Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Năm - Năm Pháp - Phẩm Bốn - Phẩm Sumanà - Phần Tám - Sự Lợi ích Lòng Tin

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TĂNG CHI BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

 An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

CHƯƠNG NĂM

NĂM PHÁP  

PHẨM BỐN

PHẨM SUMANÀ  

PHẦN TÁM

SỰ LỢI ÍCH LÒNG TIN  

Này các Tỳ Kheo, có năm lợi ích này cho thiện nam tử có lòng tin.

Thế nào là năm?

Các Thiện Nhân, các Chân Nhân, trước hết có lòng thương tưởng đến vị có lòng tin, không có như vậy đối với vị không có lòng tin.

Khi đến thăm, trước hết họ đến thăm vị có lòng tin, không có như vậy đối với vị không có lòng tin. Khi chấp nhận, họ chấp nhận các món ăn trước hết từ những người có lòng tin, không từ những người không có lòng tin. Họ thuyết pháp trước hết cho những người có lòng tin, không cho những người không có lòng tin.

Người có lòng tin, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi lành, Cõi Trời. Những pháp này, này các Tỳ Kheo, là năm lợi ích cho thiện nam tử có lòng tin. Ví như, này các Tỳ Kheo, trên khoảnh đất tốt, tại ngã tư đường, có cây bàng to lớn là chỗ nương tựa cho các loài chim chung quanh.

Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, thiện nam tử có lòng tin là chỗ nương tựa cho quần chúng, cho các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, cho nam cư sĩ và cho nữ cư sĩ.

Như cây bàng to lớn,

Với cành, lá, trái cây,

Với thân, rễ, đầy trái,

Làm chỗ trú loài chim.

Tại trú xứ thoải mái,

Các con chim làm tổ,

Cần bóng mát, hứng mát,

Cần trái cây, ăn trái.

Cũng vậy, vị trì giới,

Người có lòng tịnh tín,

Khiêm nhường và nhu thuận,

Hiền hòa, lời từ tốn,

Tánh tình thật dịu hiền,

Vị đoạn tham, đoạn sân,

Ðoạn si, không lậu hoặc,

Là ruộng phước ở đời.

Họ đến người như vậy,

Họ thuyết pháp, người ấy

Ðoạn trừ mọi khổ đau,

Vị ấy ở tại đây,

Hiểu biết chánh pháp ấy,

Viên bản nhập Niết Bàn,

Hoàn toàn không lậu hoặc.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần