BÀ CHỦ HIỀN THỤC
Kasi là một nữ chủ được nhiều người ca tụng là hiền thục, nàng không bao giờ nói lớn tiếng hay cau mặt với bọn gia nhân trong nhà.
Những lời đồn đãi về Kasi khiến cho Asy, một cô tớ gái đâm ra nghi ngờ, Asy nghĩ bụng: “Có thật là tiểu thơ của mình hiền thục hay không chứ? Hay là nhờ mình chu toàn bổn phận nên tiểu thơ không có dịp lộ vẻ bất bình, điều này phải trắc nghiệm lại mới được.” Và Asy liền tìm cách thử nữ chủ.
Một hôm Asy cố tình thức dậy muộn, cô bé thấy nữ chủ cau mày khi cô dâng bữa điểm tâm. Sáng hôm sau, Asy lại dậy muộn, nữ chủ của cô vừa cau mày, vừa quát mắng ầm ĩ.
Sáng hôm sau nữa, Asy lại dậy muộn, còn đang nằm nán trên giường thì cô bé đã thấy nữ chủ chưa kịp chải tóc, nghiến răng, trợn mắt, vào tận giường lôi cô dậy. Sáng ngày thứ tư, Asy lại dậy trễ, lần này cuộc trắc nghiệm lại thành công mỹ mãn: nữ chủ đã vớ lấy cây cài cửa… và cô bé Asy ôm chiếc đầu chảy máu, chạy thẳng ra khỏi nhà la khóc ầm ĩ: – Ối làng nước ơi! Xem đây. Xem đây! Hãy xem nữ chủ rất hiền thục đánh tôi đây này…
Em thân mến! Trong Trung Bộ Kinh, đức Phật đã kể lại câu chuyện trên cho các thầy tỳ kheo nghe, và Ngài kết luận: – Này các tỳ kheo! Như Lai không gọi một vị tỳ kheo nào là dễ nói, dễ dạy, tu hành đắc lực khi vị ấy còn nhận được đầy đủ tứ sự cúng dường (quần áo, thực phẩm, thuốc men, mền mùng). Nếu nữ chủ Kasi phải thử thách qua bốn lần mới chứng tỏ được mức độ hiền thục của cô ta, thì một thầy tỳ kheo đệ tử của Như Lai, phải được thử thách khi chịu đựng sự thiếu thốn của những nhu cầu cần thiết, mà vẫn không sờn lòng nản chí thì Như Lai và các bạn đồng phạm hạnh của vị ấy mới có thể kết luận rằng: “Ðây là một vị tỳ kheo phạm hạnh thanh tịnh dễ dạy, dễ nói… đã xuất gia vì sự giải thoát cho mình, cho người chứ không phải vì cơm ăn áo mặc.”
Em thân mến! Bọn chúng ta trong cảnh sống hiện tại đầy đủ hơn người xưa rất nhiều, chúng ta chưa đến nỗi thiếu thốn vì cơm ăn, áo mặc, thuốc men, mền mùng…nhưng không vì thế mà cuộc sống của chúng ta hạnh phúc hơn, tâm tư được thoải mái hơn các vị tỳ kheo thời trước. Nếu em không tỉnh giác kịp thời thì, một cơn bệnh dai dẳng, một lời nói trái tai, một chuyện bất như ý, vẫn có đầy đủ mãnh lực biến chúng ta từ một tu sĩ dễ dạy, dễ nói, dễ thương…thành một nhân vật không giống ai hết, có giống chăng là giống nữ chủ Kasi thôi. Có phải thế không nào?…
Trích “Hư Hư Lục” / Thích Nữ Như Thủy
phạm hạnh,gian nan thử sức,đức hạnh,Truyện Phật giáo
“Thầy an cư tại Tu viện, con an cư ở đâu?”
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba - Phẩm Thiện Hiện - Phần Mười Bảy
Phật Thuyết Kinh Ma Lợi Chi Thiên
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Lý Thú Lục Ba La Mật đa - Phẩm Tám - Phẩm Tinh Tấn Ba La Mật đa
Phật Thuyết Kinh Trường Bộ - Kinh Ba Lê - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Quán Hai Vị Bồ Tát Dược Vương Dược Thượng - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nê Hoàn - Phẩm Mười - Phẩm Phân Biệt Tà Chính