Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Sanh - Phần Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
KINH SANH
PHẦN MỘT
Tôi nghe như vậy!
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Đà, nước Xá Vệ.
Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ Kheo: Nên luôn luôn tu tập phương tiện thiền tư, cho trong tâm mình tịch lặng.
Vì sao?
Vì nhờ tu tập phương tiện thiền tư, trong tâm mình đã tịch lặng, để quán sát như thật.
Thế nào là quán sát như thật?
Quán sát như thật rằng đây là sắc. Đây là sự tập khởi của sắc, sự diệt tận của sắc. Ðây là thọ, tưởng, hành, thức, sự tập khởi của thức, sự diệt tận của thức.
Thế nào là sự tập khởi của sắc?
Sự tập khởi của thọ, tưởng, hành, thức?
Này Tỳ Kheo, phàm phu ngu si không học, không quán sát như thật về sự tập khởi của sắc, về vị ngọt của sắc, về sự tai hại của sắc, về sự xuất ly sắc, nên ưa muốn sắc kia, khen ngợi yêu đắm, nên sắc sẽ tái sanh lại vào đời vị lai. Ðối với thọ, tưởng, hành, thức cũng nói rộng như vậy.
Khi sắc kia sanh. Thọ, tưởng, hành, thức sanh, mà đối với sắc không giải thoát. Đối với thọ, tưởng, hành, thức không giải thoát, Ta nói người đó sẽ không giải thoát sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não. Thuần khối lớn đau khổ. Ðó gọi là sự tập khởi của sắc. Là sự tập khởi của thọ, tưởng, hành, thức.
Thế nào là sự diệt tận của sắc, và sự diệt tận của thọ, tưởng, hành, thức?
Ða văn Thánh đệ tử quán sát như thật về sự tập khởi của sắc, sự diệt tận của sắc, vị ngọt của sắc, sự tai hại của sắc, sự xa lìa sắc, biết như thật.
Do biết như thật nên không thích sắc, không khen ngợi sắc, không ưa đắm sắc, cũng không sanh ra sắc vị lai. Ðối với thọ, tưởng, hành, thức cũng nói rộng như vậy. Sắc không sanh. Thọ, tưởng, hành, thức không sanh, do đó đối với sắc được giải thoát, đối với thọ, tưởng, hành, thức được giải thoát.
Ta nói người này giải thoát sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não, thuần khối lớn đau khổ. Ðó gọi là sự diệt tận của sắc. Là sự diệt tận của thọ, tưởng, hành, thức.
Cho nên, Tỳ Kheo, nên luôn luôn tu tập phương tiện thiền tư, để bên trong tâm mình tịch lặng, và tinh tấn siêng năng phương tiện quán sát như thật. Bấy giờ, các Tỳ Kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Cũng như Kinh quán sát, cũng vậy, cho đến Kinh tác chứng, gồm mười hai, cũng cần diễn rộng.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Trường Trảo
Phật Thuyết Kinh Trường Bộ - Kinh ðại Thiện Kiến Vương - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Tăng Nhất A Hàm - Phẩm Mười Năm - Phẩm Hữu Vô
Phật Thuyết Kinh Ba Pháp Quán Bảy Xứ - Kinh Số Hai Mươi
Phật Thuyết Kinh Phóng Quang Bát Nhã - Phẩm Hai Mươi Chín - Phẩm Như Huyễn