Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Năm - Phẩm Nhập Vào Sự Nghiệp Sâu Xa Chẳng Thể Nghĩ Bàn Của Như Lai - Tập Tám

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường

PHẬT THUYẾT KINH

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bát Nhã, Đời Đường  

PHẨM NĂM

PHẨM NHẬP VÀO SỰ NGHIỆP SÂU XA

CHẲNG THỂ NGHĨ BÀN CỦA NHƯ LAI  

TẬP TÁM  

Lại nữa, thiện nam tử! Tất cả Như Lai không có tâm chẳng định bất định tâm.

Ấy là: Đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, nói năng, im lặng.

Trong thời như vậy thường trụ Tam Ma Hứ Đa Samāhita: Đẳng dẫn thâm sâu, vào các tam muội, đến ở bờ bên kia, ở các thiền định không có chướng ngại, tất cả loại người Trời không có một ai có thể quán được chỗ trụ Tam Ma Hứ Đa Samāhita của Đức Như Lai, chỉ trừ uy đức của đấng Thế Tôn mới đến kịp.

Đức Như Lai tự trụ tâm không có gì chẳng định vô bất định tâm, cũng vì chúng sinh nói pháp như vậy, khiến cho buông bỏ tán loạn. Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ mười tám của Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy một lần nữa, nên nói kệ rằng:

Như Lai thường trụ Tam Ma Địa Samādhi

Đi, đứng, nằm, ngồi, tất cả thời

Ăn uống, nói, nín… lợi chúng sinh

Luôn ở tam muội, không dao động

Chúng sinh trong mười phương Thế Giới

Không thể lường tâm định tam muội tâm của Phật

Cũng vì chúng sinh nói môn này

Đây sự nghiệp khó bàn nan tư của Phật.

Lại nữa, thiện nam tử! Tất cả Như Lai không có mọi loại tưởng Saṃjñā. Do lìa mọi loại các tưởng khác, cho nên tâm không có cao thấp.

Vì sao mà Đức Như Lai không có mọi loại tưởng?

Ấy là ở các Cõi Phật Buddha kṣetra: Phật sát không có mọi loại tưởng vì thể tính của Cõi Phật đồng với hư không không có cùng tận vậy. Nơi các chúng sinh không có mọi loại tưởng vì bản tính của chúng sinh đồng với vô ngã Anātman vậy.

Ở trong Chư Phật không có moại loại tưởng vì đồng với trí bình đẳng chứng chân pháp giới, một tướng không có tạp không có phá hoại vậy. Ở trong Phật Pháp không có mọi loại tưởng vì tính của tất cả các pháp không có nhiễm vậy.

Thấy người trì giới chẳng sinh niệm yêu thích, thấy người hủy cấm giới chẳng sinh giận oán. Ta người tự tha được lợi thì tâm chẳng tăng cao, ta người tự tha mất lợi thì tâm chẳng giảm ít. Đối với bậc chánh kiến cũng chẳng tôn trọng, đối với kẻ tà kiến cũng chẳng khinh rẻ.

Tại sao thế?

Vì Đức Như Lai trụ ở tính bình đẳng vậy.

Đức Như Lai tự trụ các pháp bình đẳng, không có mọi loại tưởng, cũng vì chúng sinh nói pháp như vậy khiến cho lìa các tưởng. Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ mười chín của Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy một lần nữa, nên nói kệ rằng:

Bậc Thiện Thệ Sugata không các tưởng khác

Vì lợi chúng sinh trong Phật Pháp

Các tưởng như vậy, trọn không có

Nơi Đấng Đại Danh Xưng đã trụ

Trì Giới, phá Giới với được, mất

Dễ điều, khó điều: tâm bình đẳng

Lưỡng Túc Tôn Dvipadottama:

Tôn Hiệu của Đức Phật vì các chúng sinh

Nói pháp khiến thoát các tà chấp.

Lại nữa, thiện nam tử! Đức Như Lai Chánh Giác không có gì chẳng chọn buông bỏ trạch xả.

Tại sao thế?

Đức Như Lai tu tập buông bỏ xả các Thiện Đạo Kuśala mārga: Con đường tốt lành chẳng phải là chẳng tu tập mà có chỗ buông bỏ. Ấy là tu tập thân giới, tâm tuệ như vậy rồi buông bỏ.

Sự buông bỏ của Đức Như Lai cùng với Trí Jñāna tương ứng, chẳng phải là không biết con đường xuất thế lokottara mārga: Xuất thế đạo này. Buông bỏ Thánh giải thoát chẳng phải là thế gian chẳng phải là Thánh giải thoát mà có chỗ buông bỏ.

Sự buông bỏ như vậy chẳng buông bỏ đại bi mahā kāruṇa hay chuyển phạm hạnh brahma caryā, lợi ích chúng sinh tự nhiên thành tựu, chẳng phải là đợi đối với nhân duyên hòa hợp mà được thành tựu. Sự buông xả của Đức Như Lai này không có cao thấp, bình đẳng an trụ được chẳng dao động. thể không có hai, xa lìa hai tướng, thảy đều vượt qua hẳn có lượng, không có lượng.

Đợi thời mà buông bỏ, chẳng vượt qua nơi thời, chẳng phải là cảnh giới động niệm của tâm ý thức, chẳng phải là mượn an lập, chẳng phải là có phân biệt, chẳng phải là gom chứa tích tụ, chẳng phải là thấy sai biệt. Sự buông bỏ như vậy là chân thắng nghĩa thường hằng chẳng biến đổi. Đây là đại xả viên mãn của Đức Như Lai, cũng vì chúng sinh nói pháp như đây khiến cho được đại xả viên mãn như vậy.

Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ hai mươi của Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy một lần nữa, nên nói kệ rằng:

Như Lai không có chẳng chọn bỏ

Tu đạo tối thắng, nhân duyên thiện

Thân giới, tâm tuệ thứ tự tu

Tối thắng trong người, không yêu giận

Chẳng mượn phân biệt, không phân biệt

Chẳng gom chứa, bỏ xả cùng tương ứng

Chân thật chẳng biến, trong đại xả

Rộng vì chúng sinh, nói như vậy.

Lại nữa, thiện nam tử! Chư Phật Như Lai ưa muốn không có giảm, ấy là muốn pháp tốt lành Kuśala dharma: Thiện pháp.

Thế nào gọi là muốn của pháp tốt lành?

Ấy là Đức Như Lai muốn Đại Từ Mahā maitra không có giảm, muốn đại bi Mahā kāruṇa không có giảm, muốn nói pháp không có giảm, muốn điều phục chúng sinh không có giảm, muốn thành thục chúng sinh không có giảm, muốn thích ở chỗ vắng lặng không cho giảm, muốn các chúng sinh phát tâm bồ đề không có giảm, muốn khiến cho các chúng sinh nối tiếp mầm giống Tam Bảo không có giảm. Đức Như Lai không có muốn tùy theo sự xấu ác của tâm.

Phàm có trí muốn sự tốt lành thiện dục trí làm con đường sáng quang đạo, muốn tự đẩy đủ sự tốt lành, cũng vì chúng sinh nói pháp như vậy, khiến cho muốn được nhất thiết trí viên mãn tối thắng của Như Lai. Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ hai mươi mốt của Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy một lần nữa, nên nói kệ rằng:

Phật muốn thiện pháp đã viên cực viên mãn đến cùng tột

Từ Bi thường chuyển, độ chúng sinh

Thành thục khuyên phát tâm bồ đề

Nối mầm Tam Bảo chẳng đoạn tuyệt

Chẳng thuận tham dục lobha, sân dveṣa, si moha, sợ vibhīṣaṇa

Phàm trí có chỗ muốn hữu sở dục trí làm đầu

Bậc Tối Thắng Trí biết như vậy

Thương xót chúng sinh nhiều lười biếng

Không muốn thiện pháp, nhiều ác dục.

Dạy khiến muốn thiện, tu chánh cần samyag vīrya: Chánh tinh tiến.

Nghiệp vô đẳng trí lợi chúng sinh

Hữu Tình nhân đây đều điều phục.

Lại nữa, thiện nam tử! Đức Như Lai không có giảm hết thảy tinh tiến.

Đức Như Lai đối với tinh tiến nào không có giảm?

Ấy là điều phục chúng sinh: Quán sát xem xét kỹ lưỡng, tinh tiến không có giảm.

Nếu có chúng sinh chuyên tâm nghe pháp thì vị họ diễn nói, chẳng ngại khó nhọc, tinh tiến không có giảm.

Nếu có chúng sinh một kiếp nghe pháp, thân tâm chẳng mệt mỏi thì Đức Phật cũng một kiếp hoặc hơn một kiếp chẳng rời khỏi tòa ngồi, chẳng ăn, chẳng uống, nói pháp không có đứt đoạn.

Nếu lại vượt qua bên ngoài hằng sa cõi nước, có một chúng sinh kham nhậm điều phục, liền đến giáo hóa khiến tu chánh hạnh mà thân tâm của Đức Phật không có lười biếng mệt mỏi, an vui vắng lặng tự thực hành tinh tiến được Thánh giải thoát, cũng vì chúng sinh khen ngợi tinh tiến. Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ hai mươi hai của Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy một lần nữa, nên nói kệ rằng:

Tinh tiến sinh ra nhân Sư Tử Nṛsiṃha:

Một Tôn Hiệu của Đức Phật

Thế nên thường khen nơi tinh tiến

Niệm niệm dũng mãnh, không lúc giảm

Có kham nghe pháp, thường tuyên nói

Thiện Thệ tinh tiến không ngơi nghỉ

Nghiệp thâm miệng ý chẳng mệt mỏi

Tụ nhiên mạnh cứng, lìa sai quấy phi

Cũng khuyên chúng sinh khởi tinh tiến.

Lại nữa, thiện nam tử! Đức Như Lai Chánh Giác ở tất cả thời, khắp tất cả xứ, chánh niệm Samyak smṛti không có giảm.

Thế nào là thời xứ chánh niệm không có giảm?

Này thiện nam tử! Đức Như Lai bắt đầu từ con đường không có gián đoạn, sau này được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Anuttarā samyaksaṃbuddhi: Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Tức quán tất cả chúng sinh trong ba đời: tâm Hạnh nối tiếp nhau sinh diệt chảy rót. Biết như vậy xong thì niệm niệm chẳng quên, chẳng cầu chẳng lùi cho nên thường không có giảm.

Đức Như Lai hay quán sát khắp ba tụ chánh định tụ, tà định tự, bất định tụ chánh niệm không có giảm. Ấy là vào sâu trong các căn, tâm hạnh của chúng sinh, tuy niệm không có động mà xét tìm phân biệt, rồi vì họ nói pháp không có thác loạn. Thế nên Đức Như Lai niệm không có giảm thiếu, cũng vì chúng sinh nói pháp này khiến cho Niệm không có giảm. Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ hai mươi ba của Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy một lần nữa, nên nói kệ rằng:

Phật niệm chẳng nghĩ, thường chẳng giảm

Biết hết chúng sinh giới không sót

Từ khi giác ngộ Đại Bồ Đề Mahā bodhi

Biết khắp ba đời, không nghĩ lại tái niệm

Khéo biết chúng sinh: Tâm hạnh khác

Các căn, ưa muốn đều chẳng đồng

Trụ vô công dụng nghiệp thường hằng

Cũng vì chúng sinh, nói thắng pháp.

Lại nữa, thiện nam tử! Hết thảy tam muội của Như Lai không có giảm.

Vì sao tam muội của Như Lai không có giảm?

Vì tam muội của Như Lai đối với tất cả pháp bình đẳng, không có hai, không có cao thấp như chân thật nghĩa đế của tất cả pháp.

Tại sao thế?

Vì tam muội Samādhi tức là thể tính của các pháp bình đẳng, tính này bình đẳng tức tam muội bình đẳng, tam muội bình đẳng tức là Như Lai. Do nghĩa này cho nên nói tam muội của Phật được ở tính bình đẳng của các pháp.

Thế nào là tính bình đẳng của các pháp?

Ấy là bờ mé nhiễm dục bình đẳng tức lìa bờ mé dục bình đẳng, bờ mé oán giận bình đẳng tức lìa bờ mé giận dữ bình đẳng, bờ mé ngu si bình đẳng tức lìa bờ mé ngu si bình đẳng, bờ mé hữu vi bình đẳng tức bờ mé vô vi bình đẳng, bờ mé sinh tử bình đẳng tức bờ mé Niết Bàn bình đẳng. Nhập vào bình đẳng này, thế nên nói gọi hết thảy Tam Ma Hứ Đa Samāhita, tam muội Samādhi của Như Lai không có giảm.

Vì sao không có giảm?

Vì cùng với bình đẳng không có tăng giảm vậy.

Lại tam muội của Đức Phật chẳng cùng với con mắt hợp, chẳng cùng với lổ tai hợp, chẳng cùng với lỗ mũi, cái lưỡi, thân xác, ý hòa hợp… Đức Như Lai không có phân biệt căn indriya vậy.

Tam Muội của Như Lai cũng chẳng cùng với Địa Giới hòa hợp, cũng chẳng hợp với giới: Thủy nước, hỏa lửa, phong gió, cũng chẳng hợp với ba cõi ba đời. Thể tính chẳng hòa hợp này bình đẳng, cũng vì chúng sinh nói như pháp này, đều khiến cho được tam muội này không có giảm. Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ hai mươi bốn của Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy một lần nữa, nên nói kệ rằng:

Tam Muội Như Lai không tăng giảm

Thường tại đẳng dẫn samāhita lợi chúng sinh

Thể tính bình đẳng không cao thấp

Chẳng cùng các pháp mà hòa hợp

Quán sát Giới: Đất, nước, lửa, gió.

Cõi Dục Kāma dhātu, Sắc Rūpa dhātu, Vô Sắc Arūpa dhātu cũng thế.

Luôn nói Môn không giảm không hợp

Nên Định của Như Lai không giảm.

Lại nữa, thiện nam tử! trí tuệ của Như Lai không có giảm.

Thế nào gọi là trí tuệ không có giảm?

Ấy là hiện chứng trí tự thể của tất cả pháp, khắp vì tất cả chúng sinh sai biệt, mở bày diền nói trí của tất cả pháp, trí tuệ khéo léo không có ngăn ngại, nhỏ nhiệm thâm sâu không có cùng tận, trí phân tích một câu nhập vào vô số câu.

Trăm ngàn ức kiếp thọ trì diễn nói không có cùng tận, trí mỗi mỗi thưa hỏi riêng, mỗi mỗi đều chặt đứt nghi ngờ, ở tất cả xứ đều không có dính mắc, trí hay nói sự sai biệt thứ tự nối tiếp nhau của ba thừa, trí hay biết tám vạn bốn ngàn tâm hạnh sai biệt của chúng sinh, dùng tám vạn bốn ngàn pháp uẩn Dharmaskandha tùy theo căn cơ nói, trí điều phục chúng sinh chẳng lỗi thời.

Do nghĩa này cho nên nói trí tuệ của Như Lai không có bờ, không có mé, không có tận, có vô lượng môn, ấy là trí tuệ của Như Lai không có giảm, cũng vì chúng sinh tuyên nói như vậy, khiến cho được trí tuệ không có cùng tận của Như Lai.

Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ hai mươi lăm của Như Lai.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần