Bàn tay của Mokusen
Mokusen Hiki sống trong một ngôi chùa ở tỉnh Tamba. Một trong những thiền sinh của Mokusen phàn nàn về tính hà tiện của vợ anh ta.
Mokusen đến thăm bà vợ và đưa nắm tay ra trước mặt chị.
“Thầy có ý gì vậy?” chị ta hỏi với ngạc nhiên.
“Giả sử nắm tay tôi cứ như thế này hoài. Chị gọi nó là gì?” thiền sư hỏi.
“Tật nguyền,” chị trả lời.
Rồi thiền sư mở thẳng bàn tay trước mặt chị và hỏi: “Nếu nó cứ như thế này hoài. Thì sao?”
“Cũng tật nguyền,” chị nói.
“Nếu chị hiểu được bao nhiêu đó,” Mokusen kết thúc, “chị là một người vợ tốt.” Rồi thiền sư ra về.
Sau lần viếng thăm của thiền sư, chị vợ giúp anh chồng phân phát cũng như dành dụm.
Bình:• Cứ đông cứng vào một vị thế, đó là tật nguyền, là chấp.
Vô chấp là không dính cứng vào đâu cả. Vô chấp là sống uyển chuyển và tự nhiên, sống tùy duyên.
Vô chấp là Trung đạo của Phật gia.
• Cách giáo dục hay nhất là không nói thẳng vào vấn đề của người học trò, chỉ đưa ra nguyên lý tổng quát, rồi để học trò tự hiểu về vấn đề của mình và tự sửa đổi.
Lời Phật dạy \',Truyện Phật giáo,lời Thầy dạy,Thánh nhân
“Thầy an cư tại Tu viện, con an cư ở đâu?”
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba - Phẩm Thiện Hiện - Phần Tám
Phật Thuyết Kinh Phật Bổn Hạnh - Phẩm Hai Mươi Sáu - Phẩm Ma Khuyên Xả Thọ Mạng
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Hữu Học Lậu Tận
Phật Thuyết Kinh Pháp Tối Thượng Vương - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Tỳ Xà Da
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Bản Duyên - Phẩm Hai - Phẩm Nhất Thiết Thí
Phật Thuyết Kinh Bản Sự - Phẩm Hai - Phẩm Hai Pháp - Phần Một
Phật Thuyết đại Cát Tường Thiên Nữ Mười Hai Khế Một Trăm Lẻ Tám Danh Vô Cấu đại Thừa Kinh - Phần Ba