Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Bốn Mươi Tám - Pháp Hội Thắng Man Phu Nhân - Phần Một

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế

PHẬT THUYẾT 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế  

PHÁP HỘI THỨ BỐN MƯƠI TÁM

PHÁP HỘI THẮNG MAN PHU NHÂN  

PHẦN MỘT  

Như vậy tôi nghe, một lúc Đức Phật ở nước Xá Vệ vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Vua nước Xá Vệ là Ba Tư Nặc Vương và Mạc Lợi phu nhân mới chứng đạo pháp xong cùng bảo nhau rằng: Con gái chúng ta là Thắng Man sáng suốt từ ái đa văn trí huệ, nếu nó được thấy Đức Như Lai thì ở nơi pháp thậm thâm sẽ có thể mau thấu hiểu, không còn các sự nghi hoặc. Chúng ta nên sai người giỏi khuyến dụ đến phát khởi lòng thành kính của nó.

Bàn luận xong, Vua và phu nhân viết thư khen ngợi công đức chân thiệt của Như Lai, sai quan Chân Đề La làm sứ mang thư đến thành Vô Đấu trao cho Thắng Man phu nhân.

Sau khi xem thơ của cha mẹ, Thắng Man phu nhân vui mừng đảnh thọ, hướng Chân Đề La mà nói kệ rằng:

Tôi nghe tiếng Như Lai

Thế gian khó được gặp

Lời này nếu chân thiệt

Sẽ ban người y phục

Nếu Đức Phật Thế Tôn

Vì lợi thế gian hiện

Tất phải được xót thương

Cho tôi thấy chân tướng.

Thắng Man phu nhân nghĩ tưởng đến Phật mà nói ra lời ấy, trong giây lát sau Đức Phật hiện thân tướng bất tư nghì tại hư không phóng quang minh chiếu khắp Thế Giới.

Thắng Man phu nhân cùng quyến thuộc đều hợp đến chiêm ngưỡng chắp tay đảnh lễ Phật nói kệ khen rằng:

Như Lai thân sắc đẹp

Thế gian không ai bằng

Không sanh chẳng nghĩ bàn

Thế nên nay kính lạy

Thân Như Lai vô tận

Trí huệ cũng như vậy

Tất cả pháp thường trụ

Vì thế tôi quy y

Khéo điều tâm lìa lỗi

Điều thân khẩu cũng vậy

Đều đến bất tư nghị

Thế nên tôi kính lạy

Biết các pháp sở tri

Thân và trí vô ngại

Nơi pháp không quên mất

Vì thế tôi kính lạy

Cúi lạy Đấng Vô Lượng

Cúi lạy Đấng Vô Đẳng

Cúi lạy Đấng Pháp Vương

Cúi lạy Đấng Nan Tư

Mong thương gia hộ tôi

Cho giống pháp thêm lớn

Mãi đến thân rốt sau

Thường ở tại trước Phật

Bao nhiêu phước tôi tu

Đời này và đời khác

Do sức căn lành này

Mong Phật luôn nhiếp thọ.

Nói kệ xong, Thắng Man phu nhân cùng quyến thuộc và tất cả đại chúng đảnh lễ chân Phật.

Bấy giờ Đức Thế Tôn vì Thắng Man phu nhân mà nói kệ rằng:

Xưa ta vỉ bồ đề

Đã từng khai thị ngươi

Nay ngươi lại gặp ta

Đến đời sau cũng vậy.

Nói kệ xong, Đức Phật ở giữa chúng hội thọ ký Vô Thượng Chánh Đẳng Giác cho Thắng Man rằng: Nay ngươi ca ngợi công đức thù thắng của Như Lai, do căn lành này, ngươi sẽ ở trong A tăng kỳ kiếp làm vua tự tại trong hàng Trời người đầy đủ đồ thọ dụng. Ngươi sanh tại chỗ nào cũng thường được gặp Phật cúng dường khen ngợi như nay không khác.

Ngươi còn sẽ cúng dường vô lượng vô số Chư Phật Thế Tôn. Quá hai vạn A tăng kỳ kiếp ngươi sẽ thành Phật Hiệu Phổ Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn, Quốc Độ của Phật Phổ Quang ấy không có các ác đạo suy già bệnh khổ, cũng không có danh từ bất thiện ác nghiệp đạo, chúng sanh cõi ấy hình sắc đoan nghiêm, đủ cảnh đẹp Cõi Trời, thuần thọ hưởng vui sướng hơn cả Trời Tha Hóa Tự Tại.

Chúng sanh cõi ấy đều hướng về đại thừa, ai học đại thừa như vậy đều sanh về Quốc Độ ấy. Khi Thắng Man phu nhân được thọ ký xong, có vô lượng trời người sanh lòng vui mừng hớn hở đều nguyện sanh về Thế Giới của Phật Phổ Quang.

Đức Thế Tôn đều thọ ký cho họ sẽ được sanh cõi nước ấy.

Được nghe Đức Phật thọ ký xong, Thắng Man phu nhân chắp tay đứng trước Phật phát mười hoằng thệ:

Bạch Đức Thế Tôn! Từ nay đến ngày thành bồ đề, tôi chẳng sanh tâm niệm phạm nơi giới đã được thọ.

Bạch Đức Thế Tôn! Từ nay đến ngày bồ đề, tôi chẳng sanh lòng kiêu mạn đối với các bậc Sư Trưởng.

Bạch Đức Thế Tôn! Từ nay đến ngày thành bồ đề, tôi chẳng lòng giận hờn đối với các chúng sanh.

Bạch Đức Thế Tôn! Từ nay đến ngày thành bồ đề, tôi chẳng sanh lòng đố kỵ với người hơn mình và sự hơn mình.

Bạch Đức Thế Tôn! Từ nay đến ngày thành bồ đề, tôi chẳng sanh lòng bỏn xẻn dầu chỉ có ít thức ăn.

Bạch Đức Thế Tôn! Từ nay đến ngày thành bồ đề, tôi chẳng vì mình mà nhận chứa của cải. Nếu có nhận chứa thì chỉ vì cứu tế loài hữu tình nghèo khổ.

Bạch Đức Thế Tôn! Từ nay đến ngày thành bồ đề, tôi hành tứ nhiếp sự mà chẳng cầu ân báo, không lòng tham lợi, không lòng nhàm đủ, không lòng hạn ngại, luôn nhiếp thọ chúng sanh.

Bạch Đức Thế Tôn! từ nay đến ngày thành bồ đề, thấy có chúng sanh nào không chỗ nương tựa, bị giam cầm trói buộc bệnh tật khổ não các thứ nguy ách, thì tôi trọn chẳng bỏ lìa họ, quyết mong cho họ được an ổn đem lợi ích lành cho họ.

Bạch Đức Thế Tôn! Từ nay đến ngày thành bồ đề, nếu tôi thấy có ai hủy phạm cấm giới thanh tịnh của Đức Như Lai, nếu thuộc về thành ấp tụ lạc của tôi quản nhiếp, kẻ đáng điều phục tôi sẽ điều phục, kẻ đáng nhiếp thọ tôi sẽ nhiếp thọ.

Tại sao?

Vì điều phục nhiếp thọ kẻ phá giới thì làm cho chánh pháp được còn lâu, chánh pháp còn lâu thì Trời người đông đúc, mà ác đạo giảm ít có thể làm cho pháp luân của Như Lai được thường chuyển.

Bạch Đức Thế Tôn! Từ nay đến ngày thành bồ đề, tôi nhiếp thọ chánh pháp không để quên mất. Nếu quên mất đại thừa thì quên Ba la mật, nếu quên Ba la mật thì quên đại thừa.

Nếu Chư Bồ Tát chẳng quyết định nơi đại thừa thì nhiếp thọ chánh pháp không được bền vững thì chẳng kham siêu việt bậc phàm phu, là mất mát lớn.

Bạch Đức Thế Tôn! Hiện tại và vị lai Chư Bồ Tát nhiếp thọ chánh pháp phát hoằng thệ này thì đầy đủ vô biên lợi ích rộng lớn. Đức Thế Tôn dầu là chứng biết mà các loài hữu tình căn lành kém mỏng hoặc phát khởi lưới nghi, do đây nên mười hoằng thệ khó thành tựu được, họ sẽ mãi mãi chứa hợp các pháp bất thiện, thọ những khổ não. Vì lợi ích cho các chúng sanh ấy nên nay tôi ở trước Đức Phật phát thệ thành thiệt.

Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi phát mười hoằng thệ ấy nếu là chân thiệt chẳng hư luống thì trên đại chúng sẽ mưa hoa Trời phát âm thanh Cõi Trời.

Thắng Man phu nhân ở trước Đức Phật nói vùa dứt lời, trên hư không liền mưa hoa Trời và phát ra âm thanh Trời rằng: Lành thay, lành thay! Như lời thệ cúa Thắng Man phu nhân chân thiệt không sai khác.

Bấy giờ chúng hội thấy cảnh lành này dứt lòng nghi hoặc rất đỗi vui mừng đồng thanh xướng rằng: Nguyện cùng Thắng Man phu nhân sanh nơi nào đều đồng một nguyện hạnh. Đức Phật thọ ký cho tất cả đại chúng ấy đều mãn sở nguyện. Thắng Man phu nhân lại ở trước Phật phát ba hoằng nguyện, do nguyện lực này mà lợi ích vô biên loài hữu tình.

Điều nguyện thứ nhất: Tôi do căn lành trong tất cả đời được chánh pháp trí.

Điều nguyện thứ hai: Chỗ tôi sanh nếu tôi được chánh trí rồi vì các chúng sanh diễn thuyết không hề mỏi.

Điều thứ ba: Tôi vì nhiếp thọ hộ trì chánh pháp nên đối với thân thể không tiếc sanh mạng.

Đức Phật nghe ba điều nguyện xong, bảo Thắng Man phu nhân rằng: Như tất cả hình sắc đều nhập vào không giới, hằng sa điều nguyện của Bồ Tát đều nhập vào ba nguyện ấy. Ba nguyện ấy chân thiệt quảng đại.

Thắng Man phu nhân lại bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi sẽ nương sức oai thần biện tài của Đức Phật muốn nói đại nguyện, mong Đức Thế Tôn thương mà hứa khả cho.

Đức Phật dạy: Này Thắng Man! Cho phép ngươi nói.

Thắng Man phu nhân nói: Bồ Tát có hằng sa điều nguyện, tất cả đều nhập vào trong một đại nguyện, đó là nhiếp thọ chánh pháp. Nhiếp thọ chánh pháp như vậy chân thiệt quảng đại.

Đức Phật bảo: Lành thay, này Thắng Man! Ngươi từ lâu tu tập trí huệ phương tiện thậm thâm vi diệu. Có ai hiểu rõ ý nghĩa của ngươi nói, người này đã vun trồng cội lành từ lâu.

Này Thắng Man! Nhiếp thọ chánh pháp như ngươi đã nói, đều là quá khứ, vị lai, hiện tại Chư Phật đã nói, sẽ nói, nay nói. Ta được vô thượng bồ đề cũng thường dùng nhiều thứ tướng để nói nhiếp thọ chánh pháp. Ca ngợi nhiếp thọ chánh pháp như vậy được công đức không ngằn mé.

Như Lai trí huệ cũng không nguyện của Bồ Tát đêu nhập vào ba nguyện ấy. Ba nguyện ấy chân thiệt quảng đạỉ.

Thắng Man phu nhân lại bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn nay tôi sẽ nương sức oai thần biện tài của Đức Phật muốn nói đại nguyện, mong Đức Thế Tôn thương mà hứa khả cho.

Đức Phật dạy: Này Thắng Man cho! Cho phép ngươi nói.

Thắng Man phu nhân nói: Bồ Tát có hằng sa điều nguyện, tất cả đều nhập vào trong một đại nguyện, đó là nhiếp thọ chánh pháp. Nhiếp thọ chánh pháp như vậy chân thiệt quảng đại.

Đức Phật bảo: Lành thay, ngươi từ lâu tu tập trí huệ phương tiện thậm thâm vi diệu. Có ai hiểu rõ ý nghĩa của ngươi nói, người này đã vun trồng cội lành từ lâu.

Này Thắng Man! Nhiếp thọ chánh pháp do ngươi đã nói, đều là quá khứ, vị lai, hiện tại Chư Phật đã nói, sẽ nói, nay nói. Ta được vô thượng bồ đề cũng thường dùng nhiều thứ tướng để nói nhiếp thọ chánh pháp như vậy được công đức không ngằn mé. Như Lai trí huệ cũng không ngằn mé.

Tại sao?

Vì nhiếp thọ chánh pháp đây có đại công đức có đại lợi ích.

Thắng Man phu nhân bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Tôi sẽ nương thần lực của Đức Phật mà nói nghĩa nhiếp thọ chánh pháp quảng đại.

Đức Phật dạy: Này Thắng Man! Cho phép ngươi nói.

Thắng Man phu nhân nói: Nghĩa nhiếp thọ chánh pháp quảng đại là vì được vô lượng tất cả Phật pháp nhẫn đến hay nhiếp tám vạn hành môn. Ví như kiếp sơ nổi lên các sắc mây mưa các trận mưa báu. Cũng vậy, mây thiện căn nhiếp thọ chánh pháp hay mưa các trận mưa vô lượng phước báu.

Ví như kiếp sơ trong đại thủy hay sanh tam thiên đại thiên giới tạng và bốn trăm ức các thứ loại lục địa. Cũng vậy, nhiếp thọ chánh pháp xuất sanh đại thừa vô lượng giới tạng cùng các thứ thần thông lực các thứ pháp môn của Bồ Tát, thế gian và xuất thế gian đầy đủ an lạc mà tất cả Thiên nhân chưa hề có.

Ví như Đại Địa mang nặng bốn gánh nặng: Đó là biển cả, núi non, cây cỏ và chúng sanh.

Cũng vậy, thiện nam tử, thiện nữ nhân nhiếp thọ chánh pháp thì có thể kham được bốn trọng nhiệm hơn đại địa kia: Đó là đối với các loài hữu tình rời lìa thiện hữu không nghe pháp phạm các tội lỗi thì dùng căn lành trời người để thành thục họ, với kẻ cầu Thanh Văn dạy họ Thanh Văn thừa, với kẻ cầu Duyên Giác dạy họ Duyên Giác Thừa và với kẻ cầu đại thừa dạy họ đại thừa.

Bạch Đức Thế Tôn! Thiện nam tử, thiện nữ nhân nhiếp thọ chánh pháp như vậy thì kham được bốn trọng nhiệm hơn cả Đại Địa, khắp vì chúng sanh làm bạn lành chẳng chờ mời, đại bi thương xót làm lợi ích cho các loài hữu tình, là mẹ pháp của thế gian.

Ví như Đại Địa là chỗ sản sanh bốn thứ báu: Đó là các báu vô giá, thượng giá, trung giá và hạ giá. 

Cũng vậy, thiện nam tử, thiện nữ nhân nhiếp thọ chánh pháp, các hữu tình gặp rồi thì được bốn báu lớn thù thắng nhất trong các thứ báu, đó là các hữu tình gặp bạn lành này rồi thì hoặc được căn lành Trời người, hoặc chứng Thanh Văn, chứng Bích Chi Phật và hoặc được thiện căn công đức vô thượng thừa.

Bạch Đức Thế Tôn! Xuất sanh báu lớn ấy thì gọi là chân thiệt nhiếp thọ chánh pháp.

Bạch Đức Thế Tôn! Nói nhiếp thọ chánh pháp là chánh pháp vô dị biệt, nhiếp thọ chánh pháp vô dị biệt là nhiếp thọ chánh pháp.

Bạch Đức Thế Tôn! Ba la mật vô dị biệt nhiếp thọ Ba la mật vô dị biệt là nhiếp thọ chánh pháp. Nhiếp thọ chánh pháp là Ba la mật.

Tại sao?

Vì thiện nam tử, thiện nữ nhân nhiếp thọ chánh pháp, nếu đáng dùng bố thí để thành thục thì dùng bố thí nhẫn đến xả thân mạng tùy thuận ý họ để thành thục họ cho họ an trụ nơi chánh pháp, đây gọi là Bố thí Ba la mật.

Nếu đáng dùng giới luật để thành thục thì thủ hộ sáu căn tịnh thân ngữ ý nhẫn đến oai nghi tùy thuận ý họ mà thành thục họ cho hữu tình ấy an trụ chánh pháp, đây gọi là giới Ba la mật.

Nếu người đáng dùng nhẫn nhục để thành thục, thì hoặc có bị người ấy mắng chửi hủy nhục chê bai não loạn liền dùng lòng không giận hờn và lòng làm lợi ích cùng sức nhẫn tối thượng nhẫn đến nhan sắc cũng chẳng đổi khác tùy thuận ý người ấy để thành thục họ cho họ an trụ chánh pháp, đây gọi là nhẫn Ba la mật.

Nếu người đáng dùng tinh tỉến để thành thục thì đối với người ấy chẳng sanh lòng giải đải hạ liệt mà khởi lòng thích muốn tinh tiến tối thượng, trong bốn oai nghi tùy thuận ý người ấy mà thành thục họ cho họ an trụ chánh pháp, đây là tinh tiến Ba la mật.

Nếu người dùng tĩnh lự để thành thục thì dùng tâm không tán loạn thành thục chánh niệm, việc đã làm trọn chẳng quên mất tùy thuận ý họ mà thành thục họ cho họ an trụ chánh pháp, đây gọi là tĩnh lự Ba la mật.

Nếu người đáng dùng trí huệ để thành thục, người ấy vì lợi ích mà hỏi các pháp nghĩa thì dùng lòng không mỏi chán mà vì họ diễn nói tất cả các luận tất cả minh xứ nhẫn đến các thứ công xảo xứ cho được cứu cánh, tùy thuận ý người ấy mà thành thục họ, cho họ an trụ chánh pháp, đây gọi là trí huệ Ba la mật.

Bạch Đức Thế Tôn! Thế nên Ba la mật không dị biệt, nhiếp thọ chánh pháp không dị biệt, nhiếp thọ chánh pháp tức là Ba la mật.

Thắng Man phu nhân lại bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi nương sức oai thần biện tài của Đức Phật sẽ nói về đại nghĩa. Mong Đức Thế Tôn hứa khả.

Đức Phật dạy: Này Thắng Man! Ta cho phép ngươi nói.

Thắng Man phu nhân nói: Bạch Đức Thế Tôn! Nhiếp thọ chánh pháp là nhiếp thọ chánh pháp không dị biệt. Nhiếp thọ chánh pháp không dị biệt là nhiếp thọ chánh pháp.

Thiện nam tử, thiện nữ nhân phải nhiếp thọ chánh pháp như vậy. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nhiếp thọ chánh pháp vì chánh pháp mà xả bỏ thân mạng tài sản. Do xả bỏ thân thể nên những người ấy chứng sanh tử tối hậu lìa xa già bệnh dược pháp thân Như Lai chẳng hư hoại thường hằng không biến đổi cứu cánh tịch tĩnh chẳng thể nghĩ bàn.

Do xả bỏ sanh mạng nên những người ấy chứng sanh tử tối hậu lìa hẳn sự chết được vô biên thường trụ, thành tựu các công đức lành, chẳng thể nghĩ bàn, an trụ nơi tất cả Phật Pháp thần biến, do xả bỏ tài sản nên những người ấy chứng sanh tử tối hậu vượt qua khỏi hữu tình không cùng tận không tổn giảm quả báo viên mãn có đủ công đức trang nghiêm chẳng thể nghĩ bàn, được các loài hữu tình tôn trọng cúng dường.

Bạch Đức Thế Tôn! Thiện nam tử, thiện nữ nhân nhiếp thọ chánh pháp xả bỏ thân mạng tài được Chư Như Lai thọ ký.

Bạch Đức Thế Tôn! Lúc chánh pháp sắp diệt, có hàng Tỳ kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di kết bè kết đảng phát khởi những tranh tụng, nếu nam tử, thiện nữ nhân dùng lòng chẳng siểm khúc chẳng khi dối mến thích chánh pháp nhiếp thọ chánh pháp mà vào trong nhóm bạn lành, người vào nhóm bạn lành này tất được Chư Phật thọ ký.

Bạch Đức Thế Tôn! Tôi thấy người nhiếp thọ chánh pháp có sức mạnh lớn như vậy, Đức Như Lai dùng làm con mắt dùng làm cội gốc pháp, dùng làm pháp dẫn đạo, dùng làm pháp thông đạt.

Đức Thế Tôn nghe Thắng Man phu nhân nói về nhiếp thọ chánh pháp có đại oai lực thì khen rằng: Đúng như vậy, đúng như vậy, lành thay!

Này Thắng Man đúng như lời ngươi nói nhiếp thọ chánh pháp có oai lực lớn. Như đại lực sĩ hơi chạm chà bóp ai thì người ấy đau đớn khổ lắm còn thêm bệnh nặng. Cũng vậy, giả sử chút phần nhiếp thọ chánh pháp cũng làm cho Ma Ba Tuần dau đớn sầu não khóc rên than thở.

Này Thắng Man! Ta thường chẳng thấy một thiện pháp nào khác làm cho ma sầu não hằng nhiếp thọ chánh pháp một ít phần.

Này Thắng Man! Ví như ngưu vương hình sắc đoan chánh thân lượng đặc biệt lạ hơn hẳn các loài ngưu khác. Cũng vậy, người tu đại thừa nếu ít phần nhiếp thọ chánh pháp thì hơn hẳn tất cả pháp lành của hàng Thanh Văn, Duyên Giác.

Lại như núi Tu Di cao rộng trang nghiêm xinh đẹp hơn các núi khác, cũng vậy, người mới đến đại thừa dùng lòng lợi ích chẳng đoái thân mạng mà nhiếp thọ chánh pháp thì có thể vượt hơn tất cả thiện căn của người ở lâu nơi đại thừa mà đoái thân mạng.

Này Thắng Man! Thế nên phải dùng nhiếp thọ chánh pháp mà khai hóa tất cả hữu tình. Nhiếp thọ chánh pháp được phước lợi lớn và đại quả báo.

Này Thắng Man! Trong vô số a tăng kỳ kiếp ta ca ngợi nhiếp thọ chánh pháp như vậy được công đức vô lượng vô biên. Nhiếp thọ chánh pháp thì thành tựu vô lượng công đức như vậy.

Đức Phật bảo Thắng Man phu nhân: Nay ngươi lại nên diễn tả nhiếp thọ chánh pháp đã được ta nói mà tất cả Chư Phật đồng ưa thích.

Thắng Man phu nhân bạch rằng: Lành thay, bạch Đức Thế Tôn! Nhiếp thọ chánh pháp thì gọi là đại thừa.

Tại sao?

Vì đại thừa xuất sanh bao nhiêu pháp lành của tất cả Thanh Văn, Duyên Giác thế gian và xuất thế gian. Như ao A Nậu Đạt phát xuất tám sông lớn, cũng vậy, đại thừa xuất sanh bao nhiêu pháp lành của tất cả Thanh Văn, Duyên Giác.

Lại như tất cả cây cỏ lùm rừng đều nương Đại Địa mà được sanh trưởng, cũng vậy, tất cả pháp lành của Thanh Văn, Duyên Giác đều nương đại thừa mà được sanh trưởng.

Vì thế nên an trụ đại thừa nhiếp thọ đại thừa tức là trụ và nhiếp bao nhiêu pháp lành của tất cả Thanh Văn, Duyên Giác thế gian và xuất thế gian.

Như Đức Phật Thế Tôn đã nói sáu xứ: Đó là chánh pháp trụ, chánh pháp diệt, biệt giải thoát, tỳ nại gia, chánh xuất gia, thọ Cụ Túc. Vì đại thừa mà Đức Phật nói sáu xứ ấy.

Tại sao?

Vì chánh pháp trụ là vì đại thừa mà nói, đại thừa trụ thì chánh pháp trụ. Chánh pháp diệt là vì đại thừa mà nói, đại thừa diệt thì chánh pháp diệt.

Biệt giải thoát và Tỳ Nại Gia, hai pháp này tên khác mà nghĩa một. Tỳ Nại Gia là đại thừa, tại sao, vì Phật mà xuất gia mà thọ Cụ Túc, thế nên khối giới đại thừa là Tỳ Nại Gia, là chánh xuất gia, là thọ Cụ Túc.

Bạch Thế Tôn! A La Hán không có xuất gia không thọ Cụ Túc, tại sao, vì A La Hán chẳng vì Như Lai mà xuất gia thọ Cụ Túc, A La Hán có ý tưởng bố úy mà quy y Như Lai, tại sao, vì đối với tất cả hành A La Hán có tưởng bố úy coi như người cầm kiếm muốn đến hại mình, do đây nên A La Hán chẳng chứng được giải thoát an lạc cứu cánh.

Bạch Đức Thế Tôn! Quy Y nơi chằng cầu quy y, như các chúng sanh không chỗ quy y, chúng nó sợ hải nên tìm nơi quy y để được an ổn. Cũng vậy, vì có bố úy mà A La Hán quy y nơi Như Lai.

Vì thế nên hàng A La Hán Bích Chi Phật còn có sanh pháp, chưa lập phạm hạnh, chỗ làm chưa xong, sẽ còn có chỗ dứt diệt vì chưa cứu cánh vậy. Họ còn cách xa Niết Bàn.

Tại sao?

Vì chỉ có Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác chứng được Niết Bàn thành tựu vô lượng vô biên công đức chẳng thể nghĩ bàn, chỗ đáng dứt đã dứt hết cứu cánh thanh tịnh, được các loài hữu tình chiêm ngưỡng, vượt quá cảnh giới của Nhị Thừa và Bồ Tát.

Còn hàng A La Hán thì chẳng phải như vậy. Nói rằng A La Hán được Niết Bàn đó chỉ là phương tiện của Phật thôi. Thế nên A La Hán cách Niết Bàn rất xa.

Đức Thế Tôn nói A La Hán và Bích Chi Phật quán sát giải thoát bốn trí cứu cánh được rồi xong đó, đều là lời tùy tha ý và thuyết bất liễu nghĩa của Như Lai.

Tại sao vậy?

Có hai thứ tử: Một là phần đoạn, hai là biến dịch. Phần đoạn tử là hữu tình tương tục, biến dịch tử là A La Hán và Bích Chi Phật cùng bậc tự tại Bồ Tát được ý sanh thân nhẫn đến bồ đề.

Trong hai thứ tử ấy đem phần đoạn tử nói về A La Hán và Bich Chi Phật là sanh nơi trí ngã sanh đã hết. Vì đã chứng được quả hữu dư y nên sanh nơi trí phạm hạnh đã lập. Vì tất cả ngu phu chẳng làm được, bảy hàng học nhân chưa làm xong và tương tục phiền não đã dứt rốt ráo, nên sanh nơi trí việc làm đã xong.

Bạch Đức Thế Tôn! Nói rằng sanh chẳng thọ lấy thân sau, người trí bảo là A La Hán và Bích Chi Phật chẳng dứt được tất cả phiền não, trí họ chẳng biết rõ tất cả thọ sanh.

Tại sao?

Vì A La Hán và Bích Chi Phật còn có thừa phiền não chẳng dứt hết nên chẳng biết rõ được tất cả thọ sanh vậy. Phiền não có hai loại, đó là trụ địa phiền não và khởi phiền não.

Trụ địa phiền não có bốn thứ, đó là kiến nhất xứ trụ địa phiền não, dục ái trụ địa phiền não, sắc ái trụ địa phiền não và hữu ái trụ địa phiền não.

Bạch Đức Thế Tôn! Bốn thứ trụ địa ấy hay sanh tất cả biến khởi phiền não. Khởi phiền não ấy sát na sát na cùng tương ưng với tâm.

Bạch Đức Thế Tôn! Vô minh trụ địa từ vô thỉ đến nay chẳng tương ưng với tâm.

Bạch Đức Thế Tôn! Sức lực của bốn trụ địa phiền não làm sở y cho biến khởi phiền não sánh với vô minh trụ địa thì toán số thí dụ chẳng bằng được.

Đúng vậy, đối với hữu ái trụ địa phiền não thì sức lực của vô minh trụ địa rất lớn. Ví như Ma Vương và chúng quyến thuộc sắc lực oai đức hơn hẳn bốn trụ địa hơn hẳn Chư Thiên Tha Hóa Tự Tại.

Cũng vậy, vô minh trụ địa hơn hẳn bốn trụ địa hơn số hằng hà sa lần, nó làm sở y cho phiền não và cũng làm cho bốn thứ phiền não còn mãi. Trí của Thanh Văn và Duyên Giác chẳng dứt được vô minh trụ địa, chỉ có trí của Như Lai là dứt hết được nó.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần