Phật Thuyết Kinh đà La Ni Tập - Phần Bảy - Bát Nhã Ba La Mật đa đại Tâm Kinh - Tập Hai

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư A Địa Cồ Đa, Đời Đường

PHẬT THUYẾT

KINH ĐÀ LA NI TẬP

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

A Địa Cồ Đa, Đời Đường  

PHẦN BẢY

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA ĐẠI TÂM KINH  

TẬP HAI  

Lại trong mỗi một Tu Đa La Tạng ấy sanh ra vô lượng na do tha A tăng kỳ Tu Đa La Tạng. Như vậy cho đến triển chuyển sanh ra vô lượng vô tận Tu Đa La Tạng. Nơi nêu ra tựa đề, tên gọi, câu, nghĩa, mùi vị. Vị của Kinh…mỗi mỗi đều chẳng giống nhau, nên chẳng nêu ra lần nữa. Như vậy niệm niệm sanh ra không cùng tận. Thế nên gọi là Vân Tận Tạng Đà La Ni Ấn.

Đà La Ni Ấn này tức là Tông Tổ của Chư Phật ba đời ở mười phương, cũng là kho tàng pháp không cùng tận của Chư Phật ba đời ở mười phương, mẹ. Mẫu của tất cả bát nhã Ba la mật. Là nơi mà Chư Phật Bồ Tát quá khứ hiện tại vị lai đã thường cúng dường, cung kính, tán thán.

Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân dùng tâm chí thành, viết chép, đọc tụng, như thuyết tu hành thì hết thảy tội nặng trong trăm ngàn vạn ức hằng hà sa kiếp sinh tử của người này, ở khoảng phút chốc đều diệt hết không có dư sót.

Hết thảy công đức của Đà La Ni Ấn này, nếu ta trụ ở trăm ngàn vạn ức A tăng kỳ kiếp khen ngợi cũng chẳng hết, huống chi là người khác khen ngợi mà có thể hết được.

Nếu người muốn tu hành bát nhã Ba la mật thì ăn một bữa, trai giới, dùng nước nóng thơm tắm gội, mặc áo mới sạch, vào nơi Đạo Tràng. Cần thiết nên trước tiên tụng Đà La Ni này kèm làm Ấn này, đủ một trăm vạn biến, sau đó tu hành pháp bát nhã khác ắt quyết định thành tựu. Thế nên gọi là bát nhã căn bản.

Đà La Ni Ấn này hay soi thấu tất cả pháp bát nhã Ba la mật cho nên gọi là Bát Nhã Ba La Mật Nhãn Đà La Ni Ấn này đều hay tồi diệt tất cả chướng ngại, đều hay trụ giữ công đức của tất cả Chư Phật Bồ Tát, cho nên gọi là Kim Cang bát nhã tâm vậy. Một Ấn Chú này do pháp Sư Phiệt Lê Da Tư Thằng Già dịch.

13. bát nhã Sứ Giả Ấn. Trước tiên dùng bát nhã hộ thân, tiếp theo dùng pháp của Quân Trà Lợi hộ thân.

Trước tiên, ngửa hai bàn tay, liền đem hai ngón vô danh cùng móc nhau. Đều co hai ngón giữa với hai ngón út hướng trong lòng bàn tay. Đều dựng hai ngón trọ vịn đầu nhau. Hai ngón cái cũng dựng thẳng, phụ bên cạnh ngón trỏ, vịn lóng giữa của ngón trỏ…đưa hai ngón cái qua lại, dùng trị tất cả bệnh.

14. Đại bát nhã Ba la mật Đa Đà La Ni:

Chú là:

Na mô bà già bà đế ma ha ba la nhạ, ba la di đa duệ bạc cật để phạt la tha duệ a ba lợi di đa, cồ noa duệ tát bà đát tha yết đa ba lợi bố tự đa duệ tát bà đát tha yết đa nỗ nhạ đa, nỗ nhạ đa tỳ nhạ đa duệ đá điệt tha ba la nhạ, ba la nhạ ma ha ba la nhạ ba la nhạ bà sa, yết lợi bà la nhạ lô ca, yết lợi an đà ca la tỳ đà ma ni tỉ đề, tô tỉ đề tỉ điện đổ man bà già bà để tát phòng già, tôn đát lợi bà chỉ để phạt tha lý bà la sa lý đá, ha tất đê tam ma bà bà, yết lý bột địa, bột địa, mạo đà da, mạo đà da tất địa, tất địa kiếm bà, kiếm bà ca la, ca la giả la, giả la át bà, át bà a yết xa, a yết xa bà già bà đế ma, tỳ lãm bà sa ha.

Namo Bhagavate mahā prajñā pāramitāye, bhakti vātalāye aparimitaguṇāye, sarva tathāgata paripūjita, sarva tathāgata, anujñāta anujñāta, vijñātāye.

Tadyathā: Prajñā prajñā mahā prajñā, prajñābhāsa kare, prajñāloka kare, andha kāra vidhamani, siddhe susiddhe siddhyaṃtu māṃ bhagavate, sarvāṅgasundari bhaktivatsale pravārita haste, samāśvāsa kare, buddhi buddhi, buddhya buddhya, kaṃpa kaṃpa, kara kara, cala cala, rāva rāva, āgaccha āgaccha, bhagavate mā vilamba svāhā.

Đại Thần Chú này ở trong Kinh Đại Bát Nhã, Đức Phật nói một lần nữa ở Cõi Trời Tha Hóa Tự Tại. Hết thảy tất cả Chư Phật ở mười phương đều cùng nhau tán thành. Thế nên gọi là Đại Bát Nhã Chú.

Chú này có công lực chẳng thể nghĩ bàn, cũng hay cứu bạt nỗi khổ to lớn trong sinh tử. Thần Chú như vậy được Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai cùng nhau chung nói, cùng nhau hộ niệm. Người hay tụng trì, diệt tất cả chướng, tùy theo tâm ước nguyện không có gì chẳng thành tựu, mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

15. bát nhã Ba la mật Đa Thông Minh Đà La Ni. Một tên gọi là Tiểu bát nhã Ba la mật Đa Thần Chú, một tên gọi là Thập Phương Nhất Thiết Chư Phật Mẫu Chú.

Bấy giờ Đức Như Lai lại nói Thần Chú.

Chú là:

Na mô bà già bà đế na mô ma ha ba la nhạ ba la nhĩ đa duệ đá điệt tha ma nễ, đạt mê tăng già la ha, đạt mê a nỗ già la ha, đạt mê tỳ mục để, đạt mê sa đà nỗ già la ha, đạt mê bùi xá la ma noa, đạt mê sa mạn đa noa bả lợi bà la đá na, đạt mê cồ noa, già la ha, tăng già la ha, đạt mê tát bà đá la nỗ già đá, đạt mê tát bà già la, bả lợi ba la nõa, đạt mê tỉ nhĩ lợi để, a sa, ba la mộ sa na, đạt mê sa ha.

Đức Phật nói: Thần Chú như vậy là mẹ của Chư Phật, người hay trì tụng diệt được tất cả tội, thường thấy Chư Phật, được Túc Mạng Trí, mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

Nếu có nam tử, nữ nhân hay tụng trì Chú này, muốn cầu thông minh, diệt tội nặng… liền được thông minh, liền diệt tội nặng.

Lời Phật chí thành, không có hư ngụy. Vào lúc sáng sớm, đánh răng, xúc miệng sạch sẽ xong. Ở trước tượng Phật, cung kính nhất tâm, chắp tay cột buộc niệm, đốt mọi hương thơm, rải các hoa thơm đẹp, chí Tâm lễ bái, quỳ gối tụng Chú này hai mươi mốt biến, cho đến thời trai.

Bữa ăn đúng giờ Ngọ, không được nói chuyện với người khác, đến chốn không tịnh. Vắng lặng thanh tịnh, một ngày tụng được năm trăm Kệ Kinh. Như vậy bảy ngày, mười bốn ngày, hai mươi mốt ngày thời không có gì chẳng hiệu nghiệm, trừ kẻ chẳng chí tâm.

Nếu muốn đọc tụng tất cả Kinh Điển, chủ yếu nên trước tiên tụng Đà La Ni này, liền được sức nghĩ nhớ chẳng quên. Ấn dùng Xa Ma Tha Tứ Thiền Ấn.

16. Bát Nhã Đại Tâm Đà La Ni:

Chú là:

Đá điệt tha Yết đế, yết đế ba la yết đế ba la tăng yết đế Bồ Đề sa ha.

Tadyathā: Gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā.

Đại Tâm Chú này, dùng Đại Tâm Ấn, làm các Đàn Xứ, thông dụng cho tất cả.

Bát Nhã Tiểu Tâm Đà La Ni Chú là:

Đá điệt tha Yết đế, yết đế ba la dân yết đế ba la nhạ tha sa ha.

17. Bát Nhã Tâm Đà La Ni:

Chú là:

Đá điệt tha tỉ nhĩ lý duệ, tỉ lý nhĩ duệ thất lợi thất tra sa ha.

Tadyathā: Smṛtiye smṛtiye śreṣṭha svāhā.

Dùng Xa Ma Tha Ấn, chí Tâm tụng thì được sức chẳng quên, nghe giữ tất cả. Tụng mười vạn biến cho đến một trăm vạn thì không có gì chẳng hiệu nghiệm, trừ kẻ chẳng chí Tâm.

18. Bát Nhã Văn Trì Bất Vong Đà La Ni:

Chú là:

Na mô bà già bà đế bà la nhạ dã, ba la di đa duệ đá điệt tha thất lý duệ thất lý duệ thất lý duệ thất lý duệ tế sa ha.

19. Bát Nhã Tiểu Tâm Đà La Ni:

Chú là:

Đá điệt tha thất lợi duệ thất lợi duệ thất lợi thất tra sa ha.

Nếu Chú Sư muốn trị bệnh thì tự làm Hộ Thân xong, ở bên cạnh người bệnh, làm một cái Thủy Đàn rộng bốn khuỷu tay. Trang nghiêm xong rồi đem mọi hương hoa, thắp bốn mươi chín ngọn đèn, mọi loại thức ăn uống…

Bày trí xong xuôi, tay cầm lò hương, đốt hương nhiễu theo bên phải, cúng dường Chư Phật, Bồ Tát, Kim Cương, Chư Thiên với hàng quỷ thần xong. Ở chính giữa Đàn buông bỏ lò hương, ngồi kiết già ở nơi sạch tốt, hướng mặt về phương Chánh Đông, hướng về phương Bắc cũng được.

Tiếp theo, thiêu đốt bơ, mật, mè, lúa gạo, hoa, hương…cúng dường xong. Tiếp theo kết bát nhã Thân Ấn, nghĩa là tất cả pháp không có Tướng. Sau đó, hơi tuôn ra từ miệng của mình bắn trên thân của người bệnh. Hoặc bảy lần, hoặc mười bốn lần, một lần liền khỏi bệnh. Nếu một lần làm pháp này mà chẳng khỏi bệnh thì một ngày làm ba lần, liền khỏi bệnh.

Thức ăn uống, bánh, quả trái đã dùng trong Đàn ấy, một ngày riêng thay đổi bằng thức mới. Thức ăn còn dư sau khi cúng dường thì Chú Sư với người bệnh đều chẳng được ăn. Nếu ăn thì sức Chú không có hiệu nghiệm.

Nếu làm pháp này thì tầt cả La Sát, các hàng quỷ thần vui vẻ buông thả cho người bệnh được khỏi. Thức ăn dư thừa ở chỗ ấy, đem cho người nghèo túng thì tốt nhất, chẳng bị tất cả quỷ thần được dịp thuận tiện gây hại. Hành Giả trì Chú ghi nhớ tốt chẳng được quên.

Bát Nhã Đàn Pháp.

Đàn dài rộng bốn khuỷu tay, dùng năm màu làm từ bên trong theo thứ tự để màu trắng, màu vàng, màu xanh, màu đỏ, màu đen. Mẫu mực của tất cả Đàn pháp đều như vậy.

Chính giữa Đàn ấy, an tòa hoa của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trên tòa an tượng.

Mặt Đông của Tòa ấy, lại an tòa hoa, trên tòa an thân của bát nhã Ba la mật, tay trái cầm quyển Kinh.

Phương Bắc của Tòa ấy, lại an tòa hoa, trên tòa an Đại Phạm Thiên, tay trái cầm Quân Trì.

Đời Đường nói là: Hồ bình thủy quán.

Phương Nam của Tòa ấy, an tòa hoa, trên tòa an Đế Thích Thiên, tay phải cầm Bạt Chiết La. Chày Kim Cang.

Trung tâm để một lư hương, bình nước. Bốn góc đều có một lư hương, bình nước. Bên trong năm cái bình nước đều chứa đầy nước sạch, năm loại lúa đậu, bảy báu kèm dùng lá Bách, cành Lê lấp đầy miệng bình. Ở trên đều dùng ba thước lụa sống mà ràng cột. Mười hai cái mâm đựng mọi loại quả trái với quả thượng hảo, mười sáu chén đèn.

Chú Sư ngồi ngay cửa Tây, hướng mặt về Chính Đông. Phía Đông Nam của Chú Sư để một lò lửa, phía trước Chú Sư để mọi loại hương, hoa, bơ, mật, mè, nhóm lúa đậu, hoa, các thức ăn uống… đủ mười năm mâm, nghĩ thiêu đốt cúng dường.

Mọi loại an xong, thứ tự phụng thỉnh, mỗi mỗi đều tác Bản Ấn, tụng Chân Ngôn, mỗi mỗi đều tác Hoa Ấn nghênh đón, hết thảy ngồi an định xong, làm đại kết giới, sau đó thứ tự bố thí tiền, tùy theo sức nhiều ít mặc ý bố thí xong tiếp theo, làm việc pháp, hương hoa cúng dường.

Tiếp theo, thiêu đốt vật của nhóm bơ, mật, mè mà làm cúng dường. Sau đó, Trì Minh Sư tay cầm xâu chuỗi, tụng Đại Tâm Chân Ngôn một ngàn không trăm lẻ tám biến.

Tụng xong, lấy bình nước ở góc Đông Bắc, an trước tượng bát nhã, quỳ gối, dùng bàn tay phải đè bình nước, lại tụng Đại Tâm Chân Ngôn một trăm lẻ tám biến xong.

Ở bên ngoài phía Tây của Đàn, chuẩn bị làm Thủy Đàn dài rộng hai khuỷu tay.

Trung tâm Đàn ấy làm tòa hoa sen, rải hoa cúng dường xong, liền đem bình nước dẫn người thọ nhận pháp ra bên ngoài Đàn, đến phương Tây, bên cạnh tòa hoa chính giữa trên Đàn, đứng hướng mặt về phướng Đông, nâng bình nước trụ, khiến người thọ nhận pháp ở trên tòa hoa, hướng mặt về phương Đông ngồi.

Miệng phát Nguyện rằng: Nguyện cho khắp tất cả các hàng chúng sanh đều phát tâm Vô Thượng Bồ Đề.

Nay con muốn cầu Xá Ma Tha Śamatha với A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác, cho nên làm pháp này vì tất cả chúng sanh lìa sanh tử. Nguyện xin tất cả Phật, Bồ Tát, Kim Cang, Chư Thiên… thảy đều chứng biết.

Phát Nguyện như vậy xong, lại khiến người thọ nhận pháp mong ước thề là: Nguyện cho con được thành tựu pháp này, từ nay về sau thề nguyện chẳng dạy bảo phỉ báng chánh pháp. Người chặt đứt căn lành, các người ác… nếu dạy bảo điều ấy thì tất cả hành học đều chẳng thành công. Nếu phạm như vậy sẽ mau bị tội lớn.

Phát Nguyện này xong. Vị Trì Minh Sư liền cho người thọ nhận pháp, tác bát nhã Thân Ấn để ở trên đảnh, trong Ấn để bông hoa, liền dùng bình nước rưới rốt trên đảnh người ấy xong, lại tác Thân Ấn cho người ấy hộ thân, sau đó khiến mặc áo sạch mới, dẫn vào Đạo Tràng.

Lễ bái xong rồi, y theo thứ tự ngồi. Vị Trì Minh Sư ở bên cạnh lò Hộ Ma, ngồi hướng mặt về phương Đông, ở trong lò thiêu đốt cây lúa, củi mỗi mỗi theo thứ tự tác Ấn. Cúng dường xong rồi, phụng tống an trên vị trí của mình. Bản vị. Như vậy cho đến Chư Thiên xong.

Miệng nói rằng: Thật xấu hổ vì không có cúng dường tốt, sai lầm Nghi Tắc.

Liền xin lỗi xong, vị Trì Minh Sư nhúm lấy tro trong lò cho người kia hộ thân: Sau ót, hai vai, trái tim, yết hầu, my gian. Tam tinh, chân tóc… Bảy nơi như vậy điểm tro hộ thân xong, từ Phật mở khóa, phát khiển xong rồi, liền đem nước sạch lau chùi nơi làm Đàn. Đàn xứ.

Người làm pháp này thì tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt. Thức ăn dư của Đạo Tràng thì Trì Minh Sư với người thọ nhận pháp đều chẳng được ăn. Nếu ăn thì Trì Minh Sư với người thọ nhận pháp đều mất sự thành tựu.

Tiền bố thí ấy, tiền cúng Phật đều dùng vào việc của Phật. Tiền cúng bát nhã ấy dùng vào việc chép Kinh, tiền cúng Bồ Tát dùng làm việc của Bồ Tát, tiền cúng Kim Cang Chư Thiên dùng vào nơi của Kim Cang, Chư Thiên. Lụa là trên bình nước thì Trì Minh Sư được dùng. Chẳng dùng thì tốt nhất.

Nếu khi ngồi Thiền thời dùng bàn tay đè đất, tụng Đại Chân Ngôn lúc trước hai mươi mốt biến sẽ mau được Xa Ma Tha Śamatha: Thiền Chỉ. Nếu làm pháp này thì tất cả Chư Phật, Bồ Tát vui vẻ.

Nếu làm Đàn này, nên làm vào ngày mười năm tháng tám, ở nơi thanh tịnh tụng bát nhã Chân Ngôn, dùng Quân Trà Lợi kết giới. Hết thảy xương cốt, lông, ngói, đá… ở đất ấy đều đào lên khiến bỏ ra hết.

Hoặc sâu bốn ngón tay, một gang tay, một khuỷu tay… hết vật ác rồi, đem đất sạch tốt lấp lại, nện chặt khiến cho bằng phẳng, chôn bảy báu với hạt ngũ cốc, chôn sâu một gang tay an ở chính giữa. Khi muốn an vật báu thời trước tiên tác bát nhã căn bản Ấn ấn vào vật báu ấy, sau đó đem chôn lấp.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần