Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Anh Lạc Hiện Tại Báo - Phẩm Năm - Phẩm Nói Về Các Pháp Môn Anh Lạc - Phần Năm

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Phật Niệm, Đời Dao Tần

PHẬT THUYẾT KINH

BỒ TÁT ANH LẠC HIỆN TẠI BÁO

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Phật Niệm, Đời Dao Tần  

PHẨM NĂM

PHẨM NÓI VỀ

CÁC PHÁP MÔN ANH LẠC  

PHẦN NĂM  

Lúc Đức Thế Tôn nói xong đoạn này thì Bồ Tát Vô Đảnh Tướng cùng với trăm ngàn Chư Thiên, người, thảy đều phát hạnh vô thượng, dốc tu tập để đạt được thức an trụ. Lại có vô số chúng sinh đều phát tâm Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Bấy giờ Bồ Tát Vô Đảnh Tướng liền đến trước Đức Phật Đọc bài tụng:

Các tướng gồm đủ

Thành thân Như Lai

Ba cõi không đắm

Vô ngã như không

Đã đoạn tâm cấu

Thần thông tự tại

Do đạt thức động

Thức trụ khỏi đạt

Pháp giới hư không

Cũng chẳng biến đổi

Như Lai vốn như

Nên đạt thức trụ

Như Lai quá khứ

Số như hằng sa

Vì được thức trụ

Thức động nào hiện?

Con nay có nghi

Chẳng đạt pháp giới

Mong được rũ thương

Khiến dứt vọng tưởng

Chúng sinh chí dốc

Tánh hạnh chẳng đồng

Nghe pháp diệu không

Chẳng thấu cội nguồn

Hư không không tướng

Hành đều bình đẳng

Làm sao thức trụ

Nên gọi thanh tịnh

Như nay đến lúc

Diễn nói thích hợp

Tuệ thông cõi gốc

Rất lạ, hiếm có

Bốn chúng vô úy

Cùng muốn nghe biết

Thức trụ, thức động

Phân biệt rõ tánh

Chư Phật thường tại

Pháp giới bình đẳng

Chư Thánh vị lai

Pháp tánh cũng thế.

Như nay chúng sinh

Vào tịnh không loạn

Lại theo thức nào

Mà được định ý

Nay định ý ấy

Tịch tĩnh dứt vang

Chính là thức trụ

Hay là thức động

Mong mỗi mỗi nêu

Căn bản pháp giới

Dứt hẳn mối nghi

Chẳng còn do dự.

Bấy giờ Đức Thế Tôn lại dùng kệ để đáp Bồ Tát Vô Đảnh Tướng:

Chư Như Lai quá khứ

Thần trí thật chẳng cùng

Tuy thân đã diệt độ

Thức trụ chẳng biến đổi

Thức động có hai thức

Thức có trụ, không trụ

Như nhập cảnh vô vi

Chẳng thấy hai danh hiệu

Như Lai dứt mọi chấp

Như núi cao bất động

Hành vượt không kẻ sánh

Thương độ kẻ khốn cùng

Mọi thôn xóm, cõi nước

Như Lai đều đi tới

Chẳng thức không như thế

Vì nghi thức động, trụ

Như từ vô số kiếp

Khó kể Chư Như Lai

Muốn tính thức Như Lai

Động, trụ chẳng động, trụ

Trí tuệ Phật không bờ

Thức trùm vô lượng pháp

Thân tướng thệ lớn đủ

Vô tướng chẳng thể thấy

Nên ta lúc sơ sinh

Đất Trời bừng thông suốt

Tâm giữ nguyện lớn vững

Thức vô vi vô hình

Là Bậc Lưỡng Túc Tôn

Như voi lìa vòng xích

Kỹ nhạc tự hòa tấu

Đầy khắp nơi hư không

Vô số Chư Thiên, Người

Thảy tự dốc kính lễ

Đều dùng từng ấy lời

Tán dương Đức Như Lai

Do đạt Bậc Chánh Giác

Mắt nhìn không hề chán

Chuyển pháp luân vô thượng

Diễn giảng pháp tối thắng

Hết thảy mọi chúng sinh

Dốc tôn thờ Thánh Giáo

Xưa nay hay về sau

Thế hùng như Sư Tử

Vô số kiếp chứa công

Chẳng mất hạnh tổng trì

Bốn bậc vô sở úy

Ích thấm khắp muôn loài

Dùng đạo quả trang nghiêm

Không vướng nẻo vô ngã

Chánh Giác ứng vô tướng

Như hư không vô ngại

Hôm nay đạt năm nhãn

Chưa trụ chẳng chốn trụ

Dứt sạch mọi điên đảo

Không trụ, chẳng thấy thức

Tuệ Như Lai diệu kỳ

Dùng pháp vô tướng ấn

Hành trọn không chốn thiếu

Không phú quý vinh hoa

Một bước ý một niệm

Bồ Tát quán dứt loạn

Các thức diệu thức động

Thức trụ chẳng bậc nhất

Tư duy Phật quá khứ

Cùng mọi nẻo vị lai

Như ta nơi hiện tại

Chẳng do trụ chứng hành

Như Lai thông ba trí

Không một ai cùng sánh

Hành vượt mọi sinh diệt

Chẳng thức chốn của thức.

Bấy giờ Đức Thế Tôn một lần nữa lại bảo Bồ Tát Vô Đảnh Tướng rằng: Có thân thức không thân tướng và thân thức thân tướng rõ về lẽ vô. Pháp ấy có sáu thứ.

Những gì là sáu pháp ấy?

Nếu có các hàng thiện nam, thiện nữ, thân nhập vào mười sáu thứ thọ nhận trần cấu từ bên ngoài thì thân thức mỗi mỗi nhận rõ cho đến lúc đạt được cõi thanh tịnh. Đó gọi là pháp Anh Lạc thanh tịnh thứ nhất.

Dùng thức không có thân tướng để dấy khởi thân thức, ở trong ấy luôn phân biệt để rõ nguyên do và lấy lại sự an lạc. Đó gọi là pháp Anh Lạc thanh tịnh thứ hai.

Ta từ xưa có nguyện tu tập thân tướng mình gồm có một trăm lẻ năm hạnh nên gọi là thân tướng, lại có đủ một trăm lẻ năm hạnh mới thành thân tướng. Đó gọi là pháp Anh Lạc thanh tịnh thứ ba.

Quá khứ lâu xa, chúng sinh đã bao lớp hoại diệt, nơi cõi ấy thọ thân hữu vi, vô vi. Hữu hành vô hành. Hoặc tốt hoặc xấu. Có khổ có vui, mỗi mỗi thức đều phân biệt như pháp giới chẳng phải pháp giới. Đây là pháp giới của thân thức, đây chẳng phải là pháp giới của thân thức. Đó gọi là pháp Anh Lạc thanh tịnh thứ tư.

thân thức tạo sắc lại có mười việc, chân thân hóa thể cũng không có đầu mối và thứ lớp. Biết rõ thân thức ấy hướng đến hay không có chỗ hướng đến. Đó gọi là pháp Anh Lạc thanh tịnh thứ năm.

Rõ được gốc của thân thức năm tháng không đồng, thân gốc thân hiện nay đều luôn biến đổi không an trụ. Biết gốc của sự thọ nhận hình hài nay cũng biến đổi. Như thế là liền có thể ở trong đó luôn giữ gìn không để mất thân thức. Đó gọi là pháp Anh Lạc thanh tịnh thứ sáu.

Lại nữa, này các vị Tộc Tánh Tử! Lại có sáu việc.

Những gì là sáu pháp ấy?

Thân hành động thanh tịnh, không làm các điều ác. Khẩu cũng thanh tịnh, không thuyết giảng nẻo tà. Ý tu tập thanh tịnh, không dấy các phiền não. Đó gọi là pháp Anh Lạc thanh tịnh thứ nhất.

Thân quá khứ đã diệt, có thiện có tội. Thức thiện nhận rõ thân thiện. Thức ác nhận rõ thân ác, nghiệp ác. Mỗi mỗi tư duy về thiện ác là từ thân thức. Đó gọi là pháp Anh Lạc thanh tịnh thứ hai.

Sáu pháp của thân tướng luôn lìa thiện ác, lại có thể dấy niệm không rời thân thức. Lại có lúc chúng sinh chấp thân thanh tịnh thì có thức thanh tịnh. Chấp thân không thanh tịnh thì có thức không thanh tịnh. Ở trong ấy luôn nhận rõ thân thức thanh tịnh và thanh thức không thanh tịnh. Đó gọi là pháp Anh Lạc thanh tịnh thứ ba.

Nhớ lại về chốn gốc tạo ra thân hữu vi và thân vô vi. Thân quá khứ, hiện tại và vị lai, thảy đều có thể nhận rõ và không hề mất thân thức. Đó gọi là pháp Anh Lạc thanh tịnh thứ tư.

Nơi chỗ nhớ nghĩ các pháp của tâm chẳng phải một, chẳng phải hai. Luôn ghi nhớ chắc chắn không hề quên để nhận biết chỗ dấy khởi của thức. Đó gọi là pháp Anh Lạc thanh tịnh thứ năm.

Thân nhận biết về đối tượng vô hình lại có năm sự.

Những gì là năm?

Có thân nhiễm đắm, có thân không nhiễm đắm. Có thân hữu hình, có thân vô hình. Có thân hữu thức, có thân không thức. Có thân thế tục, có thân đạo pháp. Có thân là một, có thân chẳng phải một. Ở trong ấy thảy đều phân biệt nhận rõ. Đó gọi là pháp Anh Lạc thanh tịnh thứ sáu.

Đức Phật bảo Bồ Tát Vô Đảnh Tướng: Lại có sáu pháp.

Những gì là sáu pháp ấy?

Có pháp thân vô tận, pháp thân hữu tận. Nhận rõ về hữuvô mà pháp thức luôn thanh tịnh. Đó gọi là pháp Anh Lạc thanh tịnh thứ nhất.

Tánh của các pháp là vô vi nên hành không có tăng giảm. Biết pháp có thiện, biết pháp không thiện. Biết pháp có sinh, biết pháp có diệt. Thông tỏ pháp thức mà không làm mất pháp tánh. Đó gọi là pháp Anh Lạc thanh tịnh thứ hai.

Có thân hữu thường trụ, có thân vô thường trụ. Pháp không thường trụ thì rõ là không thường trụ. Các pháp thường trụ thì cũng rõ là thường trụ. Tư duy về các pháp là thức trụ hay thức không trụ. Đó gọi là pháp Anh Lạc thanh tịnh thứ tư.

Các pháp tịch nhiên, các pháp có hình sắc cũng lại tịch nhiên. Thức hữu vi nhận biết các pháp hữu vi chẳng thể nhận thức. Thức vô vi nhận biết các pháp vô vi chẳng thể nhận thức. Luôn tư duy nhưng không làm mất pháp giới. Đó gọi là pháp Anh Lạc thanh tịnh thứ năm.

Vô số pháp thân, vô hình không thể thấy, chẳng phải là chỗ thu giữ của nhãn giới, từ lúc mới phát tâm không hề dấy khởi hai tưởng. Luôn nhận rõ các pháp mà không làm mất pháp thân. Đó gọi là pháp Anh Lạc thanh tịnh thứ sáu.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần