Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Mười - Mười Pháp - Phẩm Tám - Phẩm ước Nguyện - Phần Năm - Migasàlà

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TĂNG CHI BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

CHƯƠNG MƯỜI

MƯỜI PHÁP  

PHẨM TÁM

PHẨM ƯỚC NGUYỆN  

PHẦN NĂM

MIGASÀLÀ  

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anathapindika.

Rồi Tôn Giả A Nan Đà vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát đi đến trú xứ của nữ cư sĩ Migasàlà. Sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn.

Rồi nữ cư sĩ Migasàlà đi đến Tôn Giả A Nan Đà, sau khi đến, đảnh lễ Tôn Giả A Nan Đà rồi ngồi xuống một bên.

Ngồi xuống một bên, nữ cư sĩ Magasàlà bạch Tôn Giả A Nan Đà: Thưa Tôn Giả Ananada, như thế nào cần phải hiểu pháp được Thế Tôn thuyết giảng, rằng người sống phạm hạnh và người sống không phạm hạnh, cả hai sẽ đồng một chỗ thọ sanh trong đời sau?

Thưa Tôn Giả, phụ thân con Puràna sống phạm hạnh, sống viễn ly, từ bỏ dâm dục hèn hạ.

Vị ấy, khi mệnh chung được Thế Tôn trả lời: Là Bậc Nhất Lai, sanh với thân ở Tusita.

Còn Isidatta, cậu của con, thưa Tôn Giả, sống không phạm hạnh, tự bằng lòng với vợ mình, sau khi mệnh chung, được Thế Tôn trả lời: Là Bậc Nhất lai, sanh với thân ở Tusita.

Như thế nào, thế nào, thưa Tôn Giả A Nan Đà, cần phải hiểu pháp này do Thế Tôn tuyên thuyết nói rằng: Cả hai, sống phạm hạnh và sống không phạm hạnh đều đồng đẳng về sanh thú trong tương lai?

Này chị, chính như vậy là câu trả lời của Thế Tôn.

Rồi Tôn Giả A Nan Đà, sau khi nhận đồ khất thực tại nhà của nữ cư sĩ Migasàlà, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi ra đi.

Rồi Tôn Giả A Nan Đà sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.

Ngồi xuống một bên, Tôn Giả A Nan Đà bạch Thế Tôn: Ở đây, bạch Thế Tôn, vào buổi sáng, con đắp y, cầm y bát đi đến trú xứ của nữ cư sĩ Migasàlà, sau khi đến, con ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn.

Rồi nữ cư sĩ Migasàlà đi đến con, sau khi đến, đảnh lễ con ngồi xuống một bên.

Ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn, nữ cư sĩ Magasàlà thưa với con:

Như thế nào, thế nào, thưa Tôn Giả A Nan Đà, cần phải hiểu pháp này do Thế Tôn thuyết nói rằng: Cả hai, sống phạm hạnh và sống không phạm hạnh đều đồng đẳng về sanh thú trong tương lai?

Puràna thân phụ con, thưa Tôn Giả, sống phạm hạnh, sống viễn ly, tránh xa dâm dục hạ liệt, khi mệnh chung, được Thế Tôn trả lời: Là Bậc Nhất Lai, sanh với thân ở Tusita.

Còn Isidatta, cậu của con, thưa Tôn Giả, sống không phạm hạnh, tự bằng lòng với vợ mình, sau khi mệnh chung, được Thế Tôn trả lời: Là bậc Nhất Lai, sanh với thân ở Tusita.

Như thế nào, thế nào, thưa Tôn Giả A Nan Đà, cần phải hiểu pháp này do Thế Tôn tuyên thuyết nói rằng: Cả hai, sống phạm hạnh và sống không phạm hạnh đều đồng đẳng về sanh thú trong tương lai?

Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con nói với nữ cư sĩ Migasàlà: Này chị, chính như vậy là câu trả lời của Thế Tôn.

Nhưng này A Nan Đà, ai là nữ cư sĩ Migasàlà, lại ngu si, kém thông minh, với thân như bà mẹ, với trí như bà mẹ, để có thể hiểu biết sự thắng liệt giữa các người.

Này A Nan Đà, có mười hạng người, có mặt hiện hữu ở đời.

Thế nào là mười?

Ở đây, này A Nan Đà, có hạng người ác giới, không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy. Ở đây, ác giới ấy của người ấy được diệt trừ, không có dư tàn.

Người ấy không có nghe pháp, không có học nhiều, không có thể nhập với chánh kiến, không chứng được nhất thời giải thoát.

Người ấy sau khi thân hoại mạnh chung, hướng về thối đọa, không về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi về thù thắng.

Nhưng ở đây, này A Nan Đà, có hạng người ác giới, như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy. Ở đây, ác giới ấy của người được trừ diệt, không có dư tàn.

Người ấy có nghe pháp, có học nhiều, có khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát.

Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa, chỉ đi đến thù thắng, không đi đến thối đọa.

Ở đây, này A Nan Đà, ai là người đo lường, đo như sau: Những pháp ấy có mặt trong người này, những pháp ấy cũng có mặt trong người kia.

Vì sao, giữa hai người ấy, một là hạ liệt, một là thù thắng?

Nhận xét như vậy đem lại đau khổ lâu dài cho họ.

Ở đây này A Nan Đà, người này là ác giới và như vậy rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy, chính ở nơi đây, ác giới ấy của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn.

Với vị ấy, có nghe pháp, có học hỏi nhiều, có khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát.

Này A Nan Đà, hạng người này, so sánh với hạng người trước là vi diệu hơn, là thù thắng hơn.

Vì sao?

Vì dòng pháp đưa người này ra phía trước.

Nhưng ai ngoài Như Lai có thể biết được sự khác biệt?

Do vậy, này A Nan Đà, chớ có làm người đo lường các hạng người.

Chớ có làm sự đo lường các hạng người.

Tự đào hố cho mình là người đi làm sự đo lường các hạng người.

Chỉ có ta, này A Nan Đà, mới có thể làm sự đo lường các hạng người.

Ai có thể được như Ta?

Ở đây, này A Nan Đà, có hạng người có giới nhưng không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy. Ở đây, giới ấy của người ấy được đoạn diệt, không có dư tàn.

Người ấy không có nghe pháp, không có học hỏi nhiều, không có thể nhập với chánh kiến, nên không chứng được nhất thời giải thoát.

Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thối đọa, không huớng về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi đến thù thắng.

Nhưng ở đây này A Nan Đà, có hạng người có giới và như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy. Ở đây, giới ấy của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn.

Vị ấy có nghe pháp, có học hỏi nhiều, và khéo thể nhập với chánh kiến, vị ấy chứng được nhất thời giải thoát.

Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa.

Chỉ đi đến thù thắng, không đi đến thối đọa.

Ở đây, này A Nan Đà chỉ có ta, này A Nan Đà, mới có thể làm sự đo lường các hạng người.

Ai có thể được như Ta?

Nhưng ở đây, này A Nan Đà, có hạng người có tham rất sắc sảo, người ấy không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy.

Ở đây, tham ấy của người ấy được trừ diệt, không có tàn dư.

Người này không có nghe pháp, không có học hỏi nhiều, không có thể nhập với chánh kiến, không có chứng được nhất thời giải thoát.

Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thối đọa, không hướng về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi đến thù thắng.

Nhưng ở đây, này A Nan Đà, có hạng người có tham rất sắc sảo, người ấy như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy, ở đây, lòng tham ấy của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn.

Người ấy nghe pháp, học hỏi nhiều, khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát.

Vị ấy sau khi thân họai mạng chung, hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa, chỉ đi đến thù thắng, không đi đến thối đọa.

Ở đây, này A Nan Đà Chỉ có ta, này A Nan Đà, mới có thể làm sự đo lường các hạng người.

Ai có thể được như Ta?

Nhưng ở đây, này A Nan Đà, có hạng người phẫn nộ, không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy.

đây, lòng phẫn nộ ấy của người ấy được trừ diệt trừ, không có tàn dư.

Vị ấy không có nghe pháp, không có học hỏi nhiều, không có thể nhập với chánh kiến, không chứng được nhất thời giải thoát.

Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thối đọa, không hướng về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi đến thù thắng.

Nhưng ở đây, này A Nan Đà, có hạng người có phẫn nộ và như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy. Ở đây, lòng phẫn nộ ấy của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn.

Vị ấy lại nghe pháp, học hỏi nhiều, và khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát.

Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa, chỉ đi đến thù thắng, không đi đến thối đọa.

Ở đây, này A Nan Đà chỉ có ta, này A Nan Đà, mới có thể làm sự đo lường các hạng người.

Ai có thể được như ta?

Nhưng ở đây, này A Nan Đà, có hạng người có trạo cử, nhưng không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy. Ở đây, trạo cử của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn.

Người ấy không có nghe pháp, không có học hỏi nhiều, không có thể nhập với chánh kiến, không chứng được nhất thời giải thoát.

Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thối đọa, không hướng về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi đến thù thắng.

Nhưng ở đây, này A Nan Đà, có hạng người có trạo cử, và như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy. Ở đây, trạo cử của người ấy được trừ diệt, không có tàn dư.

Và vị này có nghe pháp, có học hỏi nhiều, khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát.

Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa, chỉ đi đến thù thắng, không hướng về thối đọa.

Ở đây, này A Nan Đà, ai là người đo lường, đo lường như sau: Những pháp ấy có mặt trong người này, những pháp ấy cũng có mặt trong người kia.

Vì sao giữa hai người ấy, một là hạ liệt, một là thù diệu?

Nhận xét như vậy, đem lại đau khổ lâu dài cho họ. Ở đây, này A Nan Đà, người này là trạo cử, và như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy, chính ở đây, trạo cử của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn.

Và vị ấy có nghe pháp, có học hỏi nhiều, có khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát.

Này A Nan Đà, hạng người này so sánh với hạng người trước, là vi diệu hơn, là thù thắng hơn.

Vì sao?

Vì dòng pháp đưa người này ra phía trước.

Nhưng ai ngoài Như Lai có thể biết được sự khác biệt?

Do vậy, này A Nan Đà, chớ có làm người đo lường các hạng người. Chớ có làm sự đo lường các hạng người. Tự đào hố cho mình là người làm sự đo lường các hạng người. Chỉ có ta, này A Nan Đà, mới có thể làm sự đo lường các hạng người.

Ai có thể được như ta?

Nhưng này A Nan Đà, ai là nữ cư sĩ Migasàlà lại ngu si, kém thông minh, với thân như bà mẹ, với trí như bà mẹ, để có thể hiểu biết sự thắng liệt giữa các người?

Này A Nan Đà, có mười hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.

Giới như thế nào, này A Nan Đà, Puràna được thành tựu, giới ấy Isidatta chưa thành tựu.

Do vậy, ở đây, Puràna có sanh thú khác với sanh thú của Isidatta.

Tuệ như thế nào, này A Nan Đà, Isidatta được thành tựu, tuệ ấy Puràna chưa thành tựu.

Do vậy, ở đây, Isidatta có sanh thú khác với sanh thú của Puràna.

Như vậy, này A Nan Đà, cả hai người này đều có thể thiếu sót một chi phần.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần