Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Hai - Pháp Hội Vô Biên Trang Nghiêm - Phẩm Thứ Ba - Thanh Tịnh đà La Ni - Phần Ba
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế
PHÁP HỘI THỨ HAI
PHÁP HỘI VÔ BIÊN TRANG NGHIÊM
PHẨM THỨ BA
THANH TỊNH ĐÀ LA NI
PHẦN BA
Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng:
Nếu pháp hư vọng sanh
Sanh xong tất diệt hoại
Các pháp chẳng phải có
Nắm lấy được cái gì?
Các pháp chẳng phải có
Không có không thể lấy
Pháp đã bất khả đắc
Thời nắm lấy nơi đâu?
Nếu chẳng rõ các pháp
Tự tánh bất khả đắc
Người này duyên theo tướng
Chẳng được Đà La Ni.
Các pháp như hư không
Nên diễn thuyết khai thị
Hư không và khai thị
Cả hai vô sở hữu.
Hai thứ này là không
Các pháp cũng là không
Hiểu pháp được như vậy
Người này được tổng trì.
Rõ biết không sơ thỉ
Chẳng phân biệt trung hậu
Các pháp rời phân biệt
Tất cả đều là không
Nếu đã không cứng thật
Chẳng thật chẳng phải có
Cứ chân lý các pháp
Nắm lấy đâu thể được!
Rõ các pháp như vậy
Tự tánh vô sở hữu
Nay Phật lược nói họ
Được tổng trì thanh tịnh
Các pháp như hư không
Cũng rỗng đồng hư không
Dùng huệ tường quan sát
Người này được tổng trì
Các pháp vô sở hữu
Chẳng sanh cũng chẳng khởi
Không có không thể lấy
Thế nào nắm lấy được
Tất cả pháp vô tướng
Tự tánh không hí luận
Tất cả đều ly tướng
Thuyết pháp vô sở hữu
Nếu hiểu được như vậy
Đúng thật lý các pháp
Người này vô phân biệt
Mà là nắm lấy được
Tự tánh của các pháp
Vì không nên bất đắc
Rõ nghĩa vô sở hữu
Người này được tổng trì
Nếu quán sát như vậy
Không nhiễm tất cả pháp
Trí không vô phân biệt
Người này nắm được pháp
Nghĩa không, nghĩa vô thường
Nghĩa yểm ly, nghĩa khổ
Nếu dùng huệ hiểu rõ
Người này trí thêm lớn
Thị thuyết vô sở thủ
Nghĩa Niết Bàn như lý
Gìn tâm vô phân biệt
Cũng chẳng phân biệt pháp
Do đây nhận rõ được
Các pháp chẳng bền chắc
Là không vô sở thủ
Tịch tịnh, không, khó thấy
Hiểu pháp xong diễn thuyết
Diễn thuyết vô phân biệt
Vô trước vô phân biệt
Trì được pháp môn này
Nếu hiểu pháp tướng rồi
Rõ được là vô tướng
Người này nơi các pháp
Chẳng có tưởng xả ly
Người này rõ được nghĩa
Pháp của Phật đã nói
Nghĩa lý rất bí mật
Người này hiểu theo Phật
Nếu quán sát đúng lý
Tất cả pháp vô lượng
Xa lìa các số lượng
Hiểu được nghĩa lý này
Nếu quán sát các pháp
Không danh và không tướng
Rõ thấu được nghĩa này
Trí người này thêm lớn
Rõ nghĩa pháp môn này
Quán sát được đúng lý
Trong nghĩa lý các pháp
Người này không nghi hoặc
Nếu dùng huệ quán sát
Tướng của tất cả pháp
Quyết định hiểu rõ đó
Người này chứng vô tướng.
Đối với nghĩa lý này
Hiểu rõ khéo an trụ
Được vô úy như vậy
Mau chứng được Phật Pháp
Chẳng hí luận nơi pháp
Bình đẳng vô phân biệt
Tương ưng hiểu pháp rồi
Không lầm nghĩa yểm ly
Tịch diệt vô phân biệt
Tịch tịnh dứt các uẩn
Bình đẳng với các pháp
Được biện tài đúng lý
Tu tập được từ bi
Lợi ích các chúng sanh
Khéo tương ưng an trụ
Hiểu được đạo vô thượng
Nếu rời tướng chúng sanh
Hiểu được pháp vô ngã
Cùng nghĩa không hí luận
Thật lý chẳng hí luận
Nếu nghe pháp này rồi
Được lòng tin thanh tịnh
Người này sẽ gặp Phật
Di Lặc Lưỡng Túc Tôn.
Họ làm ta vui mừng
Ở trong chúng hội này
Nghe hiểu được pháp đây
Làm được nhất hiền thiện
Người kính mến Như Lai
Thì tất không phá hoại
Do nghe được pháp này
Được bậc hiền thiện mến.
Nếu ở trong hiền kiếp
Muốn được thấy Chư Phật
Tu học pháp môn này
Chư Phật đều hoan hỷ
Muốn thấy Vô Lượng Thọ
Cùng Phật A Súc Bệ
Oai quang đại danh xưng
Phải học pháp môn này.
Nếu muốn thành Bồ Đề
Pháp tịch tịnh tối thắng
Hoặc cầu ngôi chuyển luân
Phải học pháp môn này.
Nếu muốn cầu vô thượng
Môn thiện xảo tổng trì
Phải học pháp môn này
Tinh tấn chớ phóng dật.
Nếu muốn thành nguyện lớn
Rộng tối thượng thù thắng
Cầu chứng được bồ đề
Pháp môn này phải học.
Pháp môn Đà La Ni
Phật nói trong Kinh này
Là ấn pháp vô thượng
Khai thị được các pháp.
Thật nghĩa trong các pháp
Dùng tổng trì khai thị
Pháp môn hư không này
Giải quyết nghĩa vô biên.
Pháp này khai thị được
Những thiện pháp đã nói
Nghĩa tổng trì thiện xảo
Do sức Đà La Ni.
Tổng trì là trí huệ
Trì được tất cả pháp
Nghĩa tổng trì thiện xảo
Dùng huệ rõ biết được.
Nơi đây giải thích nhiều
Đã nói rõ Phật Pháp
Dùng nghĩa để khai thị
Đạo Bồ Đề Vô Thượng.
Trí sai biệt thiện xảo
Chánh khai thị pháp này
Nếu học tập pháp này
Chứng bồ đề vô thượng.
Khai thị văn pháp này
Pháp môn lành vô thượng
Được trí phương tiện rồi
Nên diễn thuyết pháp này.
Chưa từng nói chủng tánh
Vô thượng của các pháp
Nơi nghĩa này phải học
Khai thị pháp Cam Lồ.
Người trí nếu muốn cầu
Trí vô ngại của Phật
Nếu học tập nghĩa này
Sẽ được trí vô thượng.
Thuở quá khứ xa xưa
Vô lượng vô số kiếp
Nếu chẳng học pháp này
Ta chẳng chứng tịch diệt.
Do ta từng cúng dường
Vô lượng trăm ngàn Phật
Do đây rõ biết được
Diễn thuyết pháp vô thượng.
Ta vì các chúng sanh
Làm vô biên lợi ích
Các ông cũng nên làm
Sẽ được tổng trì này.
Nếu có thể rõ biết
Pháp ấn Đà La Ni
Người trí do một câu
Vào được pháp môn này.
Phật trí huệ vô thượng
Cũng không có số lượng
Do Phật đủ trí huệ
Khai thị được pháp này.
Người trí cầu nơi đây
Liền rõ nghĩa bồ đề
Nghĩa của pháp môn này
Nên học pháp vô úy.
Người trí nếu muốn cầu
Tánh trí huệ rộng lớn
Tôn trọng cung kính Phật
Phải học pháp môn này.
Nếu muốn chuyển pháp luân
Và thổi pháp loa lớn
Người trí đúng chân lý
Cần học pháp môn này.
Nếu muốn phóng quang minh
Soi khắp vô biên tế
Lúc mong cầu Phật Pháp
Phải học đúng pháp này.
Với Trời, người, thế gian
Nếu muốn làm thiện thủ
Phải cần học Kinh này
Quyết định tất cả pháp.
Muốn cầu trí rộng lớn
Phát khởi các công đức
Thích cầu trí huệ Phật
Phải học theo pháp này
Muốn học theo pháp môn
Thích cầu trí huệ Phật
Vô Thượng không hí luận
Phải học nghĩa lý này.
Nếu muốn thích khai thị
Vô ngại trí thuyết pháp
Tu học pháp này rồi
Sẽ nói pháp cam lộ.
Nếu muốn soi muôn ức
Vô lượng vô biên cõi
Người này phải khéo tu
Giáo pháp của Kinh này.
Pháp môn vô thượng đây
Sạch trừ được các pháp
Trong Kinh này đã nói
Tất cả pháp thanh tịnh.
Đấng chủng trí Thế Tôn
Diễn thuyết pháp rộng lớn
Vì Bồ Tát mà nói
Kinh này là vô thượng.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Chứng Khế đại Thừa - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Tăng Nhất A Hàm - Phẩm Ba Mươi Tám - Phẩm Lực - Phần Năm
Phật Thuyết Kinh Quán Phật Tam Muội Hải - Phẩm Ba - Quán Tướng - Tập Chín
Phật Thuyết Kinh Nhất Thiết Lưu Nhiếp Thủ Nhân
Phật Thuyết Kinh đại Bát Niết Bàn - Phẩm Hai Mươi Ba - Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - Phần Ba