Phật Thuyết Kinh Năm Phật đảnh Tam Muội đà La Ni - Phẩm Ba - Phẩm Nhất Tự đảnh Vương Họa Tượng Pháp
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy
PHẬT THUYẾT KINH
NĂM PHẬT ĐẢNH TAM MUỘI
ĐÀ LA NI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bồ Đề Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy
PHẨM BA
PHẨM NHẤT TỰ ĐẢNH
VƯƠNG HỌA TƯỢNG PHÁP
Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai vì lợi cho hết thảy hữu tình, dùng Phật Nhãn quán nhìn đại chúng trong Hội rồi bảo Kim Cang Mật Tích Thủ: Tượng của Đại Minh Vương Chú Đảnh Luân Vương được hết thảy Phật nói.
Trong hết thảy tượng vẽ thuộc thế gian, xuất thế gian là cao hơn hết, Tượng này có hình tốt vắng lặng, anh lạc, quần áo… hay xoay vần hết thảy hữu tình có tội dơ bẩn đến bờ Niết Bàn, Tam Ma Địa tối thắng. Tượng này là chỗ thần thông biến hóa của Đức Phật.
Nếu có người định vẽ tượng Luân Vương thì trước kia đã từng vào Đảnh Luân Quán Đảnh Vô Thắng Đàn, tay được trao cho đầy đủ câu Chú, Ấn Pháp, Pháp Thức, vào Tối Thắng Đảnh Vương Đẳng Đàn đã thành tựu. Ấy là được A Xà Lê ngợi khen ấn khả, cầu chứng nơi Đại Niết Bàn xuất Thế. Hành Nhân như vậy mới nên vẽ tượng.
Chánh mạng, chánh hạnh đối với Thiện Đồng Nữ của nhà Bà La Môn có tịnh hạnh, hoặc sai khiến Đồng Nữ Thiện Tín chân chánh có cha mẹ thuộc đại tánh chủng tộc, dạy bảo thanh tịnh hộ giúp se bện tơ, dệt tấm vải kín mịn, đừng dùng dao cắt đoạn, rộng khoảng bốn khuỷu tay, dài sáu khuỷu tay, không có dính chạm dơ uế, cũng không dùng sợi tơ dơ xấu… rồi lấy tấm vải này vẽ tượng. Hoặc rộng ba khuỷu tay, dài năm khuỷu tay, nếu không đủ sức dệt làm tấm vải như vậy thì cũng có thể tìm cầu vải tốt đẹp sạch sẽ. Khi mua không được trả giá.
Cầm được vật xong, dùng nước thơm sạch như Pháp ngâm giặt rồi mới được tô vẽ màu sắc. Dùng cái chén sạch mới đựng màu sắc điều hòa, đừng dùng nước keo nấu bẳng da thú, dùng hương làm keo đều hòa màu sắc để vẽ. Hoặc lấy quy tắc của giáo pháp trong Như Lai Chủng Tộc để vẽ Tượng cũng được.
Người vẽ tượng này nên dùng tháng thần thông của hết thảy Phật, vẽ màu trang sức. Ấy là tháng giêng, tháng năm, tháng chín, dùng nhóm tháng này. Vào ngày thứ nhất hoặc ngày mười năm của tháng thì bắt đầu ra công mô phỏng vẽ.
Nơi vẽ tượng ấy, ở điện đường của Phật, hoặc sườn núi thanh tịnh, hang của Tiên Nhân… nhìn ngắm tướng vuông tròn một trăm Bộ không có dơ bẩn hôi thối, nước lại không có loài trùng, trong sạch tinh khiết. Ngay ở đất để vẽ, ngày ngày như pháp dùng nước thơm xoa tô rưới vảy.
Chọn người vẽ có tướng, đầy đủ các căn, tánh lại chân chánh, đủ năm căn của tín tín, tấn, niệm, định, tuệ. Nếu khi vẽ màu thời thọ tám trai giới, một lần đi ra thì một lần tắm gội, mặc áo sạch mới, cắt đứt các đàm luận.
Trước tiên, ngay chính giữa vẽ cây Bồ Đề, mọi loại báu trang nghiêm cành lá hoa quả như cây Như Ý xen lẫn đều khác nhau: Cành nhánh bảy báu, lá hoa bảy báu, trân châu làm nhụy, Xích Châu làm tua râu, mọi báu Lưu Ly dùng làm các quả.
Hoặc có cành sanh ra mọi loại mầm quả, hoặc có cành sanh ra mọi loại mây báu, hoặc có cành sanh ra Cam Lộ như cơn mưa, hoặc có cành treo áo mọi báu của Cõi Trời, hoặc có cành treo chuông lắc tay báu, chuông, khánh… hoặc có cành sanh ra San Hô, Hổ Phách, Xích Châu, Mã Não… khoảng giữa hai cái cành vẽ điện sáng như mây.
Trên hoa, cành lá lại vẽ nhóm chim: Bạch Hạc, chim công, Ca Lăng Tần Già, Anh Vũ, Xá Lợi, Cộng Mạng với các con chim đẹp. Cái ao ấy vẽ bảy báu đầy khắp trang nghiêm.
Bên dưới cái cây ở đất như vậy vẽ hình Như Lai, ngồi Kiết Già trên Tòa Sư Tử, bày tướng thuyết pháp, đủ ba muoiw hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp… thân phóng hào quang tròn có lửa sáng lớn.
Ở hai bên trái phải của Phật Đảnh có Luân Vương vây quanh mà ngồi.
Thứ nhất, bên dưới tòa, ở bên phải, vẽ Đảnh Luân Vương với thân tướng màu vàng ròng, chiêm ngưỡng Đức Như Lai, ngồi trên hoa sen trắng, thân có hào quang tròn.
Tiếp theo bên dưới tòa của Đức Phật, ở bên trái vẽ Bạch Tản Cái Đảnh Vương như thân hình Bồ Tát với trang phục, tướng trạng có oai đức lớn quán nhìn Đảnh Luân Vương… thân tướng màu vàng ròng, thân có hào quang tròn, tay cầm hoa sen, ngồi trên tòa hoa sen.
Tiếp theo, phía sau Bạch Tản Cái Đảnh Vương, vẽ Siêu Thắng Đảnh Vương cũng như thân hình Bồ Tát với trang phục, tướng trạng đủ oai đức lớn quán nhìn Đảnh Luân Vương… tay cầm quả Nhĩ Nhạ Bố La ca, ngồi trên hoa sen trắng.
Tiếp theo, bên phải Đảnh Luân Vương vẽ Quang Tụ Đảnh Vương với thân tướng màu vàng ròng, thân có hào quang tròn, làm mọi loại màu sắc, cầm viên ngọc Như Ý, ngồi trên tòa hoa sen.
Tiếp theo, bên trái Đảnh Luân Vương vẽ Chủ Binh Thần, tay phải che úp trên đầu gối trái ban cho sự không sợ hãi, tay trái giương lòng bàn tay, ngồi trên hoa sen trắng.
Tiếp theo, ở phía sau Quang Tụ Đảnh Vương vẽ Thắng Đảnh Vương thân tướng màu vàng ròng, ngồi Kiết Già quán nhìn Đảnh Luân Vương, tay trái cầm viên ngọc Như Ý, tay phải ngửa trên đầu gối phải ban cho sự không sợ hãi, thân có hào quang tròn, ngồi trên tòa hoa sen.
Tiếp theo, ở cạnh bên phải Đức Phật vẽ Phổ Hiền Bồ Tát ngồi Kiết Già, tay cầm cây phất trắng.
Tiếp theo, ở cạnh bên trái Đức Phật vẽ Di Lặc Bồ Tát ngồi Kiết Già, tay cầm cây phất trắng.
Tiếp theo bên dưới tòa của Đức Phật, ngay phía trước, ở bên phải vẽ Quán Thế Âm Bồ Tát, bên trái vẽ Kim Cang Mật Tích Thủ Bồ Tát đều khom mình ngửa nhìn, ngồi Kiết Già trên hoa sen báu.
Tiếp theo, ở phía sau Phổ Hiền Bồ Tát vẽ Mạn Thù Thất Lợi Đồng Tử Bồ Tát, tiếp đến vẽ Vô Cấu Tuệ Bồ Tát, tiếp đến vẽ Tịch Tĩnh Tuệ Bồ Tát, tiếp đến vẽ Vô Tận Ý Tuệ Bồ Tát, tiếp đến vẽ Hư Không Tạng Bồ Tát, tiếp đến vẽ Hư Không Vô Cấu Tạng Bồ Tát, tiếp đến vẽ Đại Tuệ Bồ Tát.
Nhóm Bồ Tát như vậy có thân tướng vàng ròng, chắp tay cung kính khom mình, ngồi Kiết Già trên hoa sen báu, đều dùng mọi loại mão bảy báu, các trang phục báu, Anh Lạc, vòng, xuyến của Cõi Trời để trang nghiêm.
Tiếp theo, ở phía sau Di Lặc Bồ Tát vẽ Phật Nhãn Tôn Giả Bồ Tát với hình dạng đan nghiêm, rất có từ bi, thân tướng màu vàng ròng, mắt quán nhìn Hội Chúng, dùng trang phục của Cõi Trời trang nghiêm khắp thân, tay phải cầm viên ngọc Như Ý, tay trái ngửa trên đầu gối trái ban cho sự không sợ hãi, ngồi Kiết Già trên tòa hoa sen.
Tiếp theo, vẽ Phật Hào Tướng Bồ Tát đồng với hình dạng của Phật Mẫu, thân tướng màu vàng ròng, tay phải cầm hoa sen, tay trái ngửa trên đầu gối trái ban cho sự không sợ hãi, ngồi trên tòa hoa sen, mắt quán nhìn Luân Vương.
Tiếp theo, bên dưới tòa của Phật Nhãn Bồ Tát vẽ Tốn Na Lợi Đại Minh Chú Vương giống như Phật Mẫu, thân tướng màu trắng, tay phải cầm hoa sen, để lòng bàn tay trái ngang ngực, dùng các quần áo trang nghiêm khắp thân, ngồi trên tảng đá báu, mắt quán nhìn Đức Phật.
Tiếp theo, phía sau Kim Cang Mật Tích Thủ Bồ Tát vẽ Quân Noa Lợi Đồng Tử Kim Cang. Tiếp theo vẽ Kim Cang Tướng Đồng Tử, Thiện Tý Đồng Tử, Mộ Vặn Đà Như Ca Đồng Tử. Nhóm Đồng Tử này có dung mạo vui vẻ, đều dùng bảy báu, Anh Lạc, quần áo, vật dụng trang nghiêm.
Tiếp theo, phía sau Quán Thế Âm Bồ Tát vẽ Mã Đầu Quán Thế Âm Đại Minh Chú Vương, mặt mắt giận dữ, thân tướng màu đỏ, dùng rắn làm Anh Lạc, cổ tay đeo xuyến báu, cánh tay đeo vòng báu, đội mão hoa sen, mắt quán nhìn Luân Vương, eo khoác quần áo, ngồi trên hoa sen báu.
Tiếp theo, vẽ Liên Hoa Tốn Na Lợi Bồ Tát, tay phải cầm sợi dây, tay trái rũ xuống thân, ngồi trên tòa hoa sen.
Tiếp theo, vẽ Bát Lạt Noa Xả Phạ Lợi Chú Thần, thân có bốn tay, một tay cầm sợi dây, một tay cầm cây búa, một tay thí vô úy, một tay cầm quả báu, ngồi trên hoa sen.
Tiếp theo, phía sau Đảnh Luân Vương vẽ Nan Thắng Phấn Nộ Vương có bốn mặt bốn cánh tay, thân tướng màu trắng, bày tướng bụng phệ, thấp lùn như Chu Nho người chưa thành niên, nơi eo vẽ da cọp, dùng rắn làm vòng đeo tai, Đức Xoa Ca Long Vương làm dây lưng, Bà Tu Cát Long Vương dùng làm vòng đeo ở bắp tay, các loài ác độc xen nhau trang nghiêm khắp thân, tóc búi lên làm mão, khắp thân rực lửa, đứng trên hoa sen báu.
Bên phải: Tay thứ nhất cầm chày Kim cang, tay thứ hai đem ngón giữa, ngón vô danh, ngón út nắm lại làm quyền, lấy ngón cái đè lên trên, duỗi thẳng ngón trỏ, co khuỷu tay hướng lên trên.
Bên trái: Tay thứ nhất cầm Tam Kích Xoa cây giáo có ba chia, tay thứ hai cầm cây búa. Khuôn mặt lớn chính giữa trợn mắt há há miệng, trong miệng tuôn ra các tia sáng, mắt quán nhìn Đức Phật. Mặt bên phải quán nhìn Đảnh Luân Vương. Mặt bên trái quán nhìn người Trì Chú. Mặt trên đảnh đầu nhìn Hội Chúng của Như Lai.
Tiếp theo, bên dưới Phấn Nộ Vương vẽ Địa Thiên Thần, thân tướng màu trắng, tay cầm cái hộp báu, quỳ thẳng lưng mà ngồi trên đất báu.
Tiếp theo, bên phải Địa Thiên Thần vẽ Hi Liên Thiền Hà Thần, thân màu trắng xanh, chắp tay cung kính, trên đầu vẽ bảy cái đầu Xà Long.
Tiếp theo, phía sau Hi Liên Thiền Hà Thần vẽ Thất Đầu Ca Lý Đại Long Vương, Mẫu Chỉ Lân Đà Thất Đầu Long Vương đều quỳ, lòng bàn nâng hoa sen báu, viên ngọc báu, nhiêm ngưỡng Đức Như Lai. Hai vị Rồng này đã từng cúng dường vô lượng vô số hết thảy Chư Phật.
Lại, bên trái Địa Thiên Thần vẽ A Nan Đà Cửu Đầu Long Vương, Vô Nhiệt Não Ngũ Đầu Long Vương, Sa Già La Thất Đầu Long Vương đều quỳ, lòng bàn tay nâng hoa sen, bày báu, chiêm ngưỡng Đức Như Lai.
Tiếp theo, bên phải Đại Tuệ Bồ Tát vẽ Bán Noa La Bà Tứ Nễ Quán Âm Mẫu. Bồ Tát này có thân tướng màu trắng, khoác áo báu màu nhiệm, vòng xuyến bảy báu, đầu đội mão, Anh Lạc, vật dụng trang nghiêm thân. Tay phải cầm vật báu, tay trái ngửa trên đầu gối trái ban cho sự không sợ hãi, ngồi trên tòa hoa sen.
Tiếp theo, phía sau Phật Hào Tướng Bồ Tát vẽ Ma Mạc Kế Kim Cang Mẫu, thân tướng màu trắng xanh, cũng có bảy báu, Anh Lạc, quần áo, vật dụng trang nghiêm. Tay phải cầm rương Kinh Bát Nhã, tay trái cầm vật báu ban cho sự không sợ hãi. Thề của thân, đầu, mặt mỗi mỗi như Bát Nhã Ba La Mật Bồ Tát, ngồi trên hoa sen báu. Vị Bồ Tát này tức là mẹ của hết thảy Chư Phật, Bồ Tát, Kim Cang.
Tiếp theo, phía sau Kim Cang Mẫu vẽ Ương Thí Nữ Kim Cang, tiếp theo vẽ Kim Cang Quyền Nữ Kim Cang, tiếp theo vẽ Kim Cang Bạc Nữ Kim Cang. Nhóm Kim Cang này đều dùng vật dụng trang phục màu trắng trang nghiêm của Thế Gian, thân ngồi trên tòa hoa sen, là quyến thuộc theo hầu Kim Cang Mẫu. Nhóm Kim Cang này có đủ sức mạnh to lớn của Đại Oai Đức Minh Chú, hay vệ hộ.
Tiếp theo, bên dưới Quán Âm Mẫu vẽ Đa La Nữ Bồ Tát, thân màu trắng vàng, tay phải cầm hoa Ưu Bát La xanh, tay trái ban cho sự không sợ hãi, cũng dùng mọi loại quần áo, Anh Lạc, vật dụng trang nghiêm… ngồi trên tòa hoa sen.
Tiếp theo, phía sau vẽ Tỳ Cu Chi Nữ Bồ Tát, thân tướng màu trắng, có ba con mắt, bốn cánh tay. Một tay cầm cây gậy Như Ý, một tay cầm cái bình Quân Trì, một tay cầm tràng hạt, một tay cầm hoa sen.
Lại ở trên bức tranh, hai góc bên trái bên phải đều vẽ Chư Thiên, mỗi một vị Trời đều tấu nhạc của Cõi Trời.
Tiếp theo, ở bên trên Đức Phật vẽ tám Tịnh Cư Thiên Chúng rải mọi loại hoa để cúng dường Đức Phật.
Mặt bên phương Đông của bức tranh, vẽ Đề Đầu Lại Tra Thiên Vương. Mặt phía Nam vẽ Diệm Ma Vương. Mặt phía Tây vẽ Thủy Thiên. Mặt phía bắc vẽ Câu Phế La Thiên Vương. Bốn vị Thiên Vương này gọi là Hộ Thế Thiên Vương.
Mặt góc Đông Bắc vẽ Hệ Xá Na Thiên Thần với Bộ Đa Quỷ.
Mặt góc Đông Nam vẽ Hỏa Thiên Thần với Khổ Hạnh Tiên.
Mặt góc Tây Nam vẽ La Sát Vương với Bộc Tùng thuộc hạ, tôi tớ hầu cận mặt góc Tây Bắc vẽ Phong Thiên Thần với Bộc Tùng.
Ngay bên trên cây Bồ Đề vẽ Đại Phạm Thiên với Phạm Chúng Thiên.
Tiếp theo, bên dưới Nan Thắng Phấn Nộ Thần vẽ người Trì Chú, quỳ thẳng lưng chiêm ngưỡng, tay bưng lư hương, quán nhìn Đảnh Luân Vương.
Bên dưới hội của Phật Tòa vẽ giòng sông Hi Liên Thiền.
Lúc đó, Đức Thế Tôn bảo Kim Cang Mật Tích Thủ: Tượng này tức là Pháp Đại Họa Tượng của Đại Đảnh Luân Vương là điều mà hết thảy Phật cùng nhau tuyên nói.
Nếu có người trí gặp thấy Tượng này, liền tin tưởng, quán lễ, đốt hương cúng dường thì đời này sẽ nhận được phước lạc lớn. Tội nặng đã làm trong cu chi kiếp, liền được diệt hết.
Nếu có người trì các Phật Đảnh Chú, Phật Chủng Tộc Chú, Chư Đại Bồ Tát Chủng Tộc Chú, Kim Cang Chủng Tộc Chú với Chú khác. Hoặc đã thành, hoặc chưa thành nghiệm thì đối trước Tượng này làm Bổn Chú Pháp sẽ mau được pháp đã mong cầu thành tựu tối thượng của Bổn Chú.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Nói Về Pháp Bố Thí
Phật Thuyết Kinh Tưởng Pháp Hạnh Thiền
Phật Thuyết Kinh đại Tát Già Ni Kiền Tử Sở Thuyết - Phẩm Bốn - Phẩm đến Chỗ Vua Nghiêm Sí
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Chín - Trưởng Lão Ni Kệ - Phẩm Mười Ba - Tập Hai Mươi Kệ
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Hai Mươi Ba - Kinh Gấm Bọc áo Cũ