NGƯỜI CÓ TÂM TU HÀNH
Ngài Phù Sơn Pháp Viễn đi với bảy mươi người đến gặp Hòa thượng Quy Tĩnh để hỏi đạo. Đến cửa Tam quan đã không cho vào mà còn chửi mắng là “Tăng châu huyện,” không có tâm tu hành. Ở đây, không có cơm thừa canh cặn để nuôi.
Bị đuổi như vậy, nhưng những người này vẫn không chịu đi. Sau bị tạt nước rồi tung tro. Đám đông nổi giận rút lui hết, chỉ còn lại ngài Phù Sơn Pháp Viễn và Thiên Y Nghĩa Hoài. Lúc đó, Hòa thượng Quy Tĩnh mới hỏi:– Tại sao lại không chịu đi?
Ngài Phù Sơn Pháp Viễn thưa:– Con nghe đạo danh của Ngài đã lâu cho nên mới lặn lội từ xa tới đây để học đạo thì sá gì một muỗng tro, muỗng nước mà bỏ đi.
Hòa thượng Quy Tĩnh nghe vậy gật đầu chấp thuận rồi yêu cầu ngài Pháp Viễn sung chức Điển tọa, còn ngài Nghĩa Hoài được cho nhập chúng tu học bình thường.
Một hôm, Hòa thượng Quy Tĩnh đi vắng, chúng xin Điển tọa cho ăn cháo nêm. Khi dọn ra quả đường thì Hòa thượng về đến. Ngài cũng vào ăn, rồi hỏi, hôm nay có ai cúng dường hoặc giỗ chạp gì mà lại nấu cháo nêm? Mọi người trong chúng hoảng quá liền thưa rằng Điển tọa bảo nấu. Hòa thượng liền cho gọi Điển tọa lên. Điển tọa thưa:
– Vì thấy chúng ăn uống khổ cực quá cho nên mới nấu một bữa cháo nêm.
Hòa thượng Quy Tĩnh bèn nói:
– Khi nào ông làm trụ trì thì ông muốn cho chúng ăn gì tùy ý. Còn bây giờ, ông không có quyền lấy tiền của bá tánh thập phương để lấy lòng đại chúng.
Sau đó, Hòa thượng bắt ngài Pháp Viễn đem y áo của mình ra bán đền tiền nồi cháo rồi đuổi ra khỏi chùa. Ngài Pháp Viễn xin sám hối không được. Ngài nhờ các bậc tôn túc ở lân cận xin giùm. Hòa thượng nạt: “Ông đưa các lão Hòa thượng đến để làm áp lực với ta phải không?”
Rồi đuổi đi ngay. Ngài Pháp Viễn đành phải ra đi, chỉ xin Hòa thượng mỗi lần giảng pháp cho ngài được vào nghe. Hòa thượng đồng ý.
NHẪN,ĐẠO PHÁP,ĐỨC PHÂT,TRUYỆN PHẬT GIA
“Thầy an cư tại Tu viện, con an cư ở đâu?”
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh A Thấp Ba Thệ
Phật Thuyết Kinh đại Phật đảnh Thủ Lăng Nghiêm - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Chiên đà Việt Quốc Vương
KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN - QUYỂN THƯỢNG ( Phẩm thứ nhất)
Phật Thuyết Kinh đại Sự Nhân Duyên Lợi ích Của Danh Hiệu Phật Vô Lượng Thọ