Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Mười Sáu - Pháp Hội Bồ Tát Kiến Thiệt - Phẩm Thứ Hai Mươi Năm - Phẩm Lục Giới Sai Biệt - Phần Hai
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế
PHÁP HỘI THỨ MƯỜI SÁU
PHÁP HỘI BỒ TÁT KIẾN THIỆT
PHẨM THỨ HAI MƯƠI NĂM
PHẨM LỤC GIỚI SAI BIỆT
PHẦN HAI
Này Đại Vương! Như vậy, tác nghiệp và quả báo không hư mất, không có người tác nghiệp, cũng không có người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhất nghĩa.
Này Đại Vương! Phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không ấy là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Đã không có tướng thì cũng không có nguyện cầu gọi là vô nguyện giải thoát môn.
Này Đại Vương! Như vậy tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát, cùng với không đi chung, đường trước là Niết Bàn, xa rời các tướng, xa rời nguyện cầu, cứu cánh Niết Bàn giới, quyết định như pháp giới, khắp hư không tế.
Này Đại Vương! Nên biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng, tất cả thí dụ phải biết như vậy.
Này Đại Vương! Như người trong mộng đấu với kẻ oán thù. Người ấy thức dậy rồi ghi nhớ cùng kẻ địch đấu nhau.
Ý Đại Vương thế nào, sự thấy trong mộng có thiệt chăng?
Bạch Thế Tôn! Không có thiệt.
Này Đại Vương! Người ấy ở trong mộng cho sự ấy là thiệt thì có phải là trí chăng?
Bạch Thế Tôn! Không phải là trí.
Tại sao?
Vì trong mộng cứu cánh không có kẻ oán địch, huống là chiến đấu. Người ấy huống tự nhọc nhằn đều không có thiệt.
Này Đại Vương! Cũng vậy, hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, mắt thấy sắc bát khả ái, lòng họ chẳng vui thích mà sanh chấp trước rội khởi tâm sân khuể làm cho tâm trược loạn mà tạo nghiệp sân nơi thân ba, miệng bốn, ý ba thứ nghiệp.
Nghiệp ấy được tạo xong liền dứt mất. Nghiệp ấy dứt rồi chẳng nương ở mười phương. Nghiệp ấy đến lúc lâm chung tối hậu thức diệt thấy việc làm từ trước hiện ra trong tâm tưởng.
Này Đại Vương! Người ấy thấy nghiệp ấy hiện rồi, lòng họ kinh sợ, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác hiện ra, như lúc thức dậy nhớ sự trong mộng.
Này Đại Vương! Như vậy tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhân duyên. Do hai duyên ấy mà trong sanh phần thức tâm bắt đầu khởi, hoặc sanh địa ngục súc sanh ngạ quỉ, hoặc sanh A tu la Nhân Thiên. Thức trước diệt rồi, sanh phần thức sanh. Sanh phần tương tục tâm chủng loại chẳng tuyệt.
Này Đại Vương! Không có một pháp nào từ đời nay đến đời sau nhưng mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm và thọ quả báo đều chẳng hư mất. Không có người tác nghiệp cũng không có người thọ báo.
Này Đại Vương! Hậu thức ấy lúc diệt thì gọi là tử số, nếu sơ thức sanh thì gọi là sanh số.
Này Đại Vương!
Hậu thức ấy lúc khởi, nó không từ đâu đến, đến lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc tử cũng không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tại sao?
Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức ấy, thể tánh hậu thức không. Duyên ấy, thể tánh duyên không. Nghiệp ấy, thể tánh nghiệp không. Tử ấy, thể tánh tử không. Sơ thức ấy, thể tánh sơ thức không.
Thọ sanh ấy, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết Bàn, thể tánh Niết Bàn không. Khởi, thể tánh khởi không. Hoại, thể tánh hoại không.
Này Đại Vương! Tác nghiệp và quả báo như vậy đều chẳng mất hư. Không người tác nghiệp cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhất nghĩa.
Này Đại Vương! Phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không ấy là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không nên là vô tướng giải thoát môn.
Nếu đã vô tướng thì không có nguyện cầu nên gọi là vô nguyện giải thoát môn. Tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát cùng đi chung với không, Niết Bàn là con đường trước, xa lìa các tướng, xa lìa nguyện cầu, cứu cánh Niết Bàn giới, quyết định như pháp giới, khắp hư không tế.
Này Đại Vương! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng, tất cả thí dụ phải biết như vậy.
Này Đại Vương! Như có người ở trong chiêm bao bị quỉ nhiễu não lòng họ kinh sợ. Thức dậy, người ấy ghi nhớ quỷ trong mộng.
Ý Đại Vương thế nào, quỷ được thấy trong mộng có thiệt chăng?
Bạch Thế Tôn! Không có thiệt.
Này Đại Vương! Người ấy ở trong mộng cho là thiệt thì có phải là trí chăng?
Bạch Thế Tôn! Không phải là trí.
Tại sao?
Vì trong mộng quỷ còn không có huống là sợ. Người ấy luống tự nhọc nhằn đều không có thiệt.
Này Đại Vương! Cũng vậy hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, mắt thấy xả xứ sắc lòng họ chấp trước rồi tạo nghiệp chấp trước nơi thân ba miệng bốn ý ba thứ nghiệp. Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt mất. Nghiệp ấy diệt rồi chẳng nương ở mười phương.
Nghiệp ấy đến lúc lâm chung, tối hậu thức diệt thấy nghiệp đã tạo từ trước hiện ra trong tâm tưởng.
Này Đại Vương! Người ấy thấy rồi lòng họ kinh sợ, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác sanh ra, giống như thức dậy nhớ sự việc trong mộng.
Này Đại Vương! Như vậy tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhân duyên, do hai duyên ấy mà trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi, hoặc sanh địa ngục v.v… đến sanh trong Nhân Thiên. Thức trước diệt, sanh phần thức sanh, sanh phần tương tục tâm chủng loại chẳng tuyệt.
Này Đại Vương! Không một pháp nào từ đời này đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm và thọ quả báo đều chẳng mất hư. Không có người tác nghiệp và thọ báo.
Này Đại Vương!
Hậu thức ấy lúc diệt gọi là tử số. Nếu sơ sanh gọi là sanh số.
Hậu thức ấy, lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tại sao?
Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không.
Duyên, thể tánh duyên không.
Nghiệp, thể tánh nghiệp không.
Tử, thể tánh tử không.
Sơ thức, thể tánh sơ thức không.
Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không.
Thế gian, thể tánh thế gian không.
Niết Bàn, thể tánh Niết Bàn không.
Khởi, thể tánh khởi không.
Này Đại Vương! Tác nghiệp và quả báo như vậy đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo. Chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhất nghĩa.
Này Đại Vương! Phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không ấy là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn.
Nếu đã vô tướng thì không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát, cùng đi chung với không.
Niết Bàn là con đường trước, xa lìa các tướng, xa lìa nguyện cầu cứu cánh Niết Bàn giới, quyết định như pháp giới, khắp hư không tế.
Này Đại Vương! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng. Tất cả thí dụ phải biết như vậy.
Này Đại Vương! Như người trong mộng thấy nữ nhân đoan chánh đệ nhất trong nước, ở bên nữ nhân ấy được nghe âm nhạc vi diệu khả ái. Người ấy gần nữ nhân nghe âm nhạc thọ vui ngũ dục. Sau khi thức dậy, người ấy ghi nhớ âm nhạc vi diệu khả ái trong mộng.
Ý Đại Vương thế nào, âm nhạc được nghe trong mộng có thiệt không?
Bạch Thế Tôn không thiệt.
Này Đại Vương! Trong mộng người ấy cho là thiệt thì có phải là trí chăng?
Bạch Thế Tôn không phải trí.
Tại sao?
Trong mộng nữ nhân và âm nhạc cứu cánh đều không huống là vui ngũ dục. Người ấy luống tự nhọc nhằn đều không có thiệt.
Này Đại Vương! Cũng vậy, hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, họ thấy nữ nhân và nghe âm nhạc thích ý sanh lòng nhiễm trước rồi tạo nghiệp nhiễm trước nơi thân ba miệng và ý ba thứ nghiệp. Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt diệt.
Nghiệp ấy diệt rồi chẳng nương ở mười phương. Nghiệp như vậy đến lúc lâm chung, tối hậu thức diệt, thấy nghiệp đã làm từ trước hiện ra trong tâm tưởng.
Người ấy thấy rồi sanh lòng kinh sợ, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác sinh ra, giống như thức dậy nhớ sự trong mộng.
Này Đại Vương! Như vậy tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhân duyên, do hai nhân duyên nên trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi, hoặc sanh địa ngục v.v… đến trong Nhân Thiên. Thức ấy diệt rồi sanh phần thức sanh, sanh phần tương tục tâm chủng loại chẳng tuyệt.
Này Đại Vương! Không có một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm và thọ quả báu đều chẳng mất hư. Không người tác nghiệp cũng không người thọ báo.
Này Đại Vương!
Hậu thức ấy lúc diệt gọi là tử số, nếu sơ thức sanh gọi là sanh số.
Hậu thức ấy, lúc không từ đâu đến, lúc diệt cũng chẳng đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc tử không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Sơ thức ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tại sao?
Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không.
Duyên, thể tánh duyên không.
Nghiệp, thể tánh nghiệp không.
Tử, thể tánh tử không.
Sơ thức, thể tánh sơ thức không.
Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không.
Thế gian, thể tánh thế gian không.
Niết Bàn, thể tánh Niết Bàn không.
Khởi, thể tánh khởi không.
Hoại, thể tánh hoại không.
Tác nghiệp và quả báo như vậy đều không hư.
Không người tác nghiệp cũng không người thọ báo.
Chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhất nghĩa.
Này Đại Vương! Phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn.
Đã vô tướng nên không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy, tất cả đều có đủ ba môn giải thoát môn cùng đi chung với không, Niết Bàn là con đường trước, xa lìa các tướng, xa lìa nguyện cầu, cứu cánh Niết Bàn giới, quyết định như pháp giới, khắp hư không tế.
Này Đại Vương! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng. Tất cả thí dụ phải biết như vậy.
Này Đại Vương! Tai nghe ác thanh, sanh khởi ác tâm.
Này Đại Vương! Như người trong mộng thấy nữ nhân đoan chánh đệ nhất trong nước, ở bên nữ nhân ấy được nghe âm nhạc vi diệu khả ái. Người ấy gần nữ nhân nghe âm nhạc thọ vui ngũ dục. Sau khi thức dậy, người ấy ghi nhớ âm nhạc vi diệu khả ái trong mộng.
Ý Đại Vương thế nào, âm nhạc được nghe trong mộng có thiệt chăng?
Bạch Thế Tôn! Không thiệt.
Này Đại Vương! Người ấy cho sự trong mộng là thiệt thì có phải là trí chăng?
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trí, tại sao?
Vì thân ái biệt ly được thấy trong mộng ấy cứu cánh không có huống là buồn khóc. Người ấy luống tự nhọc nhằn đều không có thiệt.
Này Đại Vương! Cũng vậy, hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, họ thấy nghe ác thanh liền chấp trước nên sanh lòng chẳng ưa rồi giận hờn mà tạo nghiệp sân nơi thân ba miệng bốn và ba thứ nghiệp. Nghiệp ấy tạo rồi liền dứt diệt.
Nghiệp ấy diệt rồi chẳng nương ở mười phương. Nghiệp như vậy đến lúc lâm chung, tối hậu thức diệt thấy nghiệp đã làm từ trước hiện ra trong tâm tưởng.
Người ấy thấy rồi sanh lòng kinh sợ, tự phần nghiệp hết nghiệp khác hiện ra, giống như thức dậy nhớ sự trong mộng.
Cũng vậy tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhân duyên, do nhân duyên ấy nên trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi hoặc sanh địa ngục v.v… đến sanh trong Nhân Thiên.
Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh, sanh phần tương tục tâm chủng loại chẳng tuyệt.
Này Đại Vương không một pháp nào từ đời này đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm và thọ quả báo đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo.
Này Đại Vương!
Hậu thức ấy, lúc diệt gọi là tử số, nếu sơ thức sanh gọi là sanh số.
Hậu thức ấy, lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu
Nghiệp ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc tử không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Sơ thức ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tại sao?
Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên không. Nghiệp, thể tánh nghiệp không. Tử, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không.
Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết Bàn, thể tánh Niết Bàn không. Khởi, thể tánh khởi không. Hoại, thể tánh hoại không.
Này Đại Vương! Tác nghiệp và quả báo như vậy đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhất nghĩa.
Này Đại Vương! Phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn.
Đã vô tướng nên không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy, tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát cùng đi chung với không, Niết Bàn là con đường trước, xa lìa các tướng, xa lìa nguyện cầu, cứu cánh Niết Bàn giới, quyết định như pháp giới, khắp hư không tế.
Này Đại Vương! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng tất cả thí dụ phải biết như vậy.
Này Đại Vương tai nghe xả thanh, khởi xả tướng. Như người trong mộng nghe câu chẳng rõ nghĩa. Thức dậy người ấy ghi nhớ tiếng được nghe trong mộng.
Ý Đại Vương thế nào, tiếng nghe trong mộng có thiệt chăng?
Bạch Thế Tôn! Không thiệt.
Này Đại Vương! Người ấy nằm mộng cho là thiệt thì có phải là trí không?
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trí.
Tại sao?
Vì trong mộng cứu cánh không có âm thanh để được, huống là có câu liễu nghĩa câu bất liễu nghĩa. Người ấy luống tự nhọc nhằn đều không có thiệt.
Này Đại Vương! Cũng vậy, hang phàm phu ngu si không học chánh pháp, họ nghe xả thanh bèn chấp trước nên mê hoặc mà tạo nghiệp. Nghiệp được tạo rồi liền dứt diệt. Nghiệp ấy diệt rồi chẳng nương ở mười phương.
Nghiệp như vậy đến lúc lâm chung, tối hậu thức diệt thấy sự đã làm từ trước hiện ra trong tâm tưởng. Người ấy thấy rồi tâm sanh chấp trước, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác hiện ra, giống như thức dậynhớ tiếng câu chẳng rõ nghĩa được nghe trong mộng.
Này Đại Vương! Như vậy, tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhân duyên, do hai duyên ấy nên trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi, hoặc sanh địa ngục v.v… đến, hoặc sanh trong Nhân Thiên. Thức trước đã diệt, thức thọ sanh phần sanh, sanh phần tâm tương tục chủng hoại chẳng duyệt.
Này Đại Vương! Không một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm và thọ quả báo đều chẳng mất hư. Không có người tạo nghiệp cũng không có người thọ báo.
Này Đại Vương!
Hậu thức ấy lúc diệt gọi là tử số. Nếu sơ thức sanh thì gọi là sanh số.
Hậu thức ấy, lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tại sao?
Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không.
Duyên, thể tánh duyên thức không.
Nghiệp, thể tánh nghiệp thức không.
Tử, thể tánh tử không.
Sơ thức, thể tánh sơ thức không.
Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không.
Thế gian, thể tánh thế gian không.
Niết Bàn thể tánh Niết Bàn không.
Khởi, thể tánh khởi không.
Hoại, thể tánh hoại không.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Na Tiên Tỳ Kheo - Phẩm Năm Mươi Chín - Phẩm Biển
Phật Thuyết Kinh Nhất Tự Kỳ đặc Phật đảnh - Phẩm Năm - Phẩm Thành Tựu Tỳ Na Dạ Ca
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Nhân Duyên - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Hiện Tại Hiền Kiếp Thiên Phật Danh - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Thiện Sanh Tử - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - ðại Kinh Sakuludayi - Phần Hai Mươi Bốn - Lậu Tận Thông