TÂM LÌA TƯỚNG NGÔN NGỮ
Ban đầu thiền sư Bảo Thông tham vấn thiền sư Hy Thiên Thạch Đầu. Thạch Đầu hỏi:
– Cái gì là tâm ông?Bảo Thông đáp:– Thấy ngôn ngữ là tâm.Thạch Đầu không chấp nhận, nói:– Có thấy có ngôn ngữ đó là vọng tâm, ở trên ngôn ngữ lại thấy không ra chơn tâm của ông.Bảo Thông hổ thẹn, ngày đêm tham cứu cái gì là chơn tâm của mình ? Qua mười ngày sau, Bảo Thông trở lại xin chỉ dạy:– Hôm trước con đáp không trúng, hôm nay con biết được cái gì là tâm con rồi.Thạch Đầu hỏi:– Cái gì là tâm ông?Bảo Thông đáp:– Nhướng mày chớp mắt.Thạch Đầu hỏi tiếp:– Ngoài nhướng mày chớp mắt hãy đem tâm ra đây xem!Nghĩa là không thể dùng động tác, tâm không phải ở động tác nhướng mày chớp mắt.Bảo Thông nói:– Nếu như thế, không có tâm để đem ra.Thạch Đầu lớn tiếng nói:– Muôn vật vốn có tâm, nếu nói không tâm thì đồng lời hủy báng. Thấy, nghe, cảm, biết đều là vọng tâm, nhưng nếu không dùng tâm, làm sao ngộ nhập?Ngay lời nói này Bảo Thông đại ngộ.
ST
Lời Thầy dạy,Truyện,Phật giáo
“Thầy an cư tại Tu viện, con an cư ở đâu?”
Phật Thuyết Kinh Những điều Bồ Tát Hải ý Hỏi Về Pháp Môn Tịnh ấn - Phần Hai Mươi Tám
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Sáu - Phẩm Quán Thiên Dạ Ma Thiên - Tập Hai Mươi Chín
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Sáu - Phẩm Quán Thiên Dạ Ma Thiên - Tập Hai Mươi Hai
Phật Thuyết Kinh Chúng Hứa Ma đế - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Trường A Hàm Thập Báo Pháp
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Tuệ Căn - Phần Năm
Phật Thuyết Kinh Cha Con Gặp Nhau - Phẩm Một - Vua Tịnh Phạn Mới Phát Lòng Tin - Phần Hai