MUỐI CÓ MẶN KHÔNG?
Ngày xưa, một vị Tổ sư đã dùng phương tiện thiện xảo để chỉ dạy cho đệ tử của mình.
Ông lấy một ly nhỏ đầy muối rồi chế nước vào khuấy đều bảo người đệ tử uống. Người đệ tử vừa nhấp thử ngụm nước đã nhăn mặt nói nước mặn đắng, không thể uống được. Vị thầy bình thản lấy thêm một nắm muối khác cũng bằng với số muối trước bỏ vào hồ nước khuấy đều rồi bảo người đệ tử nếm thử. Lần này, người đệ tử nếm thử mà không cảm thấy khó chịu vì sự mặn đắng nữa.
Bấy giờ, vị thầy mới từ tốn nói tiếp: “Sự đau khổ tột cùng giống như người uống đầy ly nước muối mặn. Tuy nhiên, nếu ta biết khôn ngoan, sáng suốt hành trì theo lời Phật dạy, biết giữ giới, thiền định và từ bi thì cũng giống như ta dùng lượng muối đó pha vào một hồ nước. Vị mặn của muối bị nước hòa tan nên ta vẫn uống bình thường mà không cảm thấy khó chịu bởi vị mặn đắng của nó. Chính vì vậy, mỗi khi gặp điều không được hài lòng như ý chúng ta hãy mở rộng lòng ra bằng tâm từ bi và trí tuệ để soi sáng lại chính mình thì mọi việc phải quấy, tốt xấu, đúng sai, được mất, hơn thua đều có thể tan hòa vào hư không.”
SOI SÁNG,LỜI PHẬT DẠY,TÂM TỪ BI,TRUYỆN NGẮN PHẬT GIAO
“Thầy an cư tại Tu viện, con an cư ở đâu?”
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Nhập Lăng Già - Phẩm Ba - Phẩm Vô Thường - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Tật Bệnh - Phần Năm
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh đương Học Ngũ Lực
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Bốn Mươi Ba - Pháp Hội Phổ Minh Bồ Tát - Phần Hai
Phật Thuyết kinh đại Tập Hư Không Tạng Bồ Tát Sở Vấn - Phần Tám
Phật Thuyết Kinh Phật Bản Hạnh Tập - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Vua Tịnh Phạn Thấy điềm Mộng
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Lê Sư đạt đa - Phần Ba