Phật Thuyết Kinh Bản Sự - Phẩm Một - Phẩm Một Pháp - Phần Ba
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH BẢN SỰ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Huyền Trang, Đời Đường
PHẨM MỘT
PHẨM MỘT PHÁP
PHẦN BA
Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Các hữu tình nào đoạn hẳn một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.
Thế nào là một pháp?
Nghĩa là xả bỏ não.
Vì sao?
Vì tất cả hữu tình do não cấu nhiễm nên thường qua lại đọa trong các đường ác, chịu khổ sinh tử. Ai có thể đoạn hẳn một pháp như vậy, ta chứng nhận người đó nhất định được quả Bất Hoàn, không còn sinh trở lại nơi thế gian này.
Thế nên ta nói: Các hữu tình nào đoạn hẳn một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.
Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:
Ta quán các hữu tình
Do Não làm cấu nhiễm
Qua lại đọa đường ác
Chịu sinh tử luân hồi.
Ai hiểu biết đúng đắn
Đoạn trừ hẳn não ấy
Nhất định được Bất Hoàn
Không sinh lại thế gian.
Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Các hữu tình nào đoạn hẳn một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.
Thế nào là một pháp?
Nghĩa là xả bỏ phẫn.
Vì sao?
Vì tất cả hữu tình do phẫn cấu nhiễm nên thường qua lại, đọa trong các đường ác, chịu khổ sinh tử. Ai có thể đoạn hẳn một pháp như vậy, ta chứng nhận người đó nhất định được quả Bất Hoàn, không còn sinh trở lại trong thế gian này.
Thế nên ta nói: Các hữu tình nào đoạn hẳn một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.
Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:
Ta quán các hữu tình
Do phẫn làm cấu nhiễm
Qua lại đọa nẻo ác
Chịu sinh tử luân hồi.
Ai hiểu biết đúng đắn
Đoạn trừ hẳn phẫn ấy
Nhất định được Bất Hoàn
Không sinh lại thế gian.
Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Các hữu tình nào đoạn hẳn một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.
Thế nào là một pháp?
Nghĩa là xả bỏ hận.
Vì sao?
Vì tất cả hữu tình do hận cấu nhiễm nên thường qua lại, đọa trong các nẻo ác, chịu khổ sinh tử. Ai có thể đoạn hẳn một pháp như vậy, ta chứng nhận người đó nhất định được quả Bất Hoàn, không còn sinh trở lại thế gian này.
Thế nên ta nói: Các hữu tình nào đoạn hẳn một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.
Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:
Ta quán các hữu tình
Do hận làm cấu nhiễm
Qua lại đọa nẻo ác
Chịu sinh tử luân hồi.
Ai hiểu biết đúng đắn
Đoạn trừ hẳn hận ấy
Nhất định được Bất Hoàn
Không sinh lại thế gian.
Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Các hữu tình nào đoạn hẳn một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.
Thế nào là một pháp?
Nghĩa là xả bỏ tật ganh ghét.
Vì sao?
Vì tất cả hữu tình do tật cấu nhiễm nên thường qua lại, đọa trong các nẻo ác, chịu khổ sinh tử. Ai có thể đoạn hẳn mọt pháp như vậy, ta chứng nhận người đó nhất định được quả Bất Hoàn, không còn sinh trở lại nơi thế gian này.
Thế nên ta nói: Các hữu tình nào đoạn hẳn một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.
Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:
Ta quán các hữu tình
Do tật làm cấu nhiễm
Qua lại đọa nẻo ác
Chịu sinh tử luân hồi.
Ai hiểu biết đúng đắn
Đoạn trừ hẳn tật này
Nhất định được Bất Hoàn
Không sinh lại thế gian.
Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Các hữu tình nào đoạn hẳn một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.
Thế nào là một pháp?
Nghĩa là xả bỏ xan keo kiệt.
Vì sao?
Vì tất cả hữu tình do xan cấu nhiễm nên thường qua lại, đọa trong các nẻo ác, chịu khổ sinh tử. Ai có thể đoạn hẳn một pháp như vậy. Ta chứng nhận người đó nhất định được quả Bất Hoàn, không còn sinh trở lại nơi thế gian này.
Thế nên ta nói: Các hữu tình nào đoạn hẳn một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó được quả Bất Hoàn.
Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:
Ta quán các hữu tình
Do xan làm cấu nhiễm
Qua lại đọa nẻo ác
Chịu sinh tử luân hồi.
Ai hiểu biết đúng đắn
Đoạn trừ hẳn xan ấy
Nhất định được Bất Hoàn
Không sinh lại thế gian.
Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Các hữu tình nào đoạn hẳn một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.
Thế nào là một pháp?
Nghĩa là xả bỏ đam mê đắm.
Vì sao?
Vì tất cả hữu tình do đam cấu nhiễm nên thường qua lại, đọa trong các nẻo ác, chịu khổ sinh tử. Ai có thể đoạn hẳn một pháp như vậy, ta chứng nhận người đó nhất định được quả Bất Hoàn, không còn sinh trở lại nơi thế gian này.
Thế nên ta nói: Các hữu tình nào đoạn hẳn một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.
Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:
Ta quán các hữu tình
Do đam làm cấu nhiễm
Qua lại đọa nẻo ác
Chịu sinh tử luân hồi.
Ai hiểu biết chân chánh
Đoạn trừ hẳn đam ấy
Nhất định được Bất Hoàn
Không sinh lại thế gian.
Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Các hữu tình nào đoạn hẳn một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.
Thế nào là một pháp?
Nghĩa là xả bỏ mạn kiêu mạn.
Vì sao?
Vì tất cả hữu tình do mạn cấu nhiễm nên thường qua lại, đọa trong nẻo ác, chịu khổ sinh tử. Ai có thể đoạn hẳn một pháp như vậy, ta chứng nhận người đó nhất định được quả Bất Hoàn, không còn sinh trở lại nơi thế gian này.
Thế nên ta nói: Các hữu tình nào đoạn hẳn một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.
Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:
Ta quán các hữu tình
Do mạn làm cấu nhiễm
Qua lại đọa nẻo ác
Chịu sinh tử luân hồi.
Ai hiểu biết đúng đắn
Đoạn trừ hẳn mạn ấy
Nhất định được Bất Hoàn
Không sinh lại thế gian.
Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Các hữu tình nào đoạn hẳn một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.
Thế nào là một pháp?
Nghĩa là xả bỏ hại.
Vì sao?
Vì tất cả hữu tình do hại cấu nhiễm nên thường qua lại, đọa trong các nẻo ác, chịu khổ sinh tử. Ai có thể đoạn hẳn một pháp như vậy, ta chứng nhận người đó nhất định được quả Bất Hoàn, không còn sinh trở lại nơi thế gian này.
Thế nên ta nói: Các hữu tình nào đoạn hẳn một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.
Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:
Ta quán các hữu tình
Do hại làm cấu nhiễm
Qua lại, đọa nẻo ác
Chịu sinh tử luân hồi.
Ai hiểu biết đúng đắn
Đoạn trừ hẳn hại ấy
Nhất định được Bất Hoàn
Không sinh lại thế gian.
Bài kệ tóm tắt lại phần Kinh Bản Sự ở trước:
Tham dục, sân, nhuế, si
Phú tàng, não và phẫn
Oán hận, tật cùng xan
Đam mê, mạn, cùng hại.
Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Các hữu tình nào thường niệm một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.
Thế nào là một pháp?
Nghĩa là niệm Phật.
Vì sao?
Vì tất cả hữu tình do không niệm
Phật nên thường qua lại đọa trong các đường ác, chịu khổ sinh tử. Ai thường niệm một pháp như vậy, ta chứng nhận người đó nhất định được quả Bất Hoàn, không còn sinh trở lại thế gian này.
Thế nên ta nói: Các hữu tình nào thường niệm một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.
Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:
Ta quán các hữu tình
Do vì không niệm Phật
Qua lại, đọa đường ác
Chịu sinh tử luân hồi.
Ai hiểu biết đúng đắn
Thường niệm đức của Phật
Nhất định được Bất Hoàn
Không sinh lại thế gian.
Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Các hữu tình nào thường niệm một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.
Thế nào là một pháp?
Nghĩa là niệm pháp.
Vì sao?
Vì tất cả hữu tình do không niệm pháp nên thường qua lại, đọa trong các đường ác, chịu khổ sinh tử. Ai thường niệm một pháp như vậy, ta chứng nhận người đó nhất định được quả Bất Hoàn, không còn sinh lại nơi thế gian này.
Thế nên ta nói: Các hữu tình nào thường niệm một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.
Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:
Ta quán các hữu tình
Do vì không niệm pháp
Qua lại đọa nẻo ác
Chịu sinh tử luân hồi.
Ai hiểu biết đúng đắn
Thường niệm đến chánh pháp
Nhất định được Bất Hoàn
Không sinh lại thế gian.
Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Các hữu tình nào thường niệm một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.
Thế nào là một pháp?
Nghĩa là niệm Thánh Chúng.
Vì sao?
Vì tất cả hữu tình do không niệm Thánh Chúng nên thường qua lại đọa trong các nẻo ác, chịu khổ sinh tử. Ai thường niệm một pháp như vậy, ta chứng nhận người đó nhất định được quả Bất Hoàn, không còn trở lại nơi thế gian này.
Thế nên ta nói: Các hữu tình nào thường niệm một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.
Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:
Ta quán các hữu tình
Do không niệm Thánh Chúng
Qua lại đọa nẻo ác
Chịu sinh tử luân hồi.
Ai hiểu biết đúng đắn
Thường nhớ mãi Thánh Chúng
Nhất định được Bất Hoàn
Không sinh lại thế gian.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Trường A Hàm - Kinh Thập Thượng - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Hai - Hai Pháp - Phẩm Tám - Phẩm Tướng
Phật Thuyết Kinh Tập Nhất Thiết Phước đức Tam Muội - Phần Chín
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Bản Duyên - Phẩm Tám - Phẩm Rồng
Phật Thuyết Kinh Duyên Sinh Sơ Thắng Phần Pháp Bản - Phần Một