Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Học - Phần Mười

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:03 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống  

KINH HỌC   

PHẦN MƯỜI  

Tôi nghe như vậy!

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Đà, nước Xá Vệ.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo:

Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt: Này các Tỳ Kheo, thế nào là học giới theo phước lợi?

Là Đại Sư vì các Thanh Văn chế giới để nhiếp thủ Tăng, tích cực nhiếp thủ Tăng, khiến người không tin, được tin. Người đã tin, tăng trưởng lòng tin. Điều phục người ác. Người tàm quý được sống an vui.

Phòng hộ hữu lậu hiện tại. Chính thức đối trị được đời vị lai. Khiến cho phạm hạnh tồn tại lâu dài. Như Đại Sư đã vì Thanh Văn chế giới để nhiếp thủ Tăng cho đến khiến cho phạm hạnh tồn tại lâu dài.

Học giới như vậy như vậy, hành trì giới kiên cố, giới hằng tại, giới thường hành, giữ gìn học giới. Đó gọi là Tỳ Kheo nhờ giới mà được phước lợi.

Thế nào trí tuệ là hơn hết?

Đại Sư vì Thanh Văn nói pháp với lòng đại bi thương cảm, vì nghĩa lợi, hoặc vì an ủi, hoặc vì an lạc, hoặc vì an ủi, an lạc. Như vậy, Đại Sư vì các Thanh Văn nói pháp với lòng đại bi thương cảm, vì nghĩa lợi, an ủi, an lạc. Như vậy, đối với pháp nào, chỗ nào cũng dùng trí tuệ quán sát. Đó gọi là Tỳ Kheo trí tuệ là hơn hết.

Thế nào là giải thoát kiên cố?

Đại Sư vì các Thanh Văn nói pháp với lòng đại bi thương cảm, vì nghĩa lợi, an ủi, an lạc. Như vậy, thuyết giảng pháp nào, chỗ nào, nơi nào cũng đem lại được an vui giải thoát. Đó gọi là Tỳ Kheo giải thoát kiên cố.

Thế nào là Tỳ Kheo Niệm tăng thượng?

Người chưa đầy đủ giới thân, chuyên tâm cột niệm an trụ. Điều chưa được quán sát, thì ở chỗ này chỗ kia bằng trí tuệ cột niệm an trụ.

Điều đã được quán sát, thì ở chỗ này chỗ kia trùng khởi khởi niệm an trụ. Pháp chưa được xúc, thì ở chỗ này chỗ kia giải thoát niệm an trụ. Pháp đã được xúc, thì ở chỗ này chỗ kia giải thoát niệm an trụ. Đó gọi là Tỳ Kheo chánh niệm tăng lên.

Sau đó Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Phước lợi theo học giới,

Thiền định chuyên tư duy.

Trí tuệ là tối thượng,

Đời này là tối hậu.

Thân Mâu Ni cuối cùng,

Hàng ma qua bờ kia.

Sau khi Phật nói Kinh này xong, các Tỳ Kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

Kinh Thi Bà Ca như Phật sẽ nói ở sau. Cũng vậy, Tỳ Kheo A Nan và Tỳ Kheo khác hỏi, Đức Phật hỏi các Tỳ Kheo. Ba Kinh này cũng nói như trên.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường