CHÚ SADI CỨU ĐÀN KIẾN
Ngày xưa, có chú Sa di theo thầy học đạo. Một hôm, thầy nhập định và biết được túc nghiệp của chú Sa di chỉ còn sống trong khoảng bảy ngày nữa. Xuất định, vị thầy muốn chú được gặp cha mẹ liền bảo: “Con theo thầy tu học đã lâu, nay con có thể về thăm nhà, sau một tuần hãy trở lại”.
Chú Sa di được thầy cho phép về thăm nhà, vui mừng đảnh lễ ra đi. Trên đường về gặp trời mưa lớn, nước chảy tràn lan. Bên vệ đường có một tổ kiến bị ngập nước, đàn kiến hoảng hốt bám lấy nhau và có nguy cơ bị cuốn trôi. Thấy vậy, chú Sa di nghĩ: “Là đệ tử của Phật thì phải có tâm từ và tận lực cứu mạng tất cả chúng sanh”. Rồi chú lấy đất đắp bờ bảo vệ tổ kiến và vớt đàn kiến lên một nơi khô ráo. Sau đó Sa di về nhà, bảy ngày trôi qua mà chẳng có việc gì xảy ra.
Sáng sớm ngày thứ tám, chú Sa di trở lại chùa. Vị thầy rất ngạc nhiên không biết vì nhân duyên nào mà chú Sa di này vượt qua được túc nghiệp. Rồi thầy nhập định quán sát, thấy việc Sa di cứu kiến nên được phước báo an lành, chuyển hóa nghiệp yểu mạng và tăng tuổi thọ.
Khi chú Sa di đến đỉnh lễ và quỳ một bên, thầy hỏi:
– Con đã làm được một việc có công đức rất lớn mà có tự biết hay không?
– Thưa thầy, bảy ngày qua con ở nhà, không làm công đức gì cả.
Vị thầy bảo:
– Nhờ con cứu đàn kiến thoát chết nên thoát nghiệp yểu mạng, không những thế mà tuổi thọ còn được tăng thêm.
Chú Sa di nghe thầy nói xong lòng rất vui mừng và vững tin vào công đức, phúc báo cứu mạng chúng sinh. Từ đó, chú luôn tinh tấn tu tập, thương yêu và bảo vệ sự sống của mọi loài, về sau đắc quả A la hán.
PHƯỚC BAO,CÔNG ĐỨC,TRUYỆN PHẬT GIAO
“Thầy an cư tại Tu viện, con an cư ở đâu?”
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Bốn - Pháp Hội Tịnh Cư Thiên Thử - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Lục độ Tập - Chương Năm - Thiền độ Vô Cực - Kinh Số Bảy Mươi Sáu
Phật Thuyết Kinh ưu Bà Tắc Giới - Phẩm Hai - Phát Tâm Bồ đề
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Từ - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - ðại Kinh Sakuludayi - Phần Mười Năm - Mười Biến Xứ
Phật Thuyết Kinh A Soa Mạt Bồ Tát - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bi đại ái - Phẩm Mười Sáu - Nhất Tâm định ý