì họ mà tuyên pháp Trung Phẩm Duyên Giác thứa.

Đức Như Lai không hề có ý nghĩ rằng đây là hạng chúng sanh thuộc về Hạ Phẩm tín giải ta nên vì hạng này mà dạy pháp Thanh Văn thừa Hạ Phẩm.

Này Diệu Cát Tường!

Đức Như Lai không hề có ý nghĩ rằng đây là hạng chúng sanh có tín giải bố thí ta nên vì họ mà dạy pháp bố thí Ba la mật.

Đức Như Lai không có ý nghĩ rằng đây là hạng chúng sanh thuộc về tín giải trì giới ta nên vì họ mà dạy pháp trì giới Ba la mật.

Đức Như Lai không có ý nghĩ rằng đây là hạng chúng sanh có tín giải nhẫn nhục ta nên vì họ mà dạy pháp nhẫn nhục Ba la mật.

Đức Như Lai không có ý nghĩ rằng đây là hạng chúng sanh thuộc về tín giải tinh tiến ta nên vì họ mà dạy pháp tinh tiến Ba la mật.

Đức Như Lai không có ý nghĩ rằng đây là hạng chúng sanh có tín giải thiền định ta nên vì họ mà dạy pháp Thiền Ba la mật.

Đức Như Lai không có ý nghĩ rằng đây là hạng chúng sanh có tín giải trí huệ ta nên vì hạng này mà dạy pháp bát nhã Ba la mật.

Đức Như Lai ở trong các pháp chẳng sanh phân biệt, tại sao, vì pháp thân Như Lai rốt ráo vô sanh. Do vì vô sanh nên Đức Như Lai chẳng dùng danh sắc theo thức để chuyển khởi tuyên thuyết. Trong khoảng sát na Đức Như Lai tạm thời vô phân biệt.

Đức Như Lai có đủ vô tận tướng dạng, vì cùng tận biên tế và chân thiệt tánh thể đều đã quyết định vậy, đây chính là thiệt tánh bình đẳng của tất cả pháp.

Đức Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác bình đẳng tất cả nơi tất cả chỗ không có thượng trung hạ sai khác phân biệt. Tất cả pháp cũng đều bình đẳng không có thượng trung hạ sai khác phân biệt, tại sao, vì tất cả pháp vô sở đắc vậy.

Này Diệu Cát Tường! Nếu tất cả pháp vô sở đắc thì tất cả pháp bình đẳng, nếu tất cả pháp bình đẳng thì tất cả pháp thường trụ, nếu tất cả pháp thường trụ thì tất cả pháp không động chuyển, nếu tất cả pháp không động chuyển thì tất cả pháp không có y dựa, nếu tất cả pháp không có y dựa thì tâm không chỗ trụ trước, vì tâm không trụ trước nên là vô sanh mà sanh.

Nếu quán trí như vậy thì tâm vương và tâm sở chuyển khởi mà không điên đảo. Tâm chuyển khởi không điên đảo thì là đúng hư thuyết mà hiện hành, đã hư thuyết mà hành thì không có hí luận.

Nếu không hí luận thì hành mà không sở hành, đã không có sở hành thì không có lưu tán.

Nếu không lưu tán thì không có tụ tập.

Nếu tất cả pháp không lưu tán thì không trái với pháp tánh, nếu không trái pháp tánh thì ở tất cả chỗ đều tùy thuận pháp tánh, nếu tất cả chỗ đều tùy thuận thì pháp tự tánh không động chuyển, nếu pháp tự tánh không động chuyển thì pháp tự tánh bèn có sở đắc.

Nếu pháp tự tánh có sở đắc thì không có chút pháp gì là có thể duyên lấy được, tại sao, vì phải biết tất cả pháp đều là tánh nhân duyên sanh, nếu là tánh nhân duyên sanh thì là rốt ráo vô sanh, nếu là rốt ráo vô sanh thì được tịch tĩnh, nếu được tịch tĩnh thì tất cả pháp tác ý liền đồng với không y dựa.

Nếu tất cả pháp tác ý đồng với không y dựa thì chính đó đều là không có y dựa, nếu không có y dựa thì chính là không có được không chẳng được.

Nếu không có được không chẳng được thì được pháp thường trụ.

Nếu được pháp thường trụ thì tương ưng nơi pháp cứu cánh kiên cố.

Nếu tương ưng nơi pháp cứu cánh kiên cố thì không có chút pháp để được, cũng không có Phật Pháp, tại sao, vì đã giác ngộ tánh không, nếu giác ngộ tánh không thì chính đó là bồ đề. Vì giác ngộ tánh không vô tướng vô nguyện vô tác vô trụ vô sanh vô thủ vô y.

Như vậy nên gọi là bồ đề. bồ đề đây là tương ưng nơi pháp tánh cứu cánh kiên cố tên gọi tương ưng do đây mà được kiến lập. Vì thế nên không cao không hạ là pháp tương ưng, không tạo tác chẳng phải không tạo tác là pháp tương ưng, không hệ phược không giải thoát là pháp tương ưng, không một tánh không nhiều tánh là pháp tương ưng, không đến không đi là pháp tương, đây chính là tương ưng nơi pháp tánh cứu cánh kiên cố vậy.

Nếu tương ưng nơi pháp tánh cứu cánh kiên cố thì chính là không chỗ tương ưng cũng không chỗ dứt diệt lại cũng không có quả để chứng, tại sao, vì tâm pháp bổn lai tự tánh sáng suốt chỉ do khách trần phiền não làm ô nhiễm, Hưng thực ra không thể làm ô nhiễm tự tánh được.

Nếu tự tánh vẫn sáng suốt thi không có phiền não, nếu không có phiền não thì không có đối trị, nghĩa là do đối trị mà phiền não đã đều dứt diệt, tại sao, vì không có đã thanh tịnh, không có sẽ thanh tịnh, bổn lai không rời lìa thanh tịnh.

Nếu đã bổn lai thanh tịnh thì vô sanh, nếu vô sanh là vô động, nếu vô động thì dứt tất cả hỉ lạc, tất cả sở ái cũng đều dứt diệt, nếu ái dứt diệt thì nó là vô sanh, nếu pháp vô sanh thì chính là bồ đề, nếu là bồ đề thì là bình đẳng, nếu bình đẳng thì là chân hư, nếu chân hư thì tất cả pháp hữu vi tất cả pháp vô vi đều là vô trụ.

Nếu trong chân hư không tất cả pháp hữu vì vô vi ấy thì là vô nhị.

Nếu tất cả pháp hữu vi vô vi đều vô nhị thì chính là chân như. Nếu là chân như thì là chân hư không dị biệt.

Nếu chân hư không dị biệt thì là chân hư không chủng loại. Nếu chân hư không chủng loại thì là chân hư không có đến.

Nếu chân hư không có đến thì là chân hư không có đi. Nếu chân hư không có đến không có đi thì là chân như đúng như đã được tuyên nói.

Nếu chân như đúng như đã được tuyên nói thì là chân như vô sanh. Nếu chân như vô sanh thì là không có ô nhiễm cũng không có thanh tịnh. Nếu không nhiễm không tịnh thì là không có sanh không có diệt.

Nếu không sanh không diệt thì là Niết Bàn bình đẳng. Nếu Niết Bàn bình đẳng thì không có sanh tử cũng không có Niết Bàn.

Nếu không sanh tử không Niết Bàn thì không có tam thế quá khứ vị lai hiện tại. Nếu không có quá khứ vị lai hiện tại thì không có pháp hạ trung thượng.

Nếu không có pháp sai biệt Hạ Trung thượng thì là chân như bình đẳng. Danh từ chân như do đây mà kiến lập vậy. Đây nói là chân như cũng gọi chân thiệt tánh. Đây nói là thiệt tánh cũng gọi tên như tánh. Đây nói là như tánh cũng tức là chân như. Chân như với ta vốn không có hai cũng không có chủng loại. Tánh nghĩa không hai tức là bồ đề. bồ đề có nghĩa là giác ngộ liễu biệt.

Nghĩa ý được nói đây tức là trí chứng nhập ba môn giải thoát, là trí tuyên nói tất cả pháp, ngộ nhập tất cả pháp tam thế bình đẳng, là nghĩa tất cả pháp không hư không hoại.

Nghĩa được nói đây tức là không có nghĩa không có âm thanh không ghi nhớ không ngôn thuyết không có tỏ bày cũng không có gì được tỏ bày.

Đây gọi là trí, đó là nghĩa tùy theo trí, thức tùy theo trí, thắng nghĩa tùy theo trí, như pháp tánh ấy tức như nghĩa ấy. Nếu là pháp tánh tức là pháp trụ tánh là pháp tịch tĩnh tánh, pháp tịch tĩnh đó tức là pháp không động chuyển, nếu pháp không động chuyển thì văn cùng nghĩa đều binh đẳng cả, nếu văn cùng nghĩa bình đẳng tức là nghĩa bình đẳng không hai, nếu nghĩa ấy bình đẳng thì nghĩa thức cũng bình đẳng, đây tức là trí chứng nhập môn bất nhị bình đẳng.

Do đây nên thế tục cùng thắng nghĩa đều bình đẳng. Vì thế tục nghĩa bình đẳng nên là nghĩa bình đẳng không là bình đẳng tánh.

Nếu tánh không bình đẳng thì tức là Bổ đặc già la bình đẳng tánh bình đẳng, nếu Bổ đặc già la bình đẳng thì tức là pháp bình đẳng tánh bình đẳng, nếu pháp bình đẳng thì là tín giải bình đẳng tánh bình đẳng, nếu tín giải bình đẳng vì giác ngộ đó nên tức là bồ đề vậy.

Này Diệu Cát Tường!

Nếu ở nơi sắc bình đẳng tánh mà có trụ trước có chướng ngại thì ở nơi nhãn có chướng ngại, vì sắc và nhãn tự tánh trí không có sở ngại vậy.

Nếu ở nơi kiến văn mà có trụ trước có chướng ngại thì ở nơi thân có chướng ngại, vì ở trong thân các loài tự tánh không trí không có sở ngại vậy.

Nếu ở nơi tác ý chẳng sâu vững mà có trụ trước có chướng ngại thì ở nơi pháp quang minh có chướng ngại, vì tác ý sâu vững quan sát các pháp tự tánh không trí không có sở ngại vậy.

Nếu ở nơi nghi lầm cấu nhiễm mà có trụ trước có chướng ngại thì ở nơi giải thoát có chướng ngại, vì trí tín giải giải thoát như thiệt không cò sở ngại vậy.

Nếu ở nơi giải đãi cấu nhiễm mà có trụ trước có chướng ngại thì ở nơi hiện chứng kiên cố tinh tiến có chướng ngại, vì tính giác ngộ pháp được tuyên nói không có sở ngại vậy.

Nếu ở nơi các pháp chướng có trụ trước có chướng ngại thì ở nơi pháp bảy giác chi có chướng ngại, vì trí giải thoát vô chướng không có sở ngại vậy.

Nên biết rằng tất cả pháp tự tánh thanh tịnh, chỉ do nhân duyên hòa hợp mà chuyển khởi, các vị Bồ Tát phải khéo biết rõ trong tất cả pháp hoặc là nhiễm nhân hay tịnh nhân, nhiễm cùng tịnh đều thanh tịnh vô sở đắc thì tức là vô sở trụ. Đây có nghĩa là khởi lên ngă khởi lên kiến đều là nhiễm nhân, nếu chứng nhập vào trí nhẫn không có ngã không có pháp là tịnh nhân.

Thấy có ngã cùng ngã sở là nhiễm nhân, ở trong thì tịch tĩnh ở ngoài thì không duyên lấy là tịnh nhân. Tham dục sân khuể thù hại là nhiễm nhân, từ bi hỉ xả quán sát pháp nhẫn là tịnh nhân. Bốn điên đảo là nhiễm nhân, bốn niệm xứ là tịnh nhân.

Ngũ cái là nhiễm nhân, Ngũ Căn Ngũ Lực là tịnh nhân. Lục xứ là nhiễm nhân, lục niệm là tịnh nhân. Bảy pháp bát chánh là nhiễm nhân, bảy giác chi là tịnh nhân. Tám pháp tà là nhiễm nhân, tám pháp chánh là tịnh nhân. Chín não địa là nhiễm nhân, chín thứ đệ định là tịnh nhân.

Mười nghiệp đạo bất thiện là nhiễm nhân, mười nghiệp đạo thiện là tịnh nhân. Tóm lại, tất cả tác ý bất thiện đều là nhiễm nhân, tất cả tác ý thiện đều là tịnh nhân.

Hoặc nhiễm nhân hay tịnh nhân, tất cả pháp tự tánh vốn rỗng không, không có chúng sanh, không có thọ mạng, không có dưỡng dục, không có Bổ đặc già la, không có chủ tể, không có nhiếp thọ, không có sở tác, như ảo huyễn không có tướng dạng nội tâm tịch tĩnh.

Nếu nội tâm tịch tĩnh thì khắp tịch tĩnh. Nếu khắp tịch tĩnh thì là tự tánh, nếu pháp tự tánh thì vô sở đắc, nếu vô sở đắc thì không có y chỉ, nếu không có y chỉ thì như hư không.

Nên biết tất cả pháp nhiễm tịnh cùng với hư không đồng không có sai khác, nhưng hư không ấy cũng không hư hoại pháp tánh.

Tại sao vậy?

Này Diệu Cát Tường! Trong đây không có được chút pháp nào hoặc là sanh hay là diệt.

Diệu Cát Tường Bồ Tát bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Nếu như vậy thì Đức Như Lai chứng quả bồ đề là nghĩa thế nào?

Đức Phật phán dạy: Này Diệu Cát Tường! Do vì không có gốc không có trụ mà Đức Như Lai được bồ đề.

Bạch Đức Thế Tôn! Gì gọi là gốc?

Gì gọi là trụ?

Này Diệu Cát Tường! Có thân là gốc, y nơi hư vọng phân biệt mà trụ. Chư Phật Như Lai do bồ đề bình đẳng nên là trí tất cả pháp bình đẳng, thế nên gọi là không có gốc không có trụ. Do đó nên Đức Như Lai hiện thành bậc Đẳng Chánh Giác.

Này Diệu Cát Tường! Phải biết tất cả các pháp là tịch tĩnh là cận tịch.

Sao gọi là tịch tĩnh, sao gọi là cận tịch?

Nội tâm gọi là tịch tĩnh, ngoại cảnh gọi là cận tịch.

Tại sao?

Vi nhãn không nên ngã và ngã sở tự tánh cũng không, đây gọi là tịch tĩnh. Biết nhãn không rồi thì sắc không có sở thủ, đây gọi là cận tịch.

Vì nhĩ không nên ngã và ngã sở tự tánh cũng không, đây gọi là tịch tĩnh. Biết nhĩ không rồi thì thanh không có sở thủ, đây gọi là cận tịch. Vì tỷ không nên ngã và ngã sở tự tánh cũng không, đây gọi là tịch tĩnh.

Biết tỷ không rồi thì hương không có sở thủ, đây gọi là cận tịch. Vì thiệt không nên ngã và ngã sở tự tánh cũng không, đây gọi là tịch tĩnh.

Biết thiệt không rồi thì vị không có sở thủ, đây gọi là cận tịch. Vì thân không nên ngã và ngã sở cũng không, đây gọi là tịch tĩnh.

Biết thân không rồi thì xúc không có sở thủ, đây gọi là cận tịch. Vì ý không nên ngã và ngã sở cũng không, đây gọi là tịch tĩnh. Biết ý không rồi thì pháp không có sở thủ, đây gọi là cận tịch.

Này Diệu Cát Tường! Bồ đề tự tánh sáng suốt, tâm tự tánh sáng suốt.

Do cớ gì gọi tự tánh sáng suốt?

Vì tự tánh bổn lai không có nhiễm ô đồng với hư không, tự tánh hư không đều cùng khắp, hư hư không, tự tánh rốt ráo bổn lai sáng suốt.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Bồ đề không có xuất không có nhập.

Sao gọi là không có xuất nhập?

Vì không có nhiếp thủ nên gọi là không có nhập, vì không có khí xả nên gọi là không có xuất. Chỗ chứng ngộ của Đức Như Lai không có xuất nhập, Hư chỗ chứng ngộ ấy tức đồng chân hư không có đây không có kia, vì tất cả các pháp rời lìa đây kia vậy, do đây mà Đức Như Lai hiện thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Bồ đề không có tướng cũng không có sở duyên.

Thế nào gọi là không có tướng và không có sở duyên?

Nghĩa là nhãn thức vô sở đắc, đây gọi là không có tướng, sắc không có sở quán, đây gọi là không sở duyên.

Nhĩ thức không sở đắc, đây gọi là không có tướng.

Thanh không sở văn, đây gọi là không sở duyên.

Tỷ thức không sở đắc, đây gọi là không có tướng.

Hương không sở khứu, đây gọi là không sở duyên.

Thiệt thức không sở đắc, đây gọi là không có tướng.

Vị không sở thường, đây gọi là không sở duyên.

Thân thức không sở đắc, đây gọi là không có tướng.

Xúc không sở giác, đây gọi là không sở duyên.

Ý thức không sở đắc, đây gọi là không có tướng.

Pháp không sở phân biệt, đây gọi là không sở duyên.

Này Diệu Cát Tường! Không có tướng không có sở duyên đây là cảnh giới của Bậc Thánh. Tất cả cái có trong tam giới không phải là cảnh giới Thánh, do đây nên phải hiện hành cảnh giới Thánh.

Này Diệu Cát Tường! Bồ đề chẳng phải quá khứ chẳng phải vị lai chẳng phải hiện tại, vì tam thế bình đẳng vậy. Vì tam luân dứt diệt vậy. Tam luân dứt có nghĩa là tâm quá khứ không hiện khởi, thức vị lai không duyên lấy, ý hiện tại không động chuyển.

Dầu cho tâm ý thức ấy mà có sở trụ cũng vẫn là vô phân biệt chẳng rời phân biệt, không có kế đạt chẳng rời kế đạt, không có quá khứ đã làm, không có vị lai lãnh nạp, không có hiện tại hí luận.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Bồ đề chẳng phải thân thể được vì là không có làm ra vậy. Chẳng phải là thân thể được đó có nghĩa là chính nhãn thức không chỗ tỏ biết, nhĩ thức không chỗ tỏ biết, tỷ thức không chỗ tỏ biết, thiệt thức không chỗ tỏ biết, thân thức không chỗ tỏ biết, ý thức không chỗ tỏ biết, do vì chẳng chỗ tỏ biết của tâm ý thức nên là vô vi vậy.

Này Diệu Cát Tường! Đây gọi là vô vi tức là vô sanh vô trụ vô diệt tam luân thanh tịnh. Hư vô vi đó, với các pháp hữu vi phải biết như vậy. Tại sao, vì tất cả pháp đều không có tự tánh. Vì pháp không có tự tánh nên tất cả không hai không có sai khác.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Bồ đề là câu vô sai biệt.

Sao gọi là vô sai biệt, còn sao gọi là câu?

Không có suy tưởng là vô sai biệt, còn chân Hư là câu. Vô trụ là vô sai biệt, còn pháp giới là câu. Không có các chủng tánh là vô sai biệt, còn thiệt tế là câu. Không có sở duyên là vô sai biệt, còn vô động chuyển là câu. Rỗng không là vô sai biệt, còn vô tướng là câu.

Không tầm từ giác quán là vô sai biệt, còn vô tưởng là câu. Không cầu nguyện là vô sai biệt, còn không chúng sanh là câu. Chúng sanh không có tự tánh là vô sai biệt, còn hư không là câu. Vô sở đắc là vô sai biệt, còn vô sanh là câu. Vô diệt là vô sai biệt, còn vô vi là câu. Vô sở hành là vô sai biệt, còn bồ đề là câu. Tịch chỉ là vô sai biệt, còn Niết Bàn là câu. Vô sở thủ là vô sai biệt, còn vô sanh là câu.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Bồ đề ấy chẳng phải thân thể chứng được, sao vậy, vì thân thể dầu có sanh mà không có suy tư không có chuyển động như cỏ cây như ngói sạn, còn tâm ý thì như ảo huyễn, nó rỗng không như giả không có tạo tác.

Này Diệu Cát Tường! Nếu ở nơi thân tâm mà giác ngộ đúng thật thì tức là bồ đề. Bao nhiêu sở lành của thế tục đều chẳng phải là thắng nghĩa đế, tại sao, vì trong thắng nghĩa đế không có thân không có tâm, không có pháp không có phi pháp, không có thiệt không chẳng thiệt, không chân không vọng, không có ngữ ngôn không có chẳng ngữ ngôn, tất cả pháp là bồ đề vậy.

Tại sao, vì bồ đề không có nơi không có chỗ, chẳng phải là chỗ tuyên bày biểu thị của ngữ ngôn. Như hư không vì không có nơi chỗ nên cũng không có tạo tác vô sanh vô diệt chẳng phải chỗ thuyên biểu của ngữ ngôn.

Này Diệu Cát Tường! Đức Như Lai vì bồ đề không có xứ sở không có tạo tác vô sanh vô dìệt không có thuyên biểu nên lúc đúng thiệt đúng lý quan sát kỹ, tất cả các pháp kia đều không có ngôn thuyết, bồ đề cũng không có ngôn thuyết như vậy. Tại sao, vì ngữ ngôn không có thiệt, vi ngữ ngôn không có sanh diệt vậy.

Này Diệu Cát Tường! Bồ đề không sở thủ không có chứa cất.

Sao gọi là vô sở thủ và sao gọi là không có chứa cất?

Vì tỏ biết nhãn nên gọi là vô sở thủ, vì sắc vô sở đắc nên gọi là không có chứa cất.

Vì tỏ biết nhĩ nên gọi là vô sở thủ, vì thanh vô sở đắc nên gọi là không có chứa cất.

Vì tỏ biết tỷ nên gọi là vô sở thủ, vì hương vô sở đắc nên gọi là không có chứa cất.

Vì tỏ biết thiệt nên gọi là vô sở thủ, vì vị vô sở đắc nên gọi là không có chứa cất.

Vì tỏ biết thân nên gọi là vô sở thủ, vì xúc vô sở đắc nên gọi là không có chứa cất.

Vì tỏ biết ý nên gọi là vô sở thủ, vì pháp vô sở đắc nên gọi là không có chứa cất.

Vì vô sở thủ không có chứa cất mà Đức Như Lai hiện chứng bồ đề rồi thì nhãn vô sở thủ sắc vô sở đắc nhãn thức vô trụ.

Nhĩ vô sở thủ, thanh vô sở đắc nhĩ thức vô trụ.

Tỷ vô sở thủ hương vô sở đắc tỷ thức vô trụ.

Thiệt vô sở thủ vị vô sở đắc thiệt thức vô trụ.

Thân vô sở thủ xúc vô sở đắc thân thức vô trụ.

Ý vô sở thủ pháp vô sở đắc ý thức vô trụ.

Vì thức vô trụ nên mới gọi là Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Phải biết rằng chúng sanh có bốn thứ pháp mà trụ nơi tâm.

Những gì là bốn thứ?

Đó là sắc uẩn thọ uẩn tưởng uẩn và hành uẩn, là bốn thứ pháp mà chúng sanh trụ tâm nó ở đó. Do vì chúng sanh ở trong bốn pháp ấy tâm chúng nó có an trụ nên Đức Như Lai mới phán nói bất sanh bất diệt không có chỗ để tỏ biết kiến lập bồ đề gọi đó là rỗng không.

Vì bồ đề rỗng không nên tất cả pháp rỗng không Đức Như Lai cũng rỗng không. Do vì rỗng không mà hiện thành Chánh Đẳng Chánh Giác.

Này Diệu Cát Tường! Chẳng phải vì rỗng không mà chứng nhập bồ đề cũng rỗng không, phải biết rằng trong pháp có một lý trí, đó là tánh không, vì bồ đề chẳng không nên bồ đề không có hai, thế nên bồ đề và rỗng không đều không có chủng loại sai khác, vì tất cả pháp kia vốn là không có hai vậy.

Nó không có trạng mạo, không có chủng loại, không có danh hiệu, không có tướng dạng rời lìa tâm ý thức, không có sanh không có diệt, không có hiện hành không có chẳng hiện hành, cũng không có tích tập không có văn tự, không có quên mất. Do vì những cớ ấy mà nói các pháp rỗng không vô sở thủ.

Những lời được nói trong đây chẳng phải là thắng nghĩa đế. Nghĩa là trong thắng nghĩa đế không có pháp gì có được nên gọi là không.

Này Diệu Cát Tường! Ví như hư không, đây nói hư không là vì không có ngôn thuyết nên gọi là hư không.

Này Diệu Cát Tường! Không đây cũng vậy, nói không là vì không có ngôn thuyết nên gọi là không. Nếu ngộ nhập như vậy thì tất cả pháp không có danh hiệu, vì không có danh hiệu nên tất cả pháp kia đều là giả danh thi thiết cả.

Này Diệu Cát Tường! Danh hiệu ấy chẳng tại phương sở chẳng rời phương sở. Vì danh hiệu chẳng tại phương sở chẳng rời phương sở nên nơi pháp danh tự mới có chỗ diễn nói.

Pháp được nói đó cũng chẳng tại phương chẳng rời phương, tất cả pháp kia cũng đều chẳng tại phương chẳng rời phương như vậy.

Đức Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác tỏ biết tất cả pháp bổn lai như vậy, là bất sanh bất diệt không có khởi không có tướng rời tâm ý thức không có văn tự không có âm thanh, hư chỗ tỏ ngộ rõ biết cũng không có giải thoát.

Này Diệu Cát Tường! Phải biết tất cả pháp bổn lai không có hệ phược không có giải thoát.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Bồ đề đồng hư hư không. Nghĩa là hư không không có cao không có thấp do vì bình đẳng không cao hạ mà Đức Như Lai thành Đẳng Chánh Giác, dầu là thành Đẳng Chánh Giác hưng cũng không có một chút pháp hoặc cao hoặc thấp có sự thi vi tạo tác. Các pháp như vậy, bình đẳng không sai biệt, nếu biết đúng như vậy đó là thiệt trí.

Này Diệu Cát Tường! Do nghĩa gì mà gọi là thiệt trí?

Đó là tất cả pháp rõ ràng không căn bổn không có sanh không có diệt, nó không có thiệt tánh thể cũng là vô sở đắc. Nếu là có thiệt tánh thể thì là pháp đoạn diệt. Các pháp dầu có sanh khởi mà vẫn là không có chủ tế lại không có nhiếp thọ.

Này Diệu Cát Tường! Nếu là không có chủ tế không có nhiếp thọ thì là pháp đoạn diệt. Các pháp ấy, hoặc là sanh hoặc là diệt phải biết đó chỉ là nhân duyên hòa hiệp hay ly tán mà chuyển khởi thôi, cũng vẫn ở trong đây không có chút pháp thiệt chuyển khởi, dầu vậy, như Đức Phật Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác chẳng ở nơi các pháp mà nói tướng đoạn diệt.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Bồ đề ấy là câu nói đúng thật.

Do nghĩa gì mà gọi là câu nói đúng thật?

Câu nói đúng thật là bồ đề. Hư bồ đề ấy, sắc uẩn thọ uẩn tưởng uẩn hành uẩn và thức uẩn cũng như vậy, mà vẫn chẳng rời chân như.

Như bồ đề ấy, sáu căn nhãn nhĩ tỷ thiệt thân và ý, sáu trần sắc thanh hương vị xúc và pháp, sáu thức nhãn nhĩ tỳ thiệt thân và ý thức cũng đều như vậy, mà cũng vẫn chẳng rời chân như.

Như bồ đề ấy, bốn đại chúng địa thủy hỏa và phong cũng như vậy, mà chẳng rời chân như. Các pháp ấy thi thiết như vậy, chúng nó thi thiết như thế ấy gọi là uẩn xứ và giới.

Do đây mà Đức Như Lai thành Chánh Đẳng Chánh Giác. Chánh Đẳng Chánh Giác được thành rời lìa các pháp điên đảo. Pháp trước như vậy pháp sau như vậy pháp giữa cũng như vậy, tiền tế chẳng sanh hậu tế chẳng diệt trung tế tánh ly.

Các pháp như vậy thì gọi đó là câu nói đúng thiệt. Như một pháp ấy nhiều pháp cũng vậy, như nhiều pháp một pháp cũng vậy.

Này Diệu Cát Tường! Các pháp hoặc một tánh hoặc nhiều tánh đều vô sở đắc, hoặc có tướng hoặc không có tướng đều vô nhập vô trụ.

Sao gọi là tưóng, sao gọi là không tướng?

Nói là tướng đó là sanh khởi tất cả pháp lành, còn nói không có tướng là vì tất cả pháp đều vô sở đắc. Lại nói tướng là phần vị vô sở trụ của tâm, còn nói không có tướng đó là vô tướng tam muội giải thoát pháp môn. Lại nói tướng đó chính là tất cả pháp tư duy cân lường toán số thẩm sát, còn không có tướng là vì quá ngoài cân lường.

Sao gọi là quá ngoài cân lường?

Là vì vô phân biệt vậy. Lại nói tướng đó là có thi vi tạo tác có thẩm sát, còn không có tướng là vô vi vô thẩm sát.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Bồ đề là vô lậu là vô thủ.

Sao gọi là vô lậu, sao gọi là vô thủ?

Vô lậu là rời lìa bốn pháp hữu lậu, đó là dục lậu, là hữu lậu, là vô minh lậu và kiến lậu. Còn vô thủ là rời lìa bốn pháp thủ trước, đó là dục thủ, là kiến thủ, là giới cấm thủ và ngã ngữ thủ. Bốn thứ thủ này đều do vô minh tối che yêu thích tư nhuận mà dính lấy lẫn nhau.

Này Diệu Cát Tường! Hoặc nếu có người sơ khởi ở nơi căn bổn của ngã ngữ thủ mà tỏ biết thì là không còn thấy có ngã là thanh tịnh. Ngã đã thanh tịnh rồi thì theo đó mà biếr rõ chúng sanh thanh tịnh, nghĩa là không thấy có chúng sanh. Do vì ngã đã thanh tịnh nên tất cả chúng sanh kia thanh tịnh.

Nếu tất cả chúng sanh thanh tịnh thì pháp không có hai, không có hai chủng loại. Nghĩa không có hai đó chính là vô sanh vô diệt.

Này Diệu Cát Tường!

Nếu vô sanh vô diệt thì không có tâm ý thức chuyển khởi.

Nếu không có tâm ý thức chuyển khởi thì là vô phân biệt.

Nếu vô phân biệt thì tương ưng kiên cố tác ý mà vô minh không thể phát khởi.

Nếu vô minh ấy không có thể phát khởi thì cả mười hai chi nhân duyên cũng chẳng sanh trưởng.

Nếu mười hai chi này không sanh trưởng thì tức là vô sanh.

Nếu pháp vô sanh tức là pháp quyết định.

Nếu pháp đã quyết định thì tức là nghĩa điều phục.

Nếu là nghĩa điều phục thì là thắng nghĩa.

Nếu là thắng nghĩa thì là nghĩa rời lìa Bổ đặc già la.

Nếu là nghĩa rời lìa Bổ đặc già la thì là nghĩa bất khả thuyết. Nếu là nghĩa bất khả thuyết thì là nghĩa duyên sanh.

Nếu là nghĩa duyên sanh thì tức là nghĩa pháp.

Nếu là nghĩa pháp tức là nghĩa Như Lai.

Như lời đã nói, nếu thấy duyên sanh thì có thể thấy pháp.

Nếu thấy được pháp thì thấy Như Lai.

Bao nhiêu chỗ được thấy hư trên nếu lúc thẩm sát đúng lý thì trong ấy cũng không có chút pháp gì có thể thấy được.

Này Diệu Cát Tường! Gì gọi là chút pháp?

Đó là chỗ duyên lấy của tâm. Nếu không có tâm sở duyên thì không có sở kiến. Do pháp như vậy mà thành Như Lai Chánh Đẳng Chánh Giác, vì bình đẳng nên bình đẳng.

Lại này Diệu Cát Tường! Bồ đề ấy là nghĩa thanh tịnh là nghĩa vô cấu là nghĩa vô trước.

Sao gọi là thanh tịnh?

Vì không giải thoát môn vậy.

Sao gọi là vô cấu?

Vì vô tướng giải thoát môn vậy.

Sao gọi là vô trước?

Vì vô nguyện giải thoát môn vậy.

Lại còn có những nghĩa, vô sanh là thanh tịnh, vô tác là vô cấu, vô khởi là vô trước, tự tánh là thanh tịnh, viên tịch là vô cấu, minh lượng là vô trước, vô hí luận là thanh tịnh, ly hí luận là vô cấu, hí luận là tịch chỉ là vô trước, chân hư là thanh tịnh, pháp giới là vô cấu, thiệt tế là vô trước.

Hư Không là thanh tịnh, liêu quách là vô cấu, quảng đại là vô trước, biết rõ nội pháp là thanh tịnh, không duyên theo ngoài là vô cấu, trong ngoài đều vô sở đắc là vô trước, biết rõ pháp ngũ uẩn là thanh tịnh, tự tánh thập bát giới là vô cấu, rời lìa thập nhị xứ là vô trước, trí biết quá khứ hết là thanh tịnh, trí biết vị lai vô sanh là vô cấu, trí biết pháp giới hiện tại vô trụ là vô trước.

Này Diệu Cát Tường! Bao nhiêu nghĩa thanh tịnh vô cấu và vô trước như vậy ở trong một câu đều khắp có thể nhiếp vào cả, đó là câu tịch tĩnh. Nếu là tịch tĩnh thì là khắp tịch tĩnh, nếu là khắp tịch thì là cận tịch, nếu cận tịch thì là tịch chỉ, nếu là tịch chỉ thì đây gọi là pháp Đại Mâu Ni vậy.

Lại này Diệu Cát Tường! Như hư không kia, bồ đề cũng vậy, Hư bồ đề kia các pháp cũng như vậy, như các pháp kia chúng sanh cũng vậy, như chúng sanh kia Quốc Độ cũng vậy, như Quốc Độ kia Niết Bàn cũng vậy.

Này Diệu Cát Tường! Lời được nói đây là Niết Bàn bình đẳng, vì tất cả pháp biên tế rốt ráo vẫn là thanh tịnh, là nhân thanh tịnh, không có đối trị, rời lìa nhân đối trị, bổn lai thanh tịnh, bổn lai vô cấu, bổn lai vô trước.

Đức Như Lai biết rõ các pháp ấy tánh tướng như vậy nên hiện thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, sau đó Như Lai mới quan sát các chúng sanh giới mà kiến lập Pháp Môn du hí thanh tịnh vô cấu vô trước, rồi dùng tâm đại từ bi đem danh tự ấy chuyển dạy cho các chúng sanh.

Lại này Diệu Cát Tường! Thế nào là Bồ Tát thực hành công hạnh thù thắng của Bồ Tát, đó là Bồ Tát vô tận vô bất tận vô sanh vô bất sanh, nơi tướng rốt ráo tận không lãnh thọ, như cũng chẳng hư hoại rốt ráo vô sanh.

Này Diệu Cát Tường! Bồ Tát thật hành như vậy là thật hành công hạnh thù thắng của Bồ Tát vậy.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần