Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Năm Mươi - Pháp Hội Nhập Phật Cảnh Giới Trí Quang Minh Trang Nghiêm - Phần Ba
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế
PHÁP HỘI THỨ NĂM MƯƠI
PHÁP HỘI NHẬP PHẬT CẢNH GIỚI
TRÍ QUANG MINH TRANG NGHIÊM
PHẦN BA
Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Bồ Tát với quá khứ tâm không hiện hành vì quá khứ đã hết, với vị lai tâm không hiện hành vì vị lai chưa đến, với hiện tại tâm không hiện hành vì hiện tại không dừng.
Với quá khứ vị lai và hiện tại tâm Bồ Tát đều không có trụ trước. Thật hành hư đây là công hạnh thù thắng của Bồ Tát vậy.
Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Về pháp bố thí, Chư Phật và Chư Bồ Tát không khác không có hai thứ. Nếu thật hành như đây là công hạnh thù thắng của Bồ Tát vậy.
Với trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ cũng vậy, Chư Phật cùng Chư Bồ Tát không khác không có hai thứ. Nếu thật hành như đây là công hạnh thù thắng của Bồ Tát vậy.
Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Bồ Tát chẳng duyên sắc không chẳng duyên sắc bất không, đây là công hạnh thù thắng của Bồ Tát vậy. Tại sao, vì sắc tức là không sắc tự tánh vốn không. Như sắc thọ tưởng hành và thức cũng vậy, Bồ Tát chẳng duyên thức không chẳng duyên thức bất không, đây là công hạnh thù thắng của Bồ Tát vậy.
Này Diệu Cát Tường! Trong đây không có chút pháp gì là có thể biết được, có thể dứt được, có thể tu được, có thể chứng được, tất cả đều là vô sở hữu. Vì như vậy nên nói là diệt tận, đây mới là tướng rốt ráo tận diệt, nếu là rốt ráo tận diệt thì là không có tận diệt.
Không có tận cũng không có diệt.
Tại sao, vì như đã nói tận diệt nên không có pháp gì là có thể tận diệt cả. Nếu không có pháp có thể tận thì tức là vô vi, nếu là vô vi thì là vô sanh cũng là vô diệt. Hoặc có Phật xuất thế hay không có Phật xuất thế, pháp tánh vẫn là thường trụ.
Vì pháp thường trụ nên là pháp giới. Vì pháp giới thường trụ nên trí không chuyển khởi chẳng phải không chuyển khởi. Vì trí không chuyển khởi chẳng phải không chuyển khởi nên người ngộ nhập pháp lý Như vậy thì được vô lậu vô sanh vô diệt, đây gọi là bậc lậu tận.
Này Diệu Cát Tường! Vì thế nên biết rằng dầu âm thanh văn tự trong đời họp nhóm đặt để ra, nhưng trong ấy vẫn không có chút pháp gì là sanh là diệt cả.
Bấy giờ Diệu Cát Tường Đại Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy quỳ gối chắp tay hướng lên Đức Phật nói kệ ca ngợi rằng:
Không hình sắc cũng không trạng mạo
Trong đây không diệt cũng không sanh
Không trụ cũng không có căn bổn
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Do vô trụ nên không xuất nhập
Cũng lại không có những phần vị
Đã có thể giải thoát sáu trần
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Trong tất cả pháp không sở trụ
Có tánh không tánh đều xa rời
Các hành bình đẳng được viên thành
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Đã hay ra khỏi tam giới khổ
An trụ hư không tánh bình đẳng
Dục lạc thế gian chẳng nhiễm tâm
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Thường an trụ trong đại chánh định
Đi đứng ngồi nằm đều như vậy
Những sự oai nghi đều nghiêm túc
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Đến bình đẳng đi cũng bình đẳng
Khéo an trụ trong tánh bình đẳng
Chẳng hư pháp môn tánh bình đẳng
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Đại Thánh khéo nhập tánh bình đẳng
Các pháp an trụ tâm đẳng dẫn
Khéo nhập pháp môn vô tướng diệu
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Đại Thánh vô trụ vô sở duyên
Trong đại định chứa cao trí huệ
Khắp hết các pháp được viên thành
Nay kính lạy Đấng vô sở duyên
Oai nghi các tướng của chúng sanh
Ngôn ngữ âm thanh cũng Như vậy
Khoảng sát na khắp đều thị hiện
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Đại Thánh đã rời các danh sắc
Uẩn xứ giới pháp cũng đều dứt
Lại còn khéo nhập môn vô tướng
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Đại Thánh khéo rời các chấp tướng
Cảnh giới các tướng cũng xa rời
Đã khéo chứng nhập vô tướng môn
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Không có tư duy không phân biệt
Tịnh ý cũng lại vô sở trụ
Không có tác ý không niệm sanh
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Hư hư không kia không chứa cất
Đã lìa hí luận không trụ trước
Tâm Phật bình đẳng như hư không
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Như hư không không bên không giữa
Chư Phật Pháp tánh cũng như vậy
Đã hay siêu việt môn Tam Thế
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Chư Phật vô tướng như hư không
Không tướng đây cũng không có tướng
Đã hay giải thoát quả và nhân
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Trong tất cả pháp không y chỉ
Hư Trăng trong nước không thể lấy
Không tướng ngã cũng không âm thanh
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Đại Thánh không y chỉ ngũ uẩn
Cũng không y chỉ xứ và giới
Đã hay giải thoát tâm điên đảo
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Đại Thánh đã lìa cả hai bên
Cũng đã dứt trừ hết ngã kiến
Pháp giới bình đẳng được viên thành
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Sắc tướng danh số đã giải thoát
Pháp bất chánh cũng đã xa lìa
Vô thủ vô xả tâm bình đẳng
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Đã hay siêu việt các pháp ma
Trong tất cả pháp đều thông đạt
Pháp môn vô ngại đã chứng nhập
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Chánh trí chẳng nói có các pháp
Cũng lại chẳng nói không các pháp
Không đường ngữ ngôn không phát khởi
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Phật chẳng y chỉ nơi hai pháp
Đã xô dẹp hết tràng ngã mạn
Pháp môn vô nhị cũng giải thoát
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Bao nhiêu lỗi lầm thân ngữ ý
Từ lâu Đại Thánh đã dứt trừ
Không thí dụ được không suy được
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Đại Thánh không chuyển không phát ngộ
Tất cả lỗi lầm đều xa lìa
Chỗ làm khắp nơi trí dẫn trước
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Tịnh niệm vô lậu rất vi diệu
Pháp thiệt chẳng thiệt đều biết rõ
Cũng không trụ trước không tư duy
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Đại Thánh nơi tâm vô sở duyên
Mà hay biết rõ tất cả tâm
Cũng không sanh tưởng niệm tự tha
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Trong vô sở duyên có sở duyên
Nơi tất cả tâm không mê chấp
Pháp không chướng ngại đã viên minh
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Đại Thánh nơi tâm vô sở duyên
Tự tánh cũng tại vô sở hữu
Vô tâm bình đẳng được viên thành
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Đại Thánh chẳng y nơi trí pháp
Mà hay xem các Quốc Độ
Xem khắp việc làm của chúng sanh
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Đại Thánh nơi tâm vô sở đắc
Trong đây rốt ráo cũng đều không
Là Chánh Biến Tri tất cả pháp
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Biết tất cả pháp đều như huyễn
Huyễn ảo này cũng vô sở hữu
Đã hay giải thoát huyễn pháp môn
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Đại Thánh xuất hiện tại thế gian
Mà vẫn không dựa nơi thế pháp
Cũng không phân biệt pháp thế gian
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Đại Thánh thường đi trong pháp không
Do pháp không thành cảnh giới không
Không cùng phi không Phật thường tuyên
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Hiện tại thần thông biến hóa sự
Đều do hư huyễn Tam ma địa
Khắp vào pháp môn lìa chủng tánh
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Biết rõ chẳng một chẳng nhiều tánh
Hoặc gần hoặc xa đều chẳng chuyển
Tâm bình đẳng không thấp không cao
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Kim cương đại định đã hiện ra
Trong khoảng sát na thành Chánh Giác
Khắp nhập pháp môn vô đối ngại
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Dầu rõ Niết Bàn không động lay
Cũng khéo điều phục cả Tam Thế
Đầy đủ tất cả môn phương tiện
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Nơi tất cả loài chúng sanh kia
Khéo hiểu trí huệ và phương tiện
Hưng vẫn chẳng động môn Niết Bàn
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Đại Thánh không tướng không phát ngộ
Đã rời hí luận không đối ngại
Vì vô ngã nên không ngại đối
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Đã rời nghi lầm không còn lỗi
Không ngã cũng lại không ngã sở
Là Chánh Biến Tri tất cả chỗ
Nay kính lạy đấng vô sở duyên
Cúi lạy Thập Lực dứt phiền não
Cúi lạy quảng đại ban vô úy
Khéo trụ trong pháp bất cộng
Cúi đấng tôn thắng thế gian
Cúi lạy đấng dứt các kiết phược
Cúi lạy đấng đã ở bờ kia
Cúi lạy đấng cứu khổ thế gian
Cúi lạy đấng chẳng còn sanh tử
Thông đạt tất cả chuyện chúng sanh
Tất cả mọi nơi lìa ý niệm
Hư sen chẳng dính chẳng thấm nước
Trong sạch vắng bặt thường gần gũi
Phật tuyên những câu tối vô thượng
Cúi lạy đấng qua khỏi biển mê
Khéo xem khắp thấy môn vô tướng
Nơi các nguyện cầu vô sở hữu
Phật đại oai lực bất tư nghị
Dường hư không kia không dính mắc
Cúi lạy đấng rộng gìn thắng đức
Cúi lạy đấng cao như Tu Di.
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn khen Diệu Cát Tường Đại Bồ Tát rằng: Lành thay, lành thay! Này Diệu Cát Tường! Đúng Như vậy đúng như vậy, chớ có đối với Chư Phật, mà khởi kiến chấp sắc tướng, cũng chớ có đối với Chư Phật mà cho là không có tướng, chớ có cho rằng Chư Phật riêng mình ở pháp giới, cũng chớ có cho rằng Phật ở trong đại chúng, phải biết Chư Phật không có thấy không có nghe, không có được cúng dường cũng không có người cúng dường.
Chư Phật Như Lai không có chút pháp gì là một tánh hoặc là nhiều tánh mà có thể thi vi tạo tác được, cũng chớ có cho rằng Phật được quả Bồ Đề, cũng chớ cho rằng Phật có pháp hay thị hiện, phải biết Chư Phật không thấy không nghe, không nhớ không biết.
Phật cũng không có lời đã nói pháp sẽ nói pháp đang nói pháp, cũng chẳng phải Chư Phật hiện thành Chánh Đẳng Chánh Giác, cũng không có pháp gì là có thể thành Chánh Giác được, cũng chẳng phải Chư Phật, dứt nhiễm chứng tịnh, giả sử Phật có làm cũng vẫn là rời lìa thấy nghe hay biết, tại sao.
Này Diệu Cát Tường! Phải biết rằng vì tất cả bổn lai thanh tịnh vậy.
Lại này Diệu Cát Tường! Các ông phải biết rằng Kinh này công đức chẳng thể nghĩ bàn. Nếu có Bồ Tát làm cho tất cả chúng sanh bằng số vi trần trong Đại Thiên Thế Giới đều chứng được quả Duyên Giác Hưng đối với chánh pháp này chẳng có lòng tin hiểu, nếu lại có Bồ Tát tin hiểu chánh pháp này thì phước đức rộng nhiều hơn Bồ Tát kia vô lượng, huống là tự mình chép biên hoặc bảo người chép biên thì được phước đức càng hơn gấp bội.
Lại này Diệu Cát Tường! Nếu có Bồ Tát làm cho tất cả chúng sanh trong Đại Thiên Thế Giới, những loài noãn sanh, loài thai sanh, loài thấp sanh, loài hóa sanh, hoặc loài có sắc thân, loài không có sắc thân, hoặc loài có tưởng, loài không có tưởng, loài Phi tưởng phi phi tưởng.
Loài hai chân bốn chân không chân nhiều chân, tất cả loài chúng ấy đều làm cho họ đều được thân người toàn vẹn, rồi làm cho tất cả đều phát tâm Đại Bồ Đề.
Họ phát tâm Đại Bồ Đề rồi mỗi mỗi vị tân phát Bồ Tát này đem món ăn uống y phục giường mền ghế nệm thuốc men đồ dùng thượng diệu cúng dường cung cấp cho Chư Phật Bồ Tát cùng Chúng Thanh Văn trong bất khả tư nghị hằng hà sa số Quốc Độ trải qua hằng hà sa số kiếp.
Sau khi Chư Phật ấy nhập Niết Bàn lại xây dựng Tháp bảy báu rộng một do tuần cao trăm do tuần, giăng treo phan lọng châu báu anh lạc lưới báu chân châu na ni mọi thứ trang nghiêm.
Nếu lại có người thâm tâm thanh tịnh đối với chánh pháp nhập Phật cảnh giới trí quang minh trang nghiêm này nghe rồi tin hiểu hoặc được ngộ nhập dùng tâm thanh tịnh vì người diễn nói một ít hoặc chỉ một kệ bốn câu.
Người này được phước vô lượng vô biên chẳng thể nghĩ bàn sánh với phước bố thí cúng dường của Bồ Tát kia thì hơn cả trăm lần ngàn lần trăm ngàn lần ngàn câu chi lần trăm ngàn câu chi lần, cho đến toán số thí dụ Ưu ba ni sa đà lần cũng chẳng thể sánh được.
Lại này Diệu Cát Tường! Nếu có Bồ Tát khắp làm cho tất cả chúng sanh đều trụ bậc bất thối chuyển, lại có Bồ Tát phát tâm thanh tịnh ở nơi chánh pháp này tin hiểu rồi tự mình biên chép hoặc bảo người biên chép, hoặc vì người mà tuyên nói rộng rãi hay lược ít.
Cho đến làm cho một chúng sanh được nghe tin hiểu ngộ nhập chánh pháp tối thượng thậm thâm này thì được phước đức vô lượng vô số chẳng thể xưng kể nghĩ bàn được.
Bấy giờ Đức Thế Tôn khắp vì đại chúng mà nói kệ rằng:
Nếu có Chư Bồ Tát
Cùng mươi câu chi Phật
Thọ trì chánh pháp môn
Tội hết thời gían tế
Còn với Kinh thậm thâm
Yêu thích mà nghe nhận
Phước này rộng vô biên
Được quả báo tối thắng
Nếu có Chư Bồ Tát
Thần lực qua mười phưong
Mười câu chi Phật Độ
Thân cận để cúng dường
Lạy khắp đấng Thế Tôn
Các bậc Vô Thượng Sĩ
Thương xót các chúng sanh
Cung cấp nhiều lợi lạc
Nay Kinh thậm thâm này
Chư Phật đồng tuyên thuyết
Nếu hay vì người khác
Giây lát giảng giải cho
Liền ở trong Phật Giáo
Phát lòng tin thanh tịnh
Người này được quả phước
Rộng lớn còn hơn kia
Chư Phật lòng đại bi
Tuyên dạy chánh pháp này
Hư vừng sáng lớn rộng
Soi khắp Cõi Nhân Thiên
Người có huệ mãnh lợi
Và đủ nguyện lực lớn
Hay phát lòng tin hiểu
Mau được thành quả Phật
Lời Phật dạy hư đây
Nếu có người được nghe
Nghe rồi truyền dạy người
Xoay vần dạy bảo nhau
Hư vi mười phương Phật
Các đấng Thiên Nhân Sư
Nhập đại Vô Dư Y
Niết Bàn thanh tịnh rồi
Xây dựng Tháp bảy báu
Rộng cao và đẹp lạ
Trang nghiêm nhiều châu ngọc
Cao khỏi Trời Hữu Đảnh
Dựng phan lọng thù thắng
Linh báu vang tiếng hay
Suốt đến Trời cứu cánh
Nghiêm tốt lại lớn rộng
Nếu lại có Bồ Tát
Yêu thích Kinh Điển này
Đúng Hư trong chánh pháp
Nghe rồi phát lòng tin
Ở chỗ thanh tịnh kia
Bố trí chánh pháp này
Được phước đức rộng lớn
Hơn phước cúng dường trên
Nếu có Chư Bồ Tát
Thọ trì chánh pháp này
Rộng lưu thông cho người
Trừ sạch lòng tiếc pháp
Người này được công đức
Vô lượng và thù thắng
Phát tâm cầu bồ đề
Tùy nguyện thanh tịnh được
Kinh điển thậm thâm này
Là pháp của Phật dạy
Các chúng Đại Bồ Tát
Nhiều thọ trì tuyên nói
Mười phương tất cả Phật
Khắp cả cõi hư không
Hiện khắp thân Như Lai
Khiến tất cả chiêm ngưỡng.
Đức Phật nói Kinh này rồi, Diệu Cát Tường Đại Bồ Tát và vô số bất tư nghị bất khả thuyết chúng Bồ Tát cùng Chư Đại Thanh Văn, tất cả Thế Gian, Trời, Người, A Tu La, Càn Thát Bà v.v… nghe lời Phật dạy đều rất vui mừng tín thọ phụng hành.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Trường Bộ - Kinh ðại ðiển Tôn - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Bối đa Hạ Tư Duy Thập Nhị Nhân Duyên
Phật Thuyết Kinh Nguyệt đăng Tam Muội - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh úc Ca La Việt Vấn Bồ Tát Hành - Phẩm Ba - Phẩm Y Dược
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Miêu Ly
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Trì Nhân - Phẩm Hai - Phật Diệu Tuệ Siêu Vương