KỀM CHẾ SỰ LÃNG PHÍ

Truyện phật giáo   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:01 PM

Lúc đức Phật còn tại thế, có một vị đệ tử được người ta cúng dường quần áo, mặc mấy bận rách rưới, bẩn, ăn cơm, bát cơm chưa vét hết đã đứng dậy mà đi, không hề biết giữ gìn tiếc rẻ vật dụng.

Một hôm, đức Phật bảo người này hãy cởi bỏ áo cà-sa, mặc đồ như người thế tục mà vào thành khất thực. Khi ông vào thành, những người lúc trước vẫn thường cúng dường ông thì hôm nay thấy ông, ai cũng nhất định không chịu cúng dường.

Vừa thấy ông trở về, đức Phật hỏi:

– Hôm nay ông được cúng dường những gì?

– Bạch Thế Tôn, hôm nay con không nhận được gì hết. Thỉnh Thế Tôn cho con mặc áo cà sa trở lại.

– Ta cũng định trả lại cho ông tấm áo cà sa mà ông gởi cho ta giữ, nhưng lại quên mất để nó ở chỗ nào. Thôi thì ở đây có mớ bông gòn, ông có thể lấy mà tự may áo cà sa mặc cũng được.

Đức Phật giao cho vị đệ tử này một bó bông gòn. Ông cầm lấy tự nghĩ, làm sao mà may áo với những thứ này? Ông hỏi với một giọng châm biếm:

– Bạch Thế Tôn, con không phải là nhà ảo thuật, làm sao có thể may áo cà sa với mớ bông gòn này?

Phật dạy:

– Áo cà sa là do bông gòn làm thành, không cần phải là nhà ảo thuật mới có thể làm được; có một vài công việc cố định phải làm, và ai cũng có thể làm. Nhưng để biến bông gòn thành vải phải mất rất nhiều công lao gian khổ, phải hái bông gòn, kéo thành sợi, dệt thành vải, sau đó cắt may mới thành được một tấm cà sa. Áo cà sa mà ông đang cần đó, phải làm như thế mới có được.

Người này kinh ngạc hỏi:

– Trời ơi, phiền phức đến thế sao?

– Phải rồi, muốn làm thành một tấm cà sa phải trải qua bấy nhiêu đó gian khổ. Vì thế ông phải biết gìn giữ đồ vật, và không phải chỉ có quần áo mà thôi đâu. Ta thấy ông ăn cơm cũng phí phạm như thế. Ông phải biết, một hạt thóc là do người nông phu phải cực nhọc làm lụng mà có. Muốn có hạt thóc ấy để nấu thành cơm, thì phải gieo mạ, nhặt cỏ, bỏ phân, tưới tẩm v.v… Chúng ta được sống qua ngày một cách an ổn như thế này là do sự giúp đỡ của rất nhiều người. Chúng ta không nên quên lãng ân huệ ấy, mà phải dùng cái tâm tri ân để giữ gìn đồ đạc mà họ cúng dường cho chúng ta, và lấy sự tu hành chuyên cần để báo đáp ơn thí chủ.

 

icon biết ơn,lời Thầy dạy,truyện Phật giáo,quý trong đồ vật

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Tháng ngày hạnh phúc

Truyện phật giáo   •   25.12.2023
Lần đầu tiên anh em Kiến được đến sân bay. Bé Bống reo hò khi nhìn qua cửa kính, thấy những chiếc máy bay cất cánh bay lên bầu trời.

“Thầy an cư tại Tu viện, con an cư ở đâu?”

Truyện phật giáo   •   25.12.2023
Cánh cửa được mở ra, những làn gió nhẹ thổi qua, chim kêu ríu rít, thiền đường khổng lồ của sự sống được hiển bày.

Con thằn lằn chọn nghiệp

Truyện phật giáo   •   25.12.2023
Một sức mầu nhiệm đã giúp cho con thằn lằn đạt được ý nguyện: chỉ trong một hơi mà dĩa dầu đã cạn: bộ kinh chỉ tụng được quá nửa mà thôi.

Chị Hai

Truyện phật giáo   •   25.12.2023
Lời nguyền thật: cụ nằm liệt, “báo” người thân (nặng nhất đương nhiên là Hai) hơn năm năm mới chịu mất. Chưa hết; đoạn cuối đời mê lẫn, mỗi lần tiểu/đại tiện cụ lại lăn lê trây trét chất thải tùm lum ra áo quần giường chiếu.

Tên ăn trộm

Truyện phật giáo   •   25.12.2023
Đêm kia, thầy thấy cậu ăn trộm rình núp ở đây. Người bạn ăn đêm kiên nhẫn đợi thầy tắt đèn và đi nghỉ, nên thầy đã tắt đèn và đi nghỉ!

Tiểu Bạch

Truyện phật giáo   •   25.12.2023
Nhân lúc Tiểu Bạch đối đáp mà vô ý sơ sểnh, lão đạo sĩ phóng thanh kiếm trừ tà trảm yêu về hướng Tiểu Bạch. Phút giây nguy cấp không kịp phán đoán gì, Lục Lang lao đến lấy thân che cho Tiểu Bạch và thanh kiếm cắm ngập vào ngực.