Phật Thuyết Kinh đại Minh độ Kinh đạo Hành Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Hai Mươi Mốt - Phẩm Cống Cao

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Chi Khiêm, Đời Ngô

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI MINH ĐỘ KINH ĐẠO

HÀNH BÁT NHÃ BA LA MẬT

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Chi Khiêm, Đời Ngô  

PHẨM HAI MƯƠI MỐT

PHẨM CỐNG CAO  

Phật bảo A Nan: Bồ Tát lúc nào cũng học minh độ vô cực, tùy theo pháp mà thực hành.

Lúc ấy, ở một Cõi Phật, bọn tà ma đều kinh sợ, nghĩ rằng: Ta làm cho Bồ Tát ở trung đạo chứng đắc Thanh Văn, chớ để họ được đạo Vô Thượng chánh chân. Thấy Bồ Tát học tập thực hành minh độ, bọn tà ma rất buồn khổ, liền phóng lửa khắp nơi để dọa nạt các Bồ Tát, làm cho tâm lay động.

Phật dạy: Bọn tà ma không dùng thân để nhiễu loạn khắp nơi. Nếu Bồ Tát xa lìa thầy tốt sẽ bị họ quấy nhiễu, làm cho buồn khổ.

Do không hiểu sâu về minh độ nên tâm nghi ngờ nghĩ rằng chẳng biết có phải minh độ không?

Trước kia đã thường chăm học tập nhưng nay lại chán nghe, rốt cuộc không biết gì cả.

Như vậy sẽ nhờ vào đâu để giữ lấy minh độ?

Từ lưới nghi đó, tà ma mới nắm bắt được họ, rồi dạy các Bồ Tát khác rằng: Ai dùng minh độ này là học một cách quờ quạng, không chính xác.

Tôi còn không hiểu các việc trong pháp ấy, huống gì các Ngài có thể hiểu được sao?

Tự nói đã thực hành minh độ, nếu thực hành không đúng sẽ bị điên đảo. Do thực hành minh độ nên những đó ở trong địa ngục, cầm thú, ngạ quỷ, tội lỗi của họ ngày càng nhiều. Như vậy bọn tà ma rất vui mừng. Nếu tranh cãi với Bồ Tát người hành đạo Thanh Văn, lại tranh cãi với Bồ Tát thì tà ma nói cả hai đều cách xa Phật.

Nếu chưa được Bồ Tát không thoái chuyển mà với Bồ Tát không thoái chuyển tranh cãi thì tùy theo ý niệm tức giận, tâm chuyên nhất chuyển qua một kiếp. Tuy có tội này nhưng không bỏ trí nhất thiết, đến kiếp số vô cùng cực mới có ý niệm lúc ban đầu.

Tôn Giả A Nan bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Có thể ăn năn tâm niệm xấu xa không?

Nhẫn đến bỏ ngay kiếp ấy được chăng?

Phật dạy: Này A Nan! Giáo pháp của ta rộng lớn, có thể sám hối được. Nếu Bồ Tát có ý niệm xấu xa biết ăn năn, lại dạy cho người khác, nếu người này không thể ăn năn, hối hận, hoặc có tức giận liền xấu hổ ăn năn lỗi lầm thì ta sẽ làm cầu để giúp mọi người ở khắp trong mười phương được đến Niết Bàn.

Nếu ai có ý xấu xa tranh cãi với mọi người thì giống như con dê câm phải chịu đựng mọi sự độc ác của con người. Tâm không có oán giận là người thực hành đạo Thanh Văn.

Tôn Giả A Nan bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Nếu Bồ Tát Đại Sĩ đều chân chánh cả thì pháp sẽ như thế nào?

Phật dạy: Này A Nan! Gặp nhau nên như gặp Phật.

Tâm nên nghĩ rằng: Cùng một thầy, một thuyền, một đạo. Học đã học, ta sẽ cùng học. Người ưa thích đạo Thanh Văn, Duyên Giác không cùng chí nguyện. Vị nào có chịu đựng được khổ nhọc muốn cầu thành Phật phải cùng nhau theo pháp học này, nếu đây là một thì chính là pháp học.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần