Phật Thuyết Kinh Ma Lợi Chi Thiên
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bất Không, Đời Đường
PHẬT THUYẾT
KINH MA LỢI CHI THIÊN
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bất Không, Đời Đường
Như vậy tôi nghe!
Một thời Đức Bạc Già Phạm Bhagavaṃ: Thế Tôn ngự ở vườn Cấp Cô Độc Nāthapiṇḍadasyārāma trong rừng Thệ Đa Jeṭavaṇe tại thành Thất La Phiệt Śrāvastya.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo: Này các Bật Sô Bhiṣu: Tỳ Kheo! Có một vị Trời tên là Ma Lợi Chi Marīcī có sức đại thần thông tự tại, thường đi trước mặt trời mà Nhật Thiên Āditya deva Nguyệt Thiên Candra deva chẳng thể nhìn thấy vị ấy, còn vị ấy nhìn thấy mặt trời.
Không người nào có thể nhìn thấy, không người nào có thể biết, không người nào có thể đuổi bắt được, không người nào có thể trói buộc, không người nào có thể hại được, không người nào có thể bịa chuyện dối trá, không người nào có thể nợ nần tài vật của vị ấy, không người nào có thể trách phạt, chẳng sợ oan gia Śatrū được dịp thuận tiện hãm hại.
Đức Phật bảo: Này các Tỳ Kheo! Nếu có người biết tên của vị Trời Ma Lợi Chi ấy, thường ghi nhớ thì người ấy cũng chẳng thể bị nhìn thấy, cũng chẳng thể biết, cũng chẳng thể đuổi bắt được, cũng chẳng thể trói buộc, cũng chẳng thể hại, cũng chẳng thể bịa chuyện dối trá, cũng chẳng bị người nợ nần tài vật, cũng chẳng bị người trách phạt, cũng chẳng bị oan gia được dịp thuận tiện hãm hại.
Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện biết tên của vị Trời Ma Lợi Chi ấy, cầu xin gia hộ thì nên nói lời này: Con họ tên… biết Thiên Mẫu Ma Lợi Chi có Đại Thần Lực. Nay con quy mệnh, nguyện hãy hộ giúp thân của con, không người nào có thể nhìn thấy con, không người nào có thể biết.
Không người nào có thể đuổi bắt được con, không người nào có thể trói buộc con, không người nào có thể hại con, không người nào có thể bịa chuyện lừa dối con, không người nào có thể nợ nần tài vật của con, không người nào có thể trách phạt con, cũng không bị oan gia được dịp thuận tiện hãm hại con.
Khi ấy, Đức Thế Tôn nói Đà La Ni là: Nẵng mô la đát nẵng đát la dạ dã đát nễ dã tha At ca ma tỷ mạt ca ma tỷa độ ma tỷ tử bát la ma tỷ ma ha tử bát la ma tỷ át đát đà nẵng ma tỷ ma lý tử dã ma tỷ nẵng mô sa đổ đế la khất sái, la khất sái hàm tát phộc tát đát phộc nan tả tát phộc đát la tát phộc bà dụ bát nại la phệ tỳ dược, sa phộc hạ.
NAMO RATNA TRAYĀYA.
TADYATHĀ: ARKA MAṢI, MARKA MAṢI, ADHU.
SUDHĀ MAṢI, JVALA MAṢI, MAHĀ JVALA MAṢI, ANTARDHĀNA MAṢI, MARĪCĪYA.
MAṢI, NAMO STUTE RAKṢA RAKṢA MĀṂ, SARVA SATTVĀNĀṂCA, SARVATRĀ SARVA PĀYA UPADRAVEBHYAḤ SVĀHĀ.
Tâm Chân Ngôn là:
Ná mạc tam mạn đa một đà nam Án, ma lý tức sa phộc hạ.
NAMAḤ SAMANTA BUDDHĀNĀṂ OṂ MARĪCĪ SVĀHĀ.
Khi Đức Thế Tôn nói Đà La Ni này xong liền bảo các Tỳ Kheo: Nếu có người thọ trì Kinh Pháp này thì nên tác.
Nguyện là: Trong nạn Vua Chúa, hộ giúp con. Trong nạn giặc cướp, hộ giúp con. Trong nạn đi đường, hộ giúp con. Bị lạc lối trong chốn hoang vắng, hộ giúp con. Trong nạn nước lửa, hộ giúp con. Trong nạn quân trận binh đao, hộ giúp con.
Trong nạn quỷ thần, hộ giúp con. Trong nạn thuốc độc, hộ giúp con. Trong nạn ác thú, hộ giúp con. Trong nạn trùng độc, hộ giúp con. Trong nạn tất cả oan gia người ác, hộ giúp con. Lời thật của Phật, hộ giúp con. Lời thật của Pháp, hộ giúp con. Lời thật của Tăng, hộ giúp con. Lời thật của Chư Thiên, hộ giúp con.
Lời thật của người Tiên, hộ giúp con. Tất cả xứ tất cả thời, nguyện thường hộ giúp con, Đệ Tử Họ tên là… sa phộc hạ.
Đức Phật bảo: Này các Tỳ Kheo! Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện, Bật Sô, Bật Sô Ni, Ô Bá Sách Ca, Ô Bà Tư Ca, Quốc Vương, Đại Thần, tất cả hàng người… lúc có các nạn thời thường nên chí tâm tụng Ma Lợi Chi Đà La Ni này, chẳng đợi gia công, tùy tụng tùy thành, xa lìa các nạn, trừ kẻ chẳng chí tâm.
Khi trì tụng thời kèm kết Bản Ấn. Dùng hương xoa tay. Trước tiên kết Tam Bộ Tâm Ấn.
Hai tay cài chéo các ngón bên trong rồi nắm lại thành quyền, kèm dựng song song hai ngón cái là Nhất Thiết Như Lai Tâm Ấn.
Chân Ngôn là:
Án nhĩ nẵng nhĩ ca.
OṂ JINA JIK.
Tiếp kết Liên Hoa Bộ Tâm Ấn: Tức Ấn lúc trước, co ngón cái trái vào trong lòng bàn tay, dựng thẳng ngón cái phải.
Chân Ngôn là:
Án a lỗ lực ca.
OṂ AROLIK.
Tiếp kết Kim Cương Bộ Tâm Ấn: Tức Ấn lúc trước, co ngón cái phải vào trong lòng bàn tay, dựng thẳng ngón cái trái.
Chân Ngôn là:
Ấn phộc nhật la địa lực ca.
OṂ VAJRA DHṚK.
Tiếp kết Hộ Thân Như Lai Quyền Ấn: Tay phải, co ngón cái nằm ngang trong lòng bàn tay, bốn ngón còn lại nắm ngón cái thành quyền.
Đem Quyền Ấn này gia trì năm nơi trên thân của mình. Trước tiên là vầng trán, vai phải, vai trái, trái tim, cổ họng , mỗi một nơi đều tụng Chân Ngôn một biến.
Chân Ngôn là:
Án bộ, nhập phộc la, hồng.
OṂ BHUḤ JVALA HŪṂ.
Tiếp kết Ma Lợi Chi Bồ Tát Căn Bản Ấn: Hai ngón út, hai ngón vô danh, bên phải đè bên trái cùng cài chéo nhau bên nhau, dựng thẳng hai ngón trỏ cùng vịn nhau, hai ngón giữa đều đặt ở lưng ngón trỏ hướng về phía trước mặt sao cho đầu ngón vịn nhau, kèm dựng song song hai ngón cái liền thành.
Kết Ấn để ngang trái tim, tụng Ma Lợi Chi Thân Đà La Ni với tâm lúc trước, mỗi chân ngôn đều tụng bảy biến, mỗi biến co hai ngón cái triệu mời, cũng gọi là Nghinh Thỉnh Ấn. Kèm dùng Ấn này, gia trì năm nơi trên thân rồi bung Ấn trên đỉnh đầu.
Tiếp kết Đại Tam Muội Gia Ấn, Tịch Trừ Kết Giới: Tay phải đem ngón cái vịn trên móng ngón út, dựng thẳng ba ngón còn lại như hình chày Tam Cổ. Tay trái nắm Kim Cương Quyền án ở trên trái tim.
Tùy tụng Chân Ngôn, đem tay phải ấn ở trên đỉnh đầu, chuyển bên trái ba vòng tịch trừ tất cả loài gây chướng nạn, liền chuyển bên phải ba vòng và quơ bên trên bên dưới tức thành kết thập phương giới. Tất cả hàng Trời, Rồng, Người, Phi Nhân chẳng thể đến gần.
Chân Ngôn là:
Án thương ca lệ ma ha tam ma diễm, sa phộc hạ.
OṂ ŚAṂKARE MAHĀ SAMAYAṂ SVĀHĀ.
Tiếp kết Ma Lợi Chi An Đát Đản Na Ấn đây gọi là Ẩn Hình Antardhāna: Tay trái hư chưởng nắm quyền, ngón cái hơi vịn móng ngón trỏ như cái vòng, ba ngón còn lại nắm quyền khiến cho kín đáo.
Lại khiến làm lỗ hổng trong lòng bàn tay rồi đặt trước trái tim của mình. Tưởng thân mình nhập vào Tạng bên trong lỗ hổng của Ấn này. Tay phải để lòng bàn tay bẳng phẳng, chuyển bên phải mài Ấn này liền che trên lỗ hổng.
Tưởng Ấn này tức là Thân của Ma Lợi Chi Thiên Bồ Tát. Tự thân của Ta ẩn tàng ở trong trái tim của Ma Lợi Chi Thiên Bồ Tát. Một lòng chuyên chú chẳng gián đọan, tụng căn bản với tâm chân ngôn lúc trước, chẳng hạn định biến số, chỉ kiền thành chí tâm ắt được Bồ Tát dùng uy thần gia hộ. Tất cả oan gia, người ác đều chẳng thể nhìn thấy. Tất cả tai nạn thảy đều được giải thoát.
Nếu muốn cùng dường Ma Lợi Chi Bồ Tát. Nên dùng vàng, hoặc bạc, hoặc đồng đỏ, hoặc gỗ cây Bạch Đàn Hương, hoặc gỗ cây Tử Đàn… khắc làm Tượng Ma Lợi Chi Bồ Tát như hình Thiên Nữ, có thể dài nửa tấc, hoặc một tấc hai tấc trở xuống. Ở trên hoa sen hoặc đứng hoặc ngồi, đầu đội mão, đeo anh lạc, mọi thứ trang nghiêm khiến cho thật đoan chính.
Tay trái nắm Thiên Phiến cái quạt, cây quạt ấy như cây quạt của Thiên Nữ, Thiên Nữ Phiến trước mặt Duy Ma Cật Vimala kirti: Tịnh danh. Tay phải rũ xuống giương lòng bàn tay hướng ra bên ngoài, giương năm ngón tay làm thế dữ nguyện. Có hai Thiên Nữ đều cầm Bạch Phất Cây phất trần trắng đứng hầu hai bên trái phải.
Làm Tượng này xong, đội ở trên đỉnh đầu hoặc đeo trên cánh tay, hoặc để trong áo. Dùng sức uy thần của Bồ Tát nên chẳng gặp tai nạn. Đối với nơi chốn của kẻ oan gia thì quyết định được thắng. Quỷ thần, người ác không có dịp thuận tiện hãm hại.
Nếu muốn thành nghiệm, nguyện thấy chân thân của Ma Lợi Chi Thiên để cầu Thắng Nguyện thì tụng Đà La Ni này mãn mười vạn biến, y theo pháp kiến lập Mạn Trà La Maṇḍala: Đàn Trường, vẽ Tượng Ma Lợi Chi Bồ Tát đặt ở trong Đàn rồi đem mọi thứ cúng dường kèm làm Hỏa Đàn Hộ Ma thì Ma Lợi Chi Thiên Nữ sẽ hiện thân, Thắng Nguyện đã mong cầu quyết định thành tựu, chỉ trừ kẻ chẳng chí tâm.
Đức Phật bảo: Này các Bật Sô! Ta vì nạn khổ đáng sợ của chúng hữu tình trong đời ác sau này, nên mới lược nói pháp của Ma Lợi Chi Thiên. Vị Bồ Tát này có nguyện đại bi thường ở nơi nạn khổ đáng sợ, hộ giúp các hữu tình chẳng để cho Trời, Rồng, Quỷ Thần, Người, Phi Nhân, oan gia, thú ác có thể gây hại. Các ông nên thọ trì, rộng nói lưu bày nhằm nhiêu ích cho các hữu tình.
Các hàng Bật Sô, tám Bộ Trời Rồng, tất cả đại chúng nghe lời Phật dạy đều rất vui vẻ, tin nhận phụng hành.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Lâu Thán - Phẩm Hai - Phẩm Uất đơn Việt
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Sáu - Phẩm Vương Tương ưng - Kinh Tam Thập Nhị Tướng
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Sáu - Phẩm Quán Thiên Dạ Ma Thiên - Tập Hai Mươi Chín
Phật Thuyết Kinh Vô Năng Thắng Kim Cương Hỏa đà La Ni