Phật Thuyết Kinh Bảo Nữ Sở Vấn - Phẩm Ba - Phẩm thông Tỏ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẬT THUYẾT
KINH BẢO NỮ SỞ VẤN
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẨM BA
PHẨM THÔNG TỎ
Khi ấy, Hiền giả Xá Lợi Phất bạch Đức Thế Tôn: Bạch Đấng Thiên Trung Thiên! Thật chưa từng có! Bảo Nữ này có biện tài thưa hỏi, phân biệt, giảng nói như trí tuệ thông minh đã thấu đạt.
Vị ấy vốn đã thấu đạt những gì mà có thể diễn nói thông suốt điều cốt yếu như thế?
Thế Tôn hỏi: Theo sự suy nghĩ của Hiền giả Xá Lợi Phất thì sao?
Bảo Nữ này chẳng phải do trí tuệ thông tỏ mà diễn nói pháp yếu?
Chớ có khởi quán như thế. Vị Bảo Nữ này đã đạt được biện tài thông sáng không gián không đoạn.
Khi ấy, Trưởng lão Xá Lợi Phất hỏi Bảo Nữ: Cô ưa thích nhận lãnh duyên theo phương tiện giải thoát và thông tuệ phân biệt chăng?
Bảo Nữ đáp: Thưa Hiền giả Xá Lợi Phất! Tất cả các pháp đều nên diễn nói ứng hợp, đều quy về nơi chỗ hành tạo của thông tuệ.
Thưa Hiền giả Xá Lợi Phất! Ý của Bồ Tát phân biệt giảng nói là tuệ thông minh.
Vì sao?
Vì tóm thâu chỗ cốt yếu của tất cả các nghĩa nên phát tâm đạo đó là đối với nghĩa thông tuệ, điều phục pháp giới bình đẳng nên phát tâm đạo, như thế gọi là tuệ của biện tài.
Những điều đã nói ấy đều hướng về sự diệt trừ, đó là phân biệt rõ của tuệ biện tài diệt tận. Tất cả thuan theo diệu chỉ là tuệ thông sáng. Phát tâm này rồi tức đạt đến biện tài không dứt, không chướng ngại. Đó gọi trí tuệ của biện tài thông sáng.
Bảo Nữ lại bảo: Thưa Hiền giả Xá Lợi Phất! Không có nghĩa về chỗ hành, không có nghĩa chấp trước, tâm chí là nghĩa lớn, thông tỏ đạt nghĩa, thường khéo tư duy nghĩa pháp như huyễn.
Người có tâm ấy, tức là tâm thông đạt pháp sự, tâm hiểu rõ các Pháp Môn đều có chỗ hướng về, hướng về minh triết, không dựa nơi sáu tình, tâm không đắm vướng, biện tài vô ngại.
Người phân biệt thông tỏ tất cả nghĩa là phi nghĩa, thấy pháp như nhiên nghĩa là thuận nhập, đó là nhờ vào âm thanh. Người biện tài ấy mượn nơi ngôn từ, gọi là Phật, không gì là không biết. Do pháp sinh nên duyên theo đó để phân biệt pháp thích ứng. Người có biện tài là tự tại phân biệt pháp nghĩa làm nghĩa, pháp không theo ý mình mới là pháp.
Pháp ứng thuận mới là thuận, pháp biện tài mới là biện tài. Nghĩa vô sở hữu, nghĩa vô vi, nghĩa hợp hội, là nghĩa thông sáng. Pháp hợp hội là nghĩa nhất pháp vị, Thánh Chúng thuận diệt mới là thuận diệt. Có chỗ phân biệt mới là biện tài.
Thưa ngài Xá Lợi Phất! Đó là giảng nói chương cú của các pháp. Thường quán pháp này đó là nghĩa thông sáng.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bát Niết Bàn - Phẩm Hai Mươi Mốt - Phẩm Anh Nhi Hạnh
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Hai Mươi - Pháp Hội Vô Tận Phục Tạng
Phật Thuyết Kinh Tô Tất địa Yết La - Phẩm Hai Mươi Tám - Phẩm Pháp Thủ Thành Tựu Vật
Phật Thuyết Kinh Phổ Môn Phẩm - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Phật Bản Hạnh Tập - Phẩm Năm Mươi Bốn - Phẩm Nhân Duyên ưu đà Di - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - ðại Kinh Pháp Hành - Phần Ba - Người Trí
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Bất Phóng Dật - phần Một