AI GIÀU HƠN AI
Lúc Đức phật còn tại thế, bấy giờ tại thành Xá Vệ có một cư sĩ tên là Tu Lại. Vị cư sĩ này mặc dù rất nghèo nhưng ưa bố thí và sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Một bữa nọ trên đường đi ra chợ, tình cờ ông nhặt được một viên “Nguyệt Minh Châu” viên ngọc này rất là quý hiếm nhưng với cái tâm muốn chia sẻ những khó khăn và nổi thống khổ của người đời. Ông tuyên bố với mọi người là ông có nhặt được một của báu “ai nghèo nhất thì tới tôi cho”.
Sau khi tuyên bố như vậy thì lúc bấy giờ ở nhà vị cư sĩ Tu Lại – thật ra chỉ là một cái chòi nhỏ thôi – có rất là nhiều người tự xưng là mình nghèo để mong nhận được của báu. Có người nghèo thiệt nghèo Tu Lại thấy cũng biết, nhưng có người giàu thiệt giàu cũng giả làm nghèo nữa để tới xin được của báu đó nhưng tất cả những người này Tu Lại đều từ chối.
Ông nói: ” Các vị chưa phải là những người nghèo thật sự mà nhà vua, vua Ba Tư Nặc trong vương quốc này mới là người thật sự nghèo nhất”
Lúc đó mọi người ngạc rất ngạc nhiên hỏi Tu Lại: “Tại sao nhà vua lại là người nghèo nhất, trong khi ông ta vừa có quyền lực lại vừa có tài sản lớn, tất cả những của quý trong vương quốc này đều phải đem dâng nạp cho ông ấy, ống ấy sao có thể là người nghèo nhất được.”
Tu Lại nói: “Không! theo như tôi nghĩ thì quốc vương là cái người nghèo nhất trong vương quốc này”.
Tu Lại quyết định đem viên nguyệt minh châu này tặng cho nhà vua coi như là giúp ông ta thoát khỏi cảnh nghèo. Khi đi tới diện kiến vua lính triều đình chặn lại không cho ông vào, lúc bấy giờ ông mới đem viên ngọc ra và nói “Đây là một viên ngọc quý báu ta muốn đem tặng cho quốc vương. Xin hãy cho ta vào được diện kiến ngài”, thì quân lính mới cho Tu Lại vào.
Khi Tu Lại bước vào thì gặp một cảnh rất chướng tai gai mắt: vua Ba Tư Nặc đang ép những người thương phú trong thành vì những lỗi nhỏ, bắt họ phải đem tiền tới chuộc mới mong thoát được tội.
Thật ra thì những tội mà họ mắc phải không đáng là gì nhưng vì họ rất giàu có, của cải và tài sản rất nhiều vị vua này có lòng tham nên bắt ép họ để thu gom tài sản về mình. Những người này vì sợ tính mạng của mình nên họ đã chấp nhận những yêu cầu của vua đem tài sản tới chuộc mạng của mình.
Sau khi những người này được thả ra về,Tu Lại được vào diện kiến nhà vua. Cư sĩ Tu Lại quỳ xuống và nói: “Thưa đại vương! Hôm nay thảo dân đến đây chỉ có một ước nguyện duy nhất thôi”
Vua mới nghĩ chắc là tên này muốn xin ta giúp đỡ điều gì đây vì thấy tướng nó nghèo quá, nên mới hỏi: “Ngươi có ước nguyện gì?”
Tu Lại mới nói: “Thưa đại vương! Thảo dân tình cờ có nhặt được một viên nguyệt minh châu rất có giá trị, thảo dân phát nguyện là ai nghèo nhất trong thiên hạ này, thảo dâng sẽ đem viên ngọc tặng cho người đó, thì xét thấy đại vương là người nghèo nhất trong vương quốc này nên thảo dân đi tới đây muốn tặng viên ngọc quý này cho đại vương”
Nhà vua nghe xong rất bực mình nhưng mà cũng tế nhị nói: “Cho dù ta có nghèo đến mức nào đi nữa ta cũng không nghèo hơn nhà ngươi”
Cư sĩ Tu Lại nói: “Dạ không thưa đại vương! Thảo dân thấy đại vương là người nghèo nhất trong vương quốc này, còn nghèo hơn cả thảo dân nữa”
Vua nghiêm mặt nói: “Nếu ngươi mà giải thích điều ngươi vừa mới nói không xong thì đầu của ngươi sẽ rơi xuống đất”
Tu Lại mới nói: “Đối với đại vương thì kho lộc chất đầy, vàng bạc không thiếu, trân báu của tất cả các nơi đều đem về cống hiến, dâng nạp thế mà đại vương vẫn cảm thấy chưa đủ cho nên đại vương mới bắt nạt, ép người ta phải đem tiền tới, bao nhiêu của cải và tài sản của người khác đại vương đều muốn nó phải trở vào túi của mình càng nhiều càng tốt, như vậy thảo dân thấy đại vương chưa từng biết đủ, lúc nào cũng cảm thấy thiếu có nghĩa là đại vương đang nghèo.
Trong khi thảo dân ăn cơm bữa sáng thì đã lo tới bữa chiều chỉ có một viên minh châu thôi nhưng mà thảo dân thấy như thế đã quá đủ rồi, sẵn sàng đem nó tặng cho người khác, cho nên thảo dân có nghèo đi nữa thảo dân cũng vẫn giàu có hơn đại vương”.
Vậy ai giàu hơn ai! Rõ ràng người thật sự giàu có không hẳn là người đó có nhiều tiền của và vật chất, vì những thứ đó có thật nhiều đi chăng nữa thì đến lúc nhắm mắt xuôi tay chúng ta cũng không thể mang nó theo được, những thứ đó chỉ làm cho cuộc sống chúng ta đỡ vất vả hơn thôi.
Chính tình thương và lòng nhân ái của mỗi chúng ta mới thật sự làm cho chúng ta ngày thêm giàu có, khi đó chúng ta mới cảm thấy thật hạnh phúc và có ý nghĩa khi chúng ta hiện diện trong cuộc đời này.
Mỗi lần chúng ta tạo niềm vui và hạnh phúc đến với người khác, biết lắng nghe, thông cảm và chia sẻ cùng họ những nổi khó khăn thì ngay lúc đó chúng ta đã thêm vào tài khoản tiết kiệm của mình một số lượng rất lớn, và dần dần trở thành người giàu có thật sự mà có khi chúng ta không hề hay biết. Ngược lại, chính lòng tham chấp và sự ích kỷ của bản thân sẽ làm cho tài khoản tiết kiệm này của chúng ta ngày một cạn kiệt và dần dần chúng ta sẽ trở thành một người nghèo nàn nhất.
On the contrary, it is our own greed and selfishness that will make our savings account more and more depleted and gradually we will become the poorest person.lòng tham,tham sân si,truyện Phật giáo,lời Phật dạy
“Thầy an cư tại Tu viện, con an cư ở đâu?”
Phật Thuyết Kinh đại Phương đẳng Vô Tưởng - Chương Một - Nói Về đại Chúng - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh Bổn Sư - Phẩm Hai - Phẩm Pháp Hai - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Ha Lê - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Thâu Lũ Na - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Tập Nhất Thiết Phước đức Tam Muội - Phần Tám
Phật Thuyết Kinh Phật Bổn Hạnh - Phẩm Hai Mươi Tám - Phẩm Hiện Nhũ Bộ Lực - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Phóng Quang Bát Nhã - Phẩm Ba Mươi Ba - Phẩm Thủ Hạnh