Phật Thuyết Kinh Tô Ma Hô đồng Tử Thỉnh Hỏi - Phần Bốn - Tô Ma Hô Thỉnh Hỏi Phân Biệt Chày Kim Cương

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:04 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thi Hộ, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH

TÔ MA HÔ ĐỒNG TỬ THỈNH HỎI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Thi Hộ, Đời Tống  

PHẦN BỐN

TÔ MA HÔ THỈNH HỎI

PHÂN BIỆT CHÀY KIM CƯƠNG  

Nay Ta sẽ nói Pháp Bạt Chiết La Vajra: Chày Kim Cương người niệm tụng thường nên thọ trì, chày dài tám ngón tay, hoặc mười ngón tay, hoặc mười hai ngón tay, hoặc mười sáu ngón tay, lượng ấy dài nhất là hai mươi ngón tay.

Nếu muốn thành tựu Đại Quý tự tại với cầu Trì Minh Tất Địa liền nên dùng vàng ròng làm Bạt Chiết La.

Hoặc nhân lúc thấy hư hoại rửa nát thì tác các Bất Tịnh Quán. Nếu lửa sân nhiều thì tác Từ Bi Quán. Nếu vô minh Avidya nhiều thì tac Duyên Khởi Quán. Có khi oan gia trở ngược lại làm bạn thân, có khi bạn thân trở ngược lại làm oan gia.

Lại biến đổi để làm nhóm oán thân, lại trải qua sự biến đổi thành nhà khác nên biết bạn thân đều có tướng chẳng định, người trí chẳng nên vọng khởi dính mắc khắp tâm ở khoảng giữa. Khi bạn thân muốn đi thời dùng pháp môn này nên tu đối trị.

Khi muốn niệm tụng với sau khi niệm tụng, thường chẳng nên luận đàm với nhóm ngoại đạo, Bà La Môn, Sát Lợi, Tỳ Thủ Đà, Hoàng Môn Paṇḍaka: Người nam bị thiến, đồng nam, đồng nữ.

Việc pháp xong rồi, khi muốn nói chuyện thời nên cùng với bạn lữ luận đàm thiện pháp. Khi vứt bỏ mũi rãi xong thì nên tẩy rửa, nếu đi tiểu đi cầu xong đều nên tắm gội sạch sẽ.

Mọi công đức đã được sinh từ sự hiến cúng hương, hoa, đèn sáng, khen ngợi, trì giới tinh cần cùng với niệm tụng… đều nên hồi hướng vô thượng bồ đề Agrabodhi. Ví như mọi dòng sông đều quy về biển lớn, vào biển ấy xong liền thành một vị. Hồi hướng bồ đề cũng lại như vậy, tất cả gom tập cùng thành Phật Quả.

Ví như có người cầy xới gieo trồng lúa gạo, chỉ cầu quả hạt chẳng vọng cầu thân cây. Quả hạt thành thục, thu hoạch xong thì thân cây chẳng cầu mà tự nhiên được.

Như vậy, Hành Giả muốn được hạt giống công đức của mầm Bồ Đề thì chẳng vì niềm vui của đời. Dùng vô thượng bồ đề ví dụ cho quả hạt ấy, đem các niềm vui còn lại của đời so sánh với thân cỏ kia, chẳng cầu tự được.

Nếu lại có người vì cầu lợi nhỏ, cầu thỉnh Hành Nhân thì chẳng nên vì kẻ ấy mà thoái lùi Bản Nguyện.

Nói lời như vậy mà đáp lại người kia: Vì giữ gìn mà ta được thân trường thọ với được mọi loại vật dụng hàng ngày khác. Dùng tâm không chán ghét làm lợi cho chúng sinh, đầy đủ mọi loại nguyện đã mong cầu.

Lại nữa, xa lìa tám pháp của thế gian Aṣṭa loka dharma là: Xưng thiện Yaśa: Vinh, tên ác Ayaśa: Nhục cùng với khổ Duḥkha: Khổ, vui Sukha: Lạc, được lợi Lābha: Lợi, mất lợi Alābha: Suy, hủy báng Nindā: Hủy, ca ngợi Praśansa: Dự. Tám pháp của đời này cần phải xa lìa vì hay sinh tất cả pháp chẳng lành. Ví như biển lớn chẳng giữ xác chết một đêm với một sát na.

Nếu ăn thực phẩm dư thừa mà làm niệm tụng thì cuối cùng chẳng thành tựu tất cả việc pháp.

Nếu người chẳng làm việc như thế thì một lòng như pháp niệm tụng.

Lại nữa, Hành Giả! Vật thành tựu có mười tám loại là: Thư Hoàng, Ngưu Hoàng, An Thiện Na, Chu Sa, Thổ Tha Hương, Hùng Hoàng, Bạt Chiết La, Ngưu Tô, Xương Bồ, Quang Minh Chu, Tỏa Tử, Giáp Y, Đan Trập Bố Thường Nhất Cổ Xoa, Lộc Bì, Hoạnh Đao, Quyến Sách, Thiết Khải, Tam Cổ Xoa.

Như trên đã nói vật thành tựu đều có đầy đủ ba loại thành tựu. Giả sử trong pháp Chân Ngôn khác đã nói các vật đều chẳng lìa ba loại thành tựu này.

Lại nữa, thế gian có các Tỳ Na Dạ Ca gây chướng nạn là tìm lỗi lầm, theo đuổi người niệm tụng. Ở trong Phật biệt chung có bốn Bộ.

Nhóm nào là bốn?

Một là Tồi Hoại, hai là Dã Can Nha, ba là Nhất Nha, bốn là Long Tượng. Từ bốn Bộ này tuôn ra vô lượng Tỳ Na Dạ Ca.

Chủ của Tồi Hoại Bộ tên là Vô Ưu Đại Tướng. Trong Bộ ấy có bảy A tăng kỳ dùng làm quyến thuộc. Chân ngôn do Hộ Thế Tứ Vương đã nói, có người trì tụng thì loài ấy gây chướng nạn.

Chủ của Dã Can Bộ tên là Tượng Đầu. Ở trong Bộ ấy lại có tám câu chi quyến thuộc. Chân Ngôn do Ma Hề Thủ La đã nói, có người trì tụng thì loài ấy gây chướng nạn.

Chủ của Nhất Nha Bộ tên là Nghiêm Kế. Bộ ấy cũng có một trăm ba mươi câu chi quyến thuộc. Chân Ngôn do hàng Đại Phạm Thiên, Kiều Thi Ca, Nhật Nguyệt Thiên Tử, Na La Diên Thần, Phong Thần đã nói, có người trì tụng thì loài ấy gây chướng nạn.

Chủ của Long Tượng Bộ tên là Đỉnh Hành. Ở trong Bộ ấy một câu chi na dữu đa một ngàn ba đầu ma dùng làm quyến thuộc. Chân Ngôn do Ma Hề Thủ La Thích Giáo đã nói, có người trì tụng thì loài ấy gây chướng nạn.

Lại con của Ha Lợi Đế Mẫu Hārītī tên là Ái Tử Priya, hay Piṅgala. Chân Ngôn do Bát Chỉ Ca Tướng Pañcika đã nói thì vị ấy gây chướng nạn.

Lại con của Ma Ni Hiền Tướng Maṇi bhadra tên là Mãn Hiền Pūrṇa. Chân Ngôn do Ma Ni Bộ Maṇi kulāya nói, có người trì tụng thì người con Mãn Hiền kia gây chướng nạn.

Các loại Tỳ Na Dạ Ca như vậy đều đối với Bản Bộ mà gây chướng nạn, chẳng ưa thích Hành Giả được thành tựu, tự biến hóa làm Chủ của Bản Chân Ngôn, nhận sự cúng dường của Hành Giả thành tựu, thời Minh Chủ đi đến nhìn thấy việc này thì quay trở về cung của mình.

Cầu phú quý thì thuần dùng bạc làm bạt chiết la: Chày Kim Cương.

Thành tựu Pháp Hải Long Vương thì dùng đồng đã tôi luyện làm.

Vào cung Tu La thì dùng Diệu Thạch đá quý làm.

Muốn thông thành tựu tất cả Pháp. Dùng vàng, đồng, bạc hòa chung với nhau rồi làm.

Nếu muốn thành tựu phá tan chúng Dược Xoa thì nên dùng sắt làm.

Vì muốn được không có bệnh với cầu tiền tài.

Dùng cây Thất Lợi Bát Ni, hoặc cây Sát Lỗ Bà mà làm Kim Cương Vajra: Chày Kim Cương.

Muốn chữa trị sự bám dính của tất cả Quỷ Mỵ. Dùng cây Khước Đạt La làm Bạt.

Chiết La Vajra: Chày Kim Cương.

Nếu muốn thành tựu Dược Xoa Nữ. Dùng cây Ma Độ Ca làm Bạt Chiết La.

Muốn cầu diệt tội. Dùng A Thuyết Tha làm Bạt Chiết La.

Nếu muốn tồi phục các oán địch. Dùng cây Hại Nhân làm Bạt Chiết La.

Muốn hại oán địch cực ác thì dùng xương người làm Bạt Chiết La.

Muốn thành huyễn hóa. Dùng Thủy Tinh làm.

Nếu khiến cho người ghét lẫn nhau. Dùng cây Khổ Luyện làm Bạt Chiết La.

Thành tựu loài quỷ với khiến cho người héo gầy, tranh đấu thì dùng cây Tỳ Lê Lặc làm Bạt Chiết La.

Nếu muốn thành tựu Trời, Rồng, Dược Xoa, Cán Thát Bà, Tu La… nên dùng Thiên Mộc làm Bạt Chiết La.

Nếu muốn thành tựu Pháp Long Nữ kính nhớ thì dùng gốc rễ Long Mộc làm Bạt Chiết La.

Nếu muốn thành tựu Pháp biến hình. Dùng bùn làm.

Nếu muốn thành tựu Pháp khiến cho người chết sống lại khởi tử thì nên dùng cây Ca Đàm Bà làm.

Nếu muốn cầu tiền tài, nên dùng cây Át Ca hoặc dùng Long Mộc, hoặc cây Vô Ưu làm.

Nếu muốn thành tựu đối địch. Nên dùng cây Thất Lợi Bát Ni hoặc cây Yểm Một La, hoặc cây Át Thuận Na, hoặc cây Liễu làm.

Nếu cầu Pháp thành tựu niềm vui của Ý. Dùng cây Bạch Đàn, hoặc dùng cây Tử Đàn làm Bạt Chiết La.

Như bên trên đã nói các chày Bạt Chiết La, mỗi mỗi đều nên như thế làm chày Ngũ Cổ, Tam Cổ… các đầu, ngạnh màu nhiệm khiến cho không có hư hoại thiếu sót.

Khi muốn niệm tụng thời dùng nhóm hương xoa bôi để làm cúng dường, phát tâm Đại từ, tay cầm chày Kim Cương, niệm tụng Chân Ngôn. Việc pháp xong rồi, lại cúng dường lần nữa, để dưới bàn chân của Tôn. Sau khi niệm tụng thời cũng như vậy.

Nếu chẳng cầm nắm Bạt Chiết La màu nhiệm thì có Tỳ Na Dạ Ca Vināyaja tên là Ô Hắc, hình thể rất lớn.

Khi hiến hương đốt, nếu pháp có thiếu sót thì loài ấy từ đất đi ra liền nhập vào thân khiến cho Hành Giả dấy khởi các phiền não là: Tham lam, quanh co dua nịnh, giận dữ… luôn thường bị mất tinh, khiến thân chẳng trong sạch.

Lại có Tỳ Na Dạ Ca tên là Đăng Đỉnh. Khi hiến đèn, nếu pháp có thiếu sót thời loài ấy liền nhập vào thân, khiến cho Hành Giả sinh mọi loại bệnh là tim đau nhức, nóng bức, tổn hại tim.

Lại có Tỳ Na Dạ Ca tên là Tiếu Hoa.

Khi hiến hoa, nếu pháp bị thiếu thời loại kia liền được dịp thuận tiện khiến cho Hành Giả dấy lên mọi loại chướng ngại là: Nóng sốt cao, mũi bị nghẹt, hay chảy máu. Trong mắt tuôn lệ, xương cốt đau nhức cùng với bạn lữ tranh giành, lìa tan.

Lại có Tỳ Na Dạ Ca tên là Nghiêm Kế.

Khi niệm tụng, nếu pháp bị thiếu thời loại kia liền được dịp thuận tiện khiến cho Hành Giả dấy lên các bệnh là: Nóng sốt cao, tiêu tiểu chẳng được.

Các Tỳ Na Dạ Ca nhập vào thân, lớn mạnh khiến cho tâm bị mê hoặc, đem phương Đông làm phương Tây, tác các tưởng quái dị. Hoặc liền ngâm vịnh, hoặc không có duyên sự muốn được đi chơi.

tâm ôm ấp tưởng khác lạ, có chỗ chẳng quyết định, liền dấy lên tà kiến nói lời như vậy: Hoặc nói không có đại ngã Chân Ngôn cũng không có Thiên Đường với người hay ở trên đó.

Cũng không có thiện ác với nhân quả của thiện ác. Cũng không có sự ràng buộc cùng với giải thoát. Nói người trì tụng uổng phí công phu. Dùng tà kiến này cùng tâm tương ứng, liền nói ra lời này đánh tan nhân quả, dùng tay ngắt cỏ với đùa nghịch khối đất, khi ngủ say thời nghiến răng.

Hoặc dấy lên tưởng ham muốn với muốn lấy vợ. Tự mình yêu thích mà người kia chẳng yêu mình, tức thọ nhận yêu thích nhưng chẳng được thuận ý nên nằm mà chẳng ngủ được, muốn làm tà hạnh suốt đêm chẳng ngủ say. Giả sử được điềm báo thụy thì mộng thấy loài trùng lớn, sư tử, cọp, sói, heo, chó đuổi theo… lạc đà, lừa, mèo với quỷ, loài dã can, chim thứu loài kên kên, con cò, uyên ương, loài chồn hoang.

Hoặc có lúc mộng thấy mặc áo rách cũ, người chẳng trong sạch. Hoặc có lúc mộng thấy khỏa thân, chắt tóc, người có thân thể màu đen. Hoặc có lúc thấy ngoại đạo lõa thể, hoặc thấy ao khô cạn cùng với giếng khô cạn.

Hoặc thấy đầu lâu, hoặc thấy đống xương… lại tác niệm như vậy: Vì sao Đức Như Lai hứa cho loài kia thệ nguyện não loạn người tu hành, khiến cho pháp chẳng thành?

Như chướng nạn này, giả sử Phạm Vương với Kiều Thi Ca, các hàng Trời Rồng chẳng thể phá thệ nguyện gây chướng nạn của loài Tỳ Na Dạ Ca kia thì chỉ có giáo pháp của Đại Minh Chân Ngôn như pháp tu hành mời miễn trừ được chướng nạn. Thế nên, Hành Giả tụng đủ số xong, lại nên vào Thành Tựu Chư Sự Diệu Mạn Trà La làm pháp này xong thì loài gây chướng kia liền lui tan.

Lại nữa, trì tụng cúng dường cùng với Hộ Ma chẳng y theo pháp giáo thì nhóm kia Tỳ Na Dạ Ca được dịp thuận tiện để gây chướng nạn.

Lại nữa, Hành Giả tâm thường do dự, niệm niệm sinh nghi ngờ: Vì tụng Minh Chủ này?

Vì tụng điều kia ư?

Tác niệm như vậy thì loài kia Tỳ Na Dạ Ca được dịp thuận tiện.

Lại nữa, Hành Giả phần lớn nói lời không có nghĩa, bàn luận việc thế tục, hoặc nói kinh doanh cầu lợi, hoặc nói cầy bừa làm ruộng, hoặc luận danh lợi… nói nhóm lời này thì loài gây chướng nạn kia tự nhiên được dịp thuận tiện, mỗi mỗi bộ tùy theo loại khiến cho tâm tán loạn.

Ví như có người tìn dòng nước để di, bóng ảnh nhập vào nước hiện ra hình ảnh tùy theo suốt chẳng cùng nhau buông lìa. Tỳ Na Dạ Ca nhập vào thân của Hành Giả chẳng buông lìa cũng lại như vậy

Lại có Tỳ Na Dạ Ca khi tắm gội thời được dịp thuận tiện nhập vào thân. Hoặc có khi nằm ngủ thời được dịp thuận tiện nhập vào thân. Có khi cúng dường thời được dịp thuận tiện nhập vào thân. Ví như ánh sáng mặt trời soi chiếu thì dùng viên ngọc lửa hỏa châu rồi liên luôn ra lửa, Tỳ Na Dạ Ca nhập vào thân của Hành Giả khi niệm tụng thời khiến cho tâm tán loạn, tăng trưởng nhóm lửa tham sân si cũng lại như vậy. Tỳ Na Dạ Ca tên là Thủy Hành.

Khi tắm rửa, nếu pháp có thiếu sót thì loài kia liền nhập vào thân lại khiến cho Hành Giả dấy lên mọi thứ bệnh là: Đói, khát, ho hắng, lười biếng, ngủ nhiều, tứ chi nặng nề tăng thêm nhiều sự tức giận.

Lại có Tỳ Na Dạ Ca tên là Thực Hương. Khi hiến hương xoa bôi, nếu pháp có thiếu sót thì loài kia liền nhập vào thân khiến cho cái bụng của Hành Giả có bệnh dấy lên, ấy là nghĩ tưởng, nhớ nơi sinh duyên, hoặc nghĩ nơi khác, hoặc nghĩ quả nhân rồi sinh lười biếng. Hoặc nghĩ muốn tưởng phân biệt các cảnh.

Lại bốn cái bình theo thứ tự nên quán làm pháp thì nơi vướng mắc chương kia liền được giải thoát. Mạn Trà La này chẳng phải hay trừ một mình Tỳ Na Dạ Ca mà cũng hay mãn mọi loại Thắng Nguyện của chúng sinh. Nhóm việc như vậy không có gì chẳng xứng với tâm tức vừa ý.

Nơi vướng Võng Lượng võng bệnh nóng sốt cao, trẻ con bị quỷ mỵ bám dính với linh quỷ hút tinh khí, thường thấy mộng ác, nhóm bệnh điên cuồng, tất cả bệnh… làm pháp Mạn Trà La tự quán đỉnh xong thì nơi mong cầu nhóm loại như trên nếu có thiếu sót thì thảy đều đầy đủ. Các bệnh còn lại dựa theo đây cũng hay trừ khỏi, lại hay tiêu diệt vô lượng tội chướng.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần