Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Năm Mươi Bốn - Pháp Hội Hải Huệ Bồ Tát - Phần Tám
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế
PHÁP HỘI THỨ NĂM MƯƠI BỐN
PHÁP HỘI HẢI HUỆ BỒ TÁT
PHẦN TÁM
Bạch Đức Thế Tôn! Nếu Đức Như Lai ngồi dưới cội bồ đề thì Như Lai có hai tướng, đó là Như Lai và cây Bồ Đề. Nhưng Đức Như Lai Thế Tôn đã lìa hai tướng.
Đức Phật nói: Này Văn Thù Sư Lợi! Bồ đề cùng chúng sanh và tất cả các pháp, tánh bình đẳng không sai biệt, là một vị một tánh. Như Lai lúc ngồi dưới cây Bồ Đề thấy pháp bình đẳng như vậy, vì thế nên gọi là đến được bồ đề. Phật trọn chẳng thấy rời ngoài bồ đề có một pháp khác.
Phật thấy tất cả các pháp thảy đều bình đẳng. Mà bình đẳng ấy chẳng vào số lượng, vì thế nên bình đẳng gọi là vô ngại. Do nhân duyên này mà Như Lai có tên là Nhất Thiết Vô Ngại.
Này Văn Thù Sư Lợi! Nếu ai có thể thấy Như Lai như vậy thì người ấy tức là được Như Lai giải thoát. Được giải thoát rồi thì có thể chân thiệt biết thấy như vậy.
Lúc nói pháp ấy, Chư Bồ Tát quyến thuộc của Hải Huệ Bồ Tát vui mừng hớn hở đồng nói rằng: Chúng tôi hôm nay được lợi ích lớn, hiện tiền thấy Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai và Văn Thù Sư Lợi Đại Bồ Tát.
Bạch Đức Thế Tôn! Tùy nơi nào mà có Kinh Điển này nên biết rằng Quốc Độ ấy được lợi ích lớn. Nếu có người cúng dường Kinh Điển này và người thọ trì đọc tụng biên chép rộng giải nói nghĩa Kinh cũng được lợi ích lớn.
Đức Phật bảo Chư Bồ Tát rằng: Nay các ông biết được những lợi ích gì?
Chư Bồ Tát bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Chúng tôi sẽ đem nghĩa ấy hỏi nơi Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi.
Chư Bồ Tát hỏi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng: Bạch Đại Sĩ! Thế nào gọi là được lợi ích lớn?
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói với Chư Bồ Tát: Chư Thiện Nam Tử! Có mười lợi ích.
Đó là Phật xuất thế được thấy, thấy rồi sanh lòng tin, tin rồi nghe thọ chánh pháp, nghe chánh pháp rồi phá hẳn lòng nghi, phá lòng nghi rồi được thanh tịnh mạng, được tịnh mạng rồi chẳng vì lợi mà thuyết pháp, người nghe pháp rồi phát tâm bồ đề, đã phát tâm rồi vững chắc chẳng thối chuyển, tâm chẳng thối rồi như pháp mà trụ, như pháp trụ rồi được vô sanh nhẫn.
Chư Thiện Nam Tử! Đó gọi là mười lợi ích chẳng thể nghĩ bàn. Lúc nói pháp ấy có ba vạn sáu ngàn chúng sanh phát tâm vô thượng bồ đề. Đại Thiên Thế Giới chấn động sáu cách phát kim sắc quang.
Hải Huệ Đại Bồ Tát bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Đại Thừa Kinh này có thể làm lợi ích nhiều cho vô lượng chúng sanh. Tại sao, vì do nhân duyên đại thừa nên tất cả chúng sanh được vui Nhân Thiên và vui Niết Bàn.
Bạch Đức Thế Tôn! Luận về đại thừa ấy, pháp gì nhiếp thủ, pháp gì lợi ích, pháp gì khó được, pháp gì chướng ngại, do nhân duyên gì mà gọi là đại thừa?
Đức Phật nói: Này Hải Huệ! Có một pháp nhiếp thủ đại thừa đó là sơ phát tâm vô thượng bồ đề. Đã phát tâm rồi tu bất phóng dật. Còn có một pháp đó là tin rõ nhân quả.
Còn có một pháp đó là quán mười hai nhân duyên. Còn có một pháp đó là ở nơi chúng sanh tâm thường bình đẳng thích tu đại từ. Còn có một pháp đó là chẳng thối thất tâm bồ đề.
Còn có một pháp đó là niệm Phật. Còn có một pháp đó là như pháp trụ rồi niệm chánh pháp. Còn có một pháp đó là dùng tâm bất thối niệm Chúng Tăng.
Còn có một pháp đó là chẳng mất đạo tâm niệm tịnh cấm giới. Còn có một pháp đó là xa lìa phiền não tâm niệm nơi xả. Còn có một pháp đó là muốn được thân vô lượng tịch tĩnh nên niệm Chư Thiên.
Còn có một pháp đó là niệm muốn an ổn tất cả chúng sanh. Còn có một pháp đó là siêng tu tinh tiến. Còn có một pháp đó là muốn cho chúng sanh đều được giải thoát được giải thoát rồi thọ hỷ lạc.
Còn có một pháp đó là thích cầu chánh pháp. Còn có một pháp đó là xa lìa tâm tham vì chúng mà thuyết pháp. Còn có một pháp đó là nơi người thính pháp sanh lòng mến nhớ. Còn có một pháp đó là với người thuyết pháp thích dâng cúng dường.
Còn có một pháp đó là với trong chánh pháp sanh ý tưởng là dược thọ. Còn có một pháp đó là với tự thân mình sanh ý tưởng là thầy thuốc.
Còn có một pháp đó là chí tâm chuyên niệm hộ trì chánh pháp. Còn có một pháp đó là nối thạnh dòng thánh chẳng để đoạn tuyệt. Còn có một pháp đó là xa lìa giải đãi. Còn có một pháp đó là tri túc. Còn có một pháp đó là với tất cả của cải không có lòng xan tham.
Còn có một pháp đó là tự trì giới rồi có thể khuyến hóa người phạm giới. Còn có một pháp đó là tự tu nhẫn nhục rồi có thể khuyến hóa chúng sanh khiến họ lìa tâm sân.
Còn có một pháp đó là được chút ít lợi ích sanh ý tưởng ơn lớn. Còn có một pháp đó là được ơn ít mà có ý tưởng đền đáp lớn. Còn có một pháp đó là tự trì tịnh giới chẳng khi người phạm giới.
Còn có một pháp đó là phá kiêu mạn. Còn có một pháp đó là chí tâm tìm cầu người thính pháp. Còn có một pháp đó là lìa ác tri thức. Còn có một pháp đó là chí tâm tu thiện. Còn có một pháp đó là chẳng tùy theo ý người. Còn có một pháp đó là điều phục các căn.
Còn có một pháp đó là với Pháp Sư tưởng như là Đức Như Lai. Còn có một pháp đó là chẳng tiếc thân mạng hộ trì chánh pháp. Còn có một pháp đó là vì điều phục chúng sanh mà thọ khổ chẳng hối hận.
Còn có một pháp đó là Phật còn tại thế hay sau khi diệt độ, sự cúng dường Tháp Phật, Tượng Phật đồng không sai khác. Còn có một pháp đó là chúng sanh chẳng mời thỉnh mà thích làm thiện hữu.
Còn có một pháp đó là với những vật tốt không có lòng tham trước. Còn có một pháp đó là thích niệm xuất gia. Còn có một pháp đó là thích xưng tụng việc lành của người.
Còn có một pháp đó là thích cầu trang nghiêm pháp bồ đề. Còn có một pháp đó là với người đồng sư đồng học không có lòng tật đố.
Còn có một pháp đó là giáo hóa chúng sanh phát tâm bồ đề không có lòng thối hối. Còn có một pháp đó là che giấu lỗi người. Còn có một pháp đó là cầu tất cả ngữ ngôn. Còn có một pháp đó là cầu tất cả công hạnh.
Còn có một pháp đó là thiệt ngữ. Còn có một pháp đó là sau khi phát lời thì cần phải làm trọn việc ấy. Còn có một pháp đó là với các pháp lành lòng không nhàm đủ.
Còn có một pháp đó là tùy vật có được đều cùng người đồng hưởng. Còn có một pháp đó là giỏi biết ma giới. Còn có một pháp đó là phá hoại kiêu mạn tu tập biết chân thiệt.
Còn có một pháp đó là lòng thích tịch tĩnh. Còn có một pháp đó là lìa ngã ngã sở. Còn có một pháp đó là chẳng tự khen ngợi mình. Còn có một pháp đó là tùy thuận thế gian.
Còn có một pháp đó là tu chánh mạng rồi thích nơi tịch tĩnh. Còn có một pháp đó là trì tịnh giới rồi tư duy thiện pháp. Còn có một pháp đó là tu đa văn rồi chẳng sanh lòng kiêu mạn. Còn có một pháp đó là tu thiện hạnh rồi chẳng trụ ở bậc ấy.
Còn có một pháp đó là tu không tam muội quán nơi pháp tánh. Còn có một pháp đó là được cúng dường rồi tâm mình chẳng cao. Còn có một pháp đó là với người ưa nói thế tục thì chẳng cùng họ đồng ở.
Còn có một pháp đó là được vật như pháp rồi thì cùng bạn đồng học chung dùng. Còn có một pháp đó là chân thiệt phương tiện.
Còn có một pháp đó là biết tất cả rồi chẳng có ý tưởng tham. Còn có một pháp đó là chưa học khi đã học rồi lòng chẳng hối.
Còn có một pháp đó là đã học biết rồi chẳng sanh lòng khinh mạn. Còn có một pháp đó là mình bị mắng nhục lòng chẳng giận. Còn có một pháp đó là được cúng dường hay bị mắng nhục trong lòng bình đẳng không hai.
Còn có một pháp đó là nghe nói chánh pháp khen rằng lành thay. Còn có một pháp đó là vì muốn có đủ sáu Ba la mật nên thường cầu trang nghiêm. Còn có một pháp đó là tín tâm bất thối. Còn có một pháp đó là vì cầu đạo bồ đề mà cầu trang nghiêm.
Còn có một pháp đó là được cúng dường rồi thường thanh tịnh tâm mình để cho thí chủ được lợi ích lớn. Còn có một pháp đó là đầy đủ thất thánh tài. Còn có một pháp đó là hay phá sự bần cùng khốn khổ của chúng sanh.
Còn có một pháp đó là dùng thiện phương tiện điều phục chúng sanh. Còn có một pháp đó là dùng tứ nhiếp thủ để nhiếp thủ chúng sanh. Còn có một pháp đó là chẳng cùng chúng sanh tranh cãi đùa cợt nhau.
Còn có một pháp đó là lúc nghe pháp chẳng ở nơi Pháp Sư tìm cầu chỗ dở. Còn có một pháp đó là chưa được chứng quả Sa Môn lòng chẳng sanh hối.
Còn có một pháp đó là thường đi trong thế gian mà chẳng bị tám pháp làm nhiễm ô. Còn có một pháp đó là thường xem xét lỗi mình. Còn có một pháp đó là với người cử tội mình chẳng sanh lòng hờn giận.
Còn có một pháp đó là thấy pháp thế gian lòng sanh ý tưởng xả ly. Còn có một pháp đó là với thiện hữu chẳng dối phỉnh.
Còn có một pháp đó là trước thanh tịnh tâm mình rồi dạy cho người tịnh. Còn có một pháp đó là chẳng vì lợi dưỡng mà trì tịnh giới. Còn có một pháp đó là vì tăng thêm pháp lành mà tu tâm tịch tĩnh. Còn có một pháp đó là vì pháp lành mà Tu Tịnh trang nghiêm.
Còn có một pháp đó là vì tịnh công đức mà tu tập trang nghiêm. Còn có một pháp đó là vì tịnh trí huệ mà tu tập phương tiện vô tưởng tam muội. Còn có một pháp đó là như pháp mà nhẫn.
Còn có một pháp đó là tu ba môn giải thoát. Còn có một pháp đó là biết Thị Xứ Phi Xứ. Còn có một pháp đó là tu Xa Ma Tha vì trang nghiêm Tỳ Bà Xá Na.
Còn có một pháp đó là biết rõ giải thoát. Còn có một pháp đó là biết tam thế bình đẳng. Còn có một pháp đó là chẳng phân biệt tất cả pháp giới. Còn có một pháp đó là biết rõ tất cả pháp tánh bất sanh bất diệt.
Này Hải Huệ! Đại Bồ Tát quán sát trăm pháp như vậy, đây gọi là nhiếp thủ đại thừa.
Lại nấy Hải Huệ! Còn có hai pháp lợi ích đại thừa, một là thích niệm Phật Pháp và hai là xa lìa Thanh Văn. Còn có hai pháp đó là ủng hộ giải thoát và có thể diễn nói pháp đại thừa.
Còn có hai pháp đó là cầu bồ đề Tâm và điều phục chúng sanh. Còn có hai pháp đó là xem tâm bồ đề như tướng ảo huyễn và xem tất cả chúng sanh đều không có ngã.
Còn có hai pháp đó là chẳng bỏ tâm bồ đề và quán pháp bình đẳng. Còn có hai pháp đó là thanh tịnh thiện căn và vô tác vô tịnh.
Còn có hai pháp đó là vì pháp lành mà tu trang nghiêm và đến cứu cánh. Còn có hai pháp đó là tự thân cứu cánh và chúng sanh cứu cánh. Còn có hai pháp đó là nội tịnh và ngoại tịnh. Còn có hai pháp đó là chẳng phạm tội và phạm rồi sanh lòng hối.
Còn có hai pháp đó là hay bố thí và chẳng cầu báo đáp. Còn có hai pháp đó là bình đẳngbố thí và hồi hướng vô thượng bồ đề.
Còn có hai pháp đó là trì giới và chẳng cầu thiện quả. Còn có hai pháp đó là chẳng tự khen và chẳng chê người. Còn có hai pháp đó là nhẫn nhục và nói lời hoà dịu. Còn có hai pháp đó là nơi tham thì chẳng tham và nơi sân thì chẳng sân.
Còn có hai pháp đó là với pháp lành thì siêng tu tinh tiến và chẳng khinh người giải đãi. Còn có hai pháp đó là thân tịch tĩnh và tâm tịch tĩnh.
Còn có hai pháp đó là cầu thiền chi và điều phục tâm. Còn có hai pháp đó là thích ở thiền định và chẳng nhàm Dục Giới. Còn có hai pháp đó là cầu pháp và thích pháp. Còn có hai pháp đó là quán pháp và ưa muốn pháp.
Còn có hai pháp đó là thích cầu thiện hữu và cung kính cúng dường. Còn có hai pháp đó là chí tâm nghe pháp và chí tâm thọ pháp. Còn có hai pháp đó là luôn thưa hỏi chánh pháp và như pháp trụ. Còn có hai pháp đó là biết pháp và biết nghĩa.
Còn có hai pháp đó là nghe pháp rồi không nhàm và biết pháp rồi không nhàm. Còn có hai pháp đó là thích lành và lìa ác.
Còn có hai pháp đó là thích nói chánh pháp và với người thọ pháp sanh lòng thương xót. Còn có hai pháp đó là với pháp không có lòng xan lẫn và lúc nói pháp không có ý tưởng tham.
Còn có hai pháp đó là chí tâm nghe pháp và chí tâm thọ pháp. Còn có hai pháp đó là lìa ngũ cái và tu thất giác chi. Còn có hai pháp đó là hỷ và lạc. Còn có hai pháp đó là biết mình và biết giờ.
Còn có hai pháp đó là tin quả báo và tu nghiệp lành. Còn có hai pháp đó là chẳng dứt thánh tánh và thiệt ngữ. Còn có hai pháp đó là như thuyết mà trụ và chẳng giấu công Đức Như Lai.
Còn có hai pháp đó là tịnh thân và xa lìa ba căn bất thiện. Còn có hai pháp đó là quán thân như cỏ cây và vì tịnh tâm mà tu tập pháp lành. Còn có hai pháp đó là tịnh khẩu và xa lìa bốn lỗi.
Còn có hai pháp đó là quán tất cả pháp đều bất khả thuyết và quán thanh như vang. Còn có hai pháp đó là tịnh tâm và xa lìa vô minh tật đố tà kiến.
Còn có hai pháp đó là đó là nội tịnh và ngoài không có hành xứ. Còn có hai pháp đó là tu từ và xa lìa ý tưởng oán thân.
Còn có hai pháp đó là đó là quán chúng sanh như hư không và tu từ. Còn có hai pháp đó là chẳng bỏ bi tâm và cầu thiện chẳng hối. Còn có hai pháp đó là hay điều kẻ chẳng điều và lúc điều chẳng hối.
Còn có hai pháp đó là trì chánh pháp và hộ người trì chánh pháp. Còn có hai pháp đó là thích pháp và hộ pháp. Còn có hai pháp đó là khen ngợi điều lành của người và ưa giấu lỗi người.
Còn có hai pháp đó là lìa tham và lìa sân. Còn có hai pháp đó là chẳng bỏ chúng sanh và tu xả. Còn có hai pháp đó là niệm Phật và biết vô niệm xứ.
Còn có hai pháp đó là quán thân vô thường và cầu ba mươi hai tướng.
Còn có hai pháp đó là niệm pháp và giáo hóa chúng sanh khiến họ trụ trong pháp. Còn có hai pháp đó là quán vô tham xứ và với kẻ tham thì có lòng thương.
Còn có hai pháp đó là niệm Bồ Tát Tăng và y chỉ Tăng Bất Thối Chuyển. Còn có hai pháp đó là quán không có Tăng và ủng hộ bốn quả Sa Môn.
Còn có hai pháp đó là niệm giới và biết tâm bồ đề bất khả thuyết. Còn có hai pháp đó là quán giới vô tác và thủ hộ người phạm giới.
Còn có hai pháp đó là niệm thí và thí rồi không hối. Còn có hai pháp đó là đó là xa lìa phiền não và vì lìa phiền não nên diễn thuyết chánh pháp. Còn có hai pháp đó là niệm thiên và thích tịch tĩnh.
Còn có hai pháp đó là có đủ niệm tâm và ủng hộ người loạn tâm. Còn có hai pháp đó là công đức trang nghiêm và trí huệ trang nghiêm.
Còn có hai pháp đó là quán không có tạo tác và thích tu pháp lành. Còn có hai pháp đó là không có phược và bị phược thì giải thoát. Còn có hai pháp đó là xa lìa tâm dối phỉnh và chí tâm tu tịnh. Còn có hai pháp đó là biết ơn và nhớ ơn.
Còn có hai pháp đó là nói tất cả lỗi và xa lìa lỗi. Còn có hai pháp đó là tự tu thánh hạnh và khuyên người tu.
Còn có hai pháp đó là nguyện cầu pháp lành và lòng không nhàm đủ. Còn có hai pháp đó là xa lìa ác pháp và thân cận thiện pháp.
Còn có hai pháp đó là thỉnh Phật thuyết pháp và chí tâm nghe thọ. Còn có hai pháp đó là biết tất cả pháp bất sanh bất diệt và diễn nói tự cú nghĩa.
Còn có hai pháp đó là biết không có chúng sanh và đem căn lành của mình cùng chúng sanh chung.
Còn có hai pháp đó là xa lìa các tướng và thâm cầu ba mươi hai tướng. Còn có hai pháp đó là quán rỗng không và giúp hộ chúng sanh.
Còn có hai pháp đó là tu tập vô nguyện và nguyện đến chúng sanh. Còn có hai pháp đó là tu tất cả thiện và nguyện các chúng sanh đồng tu thiện căn.
Còn có hai pháp đó là trí huệ vô ngại và thọ thân trong các cõi. Còn có hai pháp đó là bất động và bất hối.
Còn có hai pháp đó là tàm và quý. Còn có hai pháp đó là thích tịch tĩnh và cầu pháp tịch tĩnh. Còn có hai pháp đó là tu tập vô tránh tam muội và quán không có chúng sanh.
Còn có hai pháp đó là thiểu dục và tri túc. Còn có hai pháp đó là che giấu tội người và phát lộ tội mình.
Còn có hai pháp đó là quán thập nhị nhân duyên và tin sâu. Còn có hai pháp đó là vô ngã và không có chúng sanh.
Còn có hai pháp đó là phòng ngừa phiền não mình và phá phiền não người. Còn có hai pháp đó là quán vô tác vô thọ và thích tu pháp lành. Còn có hai pháp đó là quán lỗi sanh tử và chẳng dứt sanh tử.
Còn có hai pháp đó là tự thích sanh tử và giáo hóa các chúng sanh khiến họ thoát khỏi sanh tử. Còn có hai pháp đó là cầu Ba La Mật và cầu chỗ đã không có.
Còn có hai pháp đó là cầu biết và dậy người đồng biết như mình. Còn có hai pháp đó là chẳng cầu cúng dường và vì cúng dường mà tạo tác nghiệp làm.
Còn có hai pháp đó là với chỗ có ơn thường muốn đền đáp và nơi có ơn và không có ơn bình đẳng báo đáp.
Còn có hai pháp đó là tu bất phóng dật và tu vô duyên từ. Còn có hai pháp đó là thích vào xuất gia và xuất gia rồi lòng rất yêu thích.
Còn có hai pháp đó là tự nên công đức và với người không có công đức thì sanh lòng thương. Còn có hai pháp đó là tu thân niệm xứ và không có niệm xứ. Còn có hai pháp đó là tu thọ niệm xứ và không có niệm xứ.
Còn có hai pháp đó là tu tâm niệm xứ và không có niệm xứ. Còn có hai pháp đó là tu pháp niệm xứ và không có niệm xứ. Còn có hai pháp đó là là xa lìa pháp bất thiện và thân cận hay sanh thiện pháp.
Còn có hai pháp đó là xa lìa ác pháp đã sanh và hộ trì thiện pháp đã sanh. Còn có hai pháp đó là làm cho thiện pháp chưa sanh được sanh và vì thêm rộng mà ủng hộ thiện pháp ấy.
Còn có hai pháp đó là được đại thần thông và giáo hóa chúng sanh. Còn có hai pháp đó là an trụ pháp giớivà thấy khắp Chư Phật Thế Giới.
Còn có hai pháp đó là tín tâm bất động và dạy chúng sanh cũng tin như mình. Còn có hai pháp đó là tịnh tâm và giáo hóa người tán loạn.
Còn có hai pháp đó là siêng tinh tiến và giáo hóa người giải đãi. Còn có hai pháp đó là đầy đủ trí huệ vô ngại và giáo hóa vô minh chúng sanh.
Còn có hai pháp đó là quán giới và quán duyên. Còn có hai pháp đó là cầu trí trang nghiêm và tâm ấy chẳng hối.
Còn có hai pháp đó là quán các phiền não và ra khỏi phiền não rồi biết rõ giải thoát. Còn có hai pháp đó là tất cả pháp giải thoát và phiền não chẳng hiệp tam giới.
Còn có hai pháp đó là trang nghiêm bồ đề và tu học bồ đề. Còn có hai pháp đó là tận trí và vô sanh trí. Còn có hai pháp đó là quán thánh đạo phương tiện và quán sanh tử phương tiện. Còn có hai pháp đó là cứu cánh đạo và biết thối chuyển đạo.
Còn có hai pháp đó là như pháp trụ và trong các pháp không có kiến chấp. Còn có hai pháp đó là theo duyên mà sanh diệt và theo duyên mà giải thoát.
Còn có hai pháp đó là biết ma nghiệp và biết đã lìa. Còn có hai pháp đó là nơi giận có thể nhẫn và nơi nhẫn thì thương.
Còn có hai pháp đó là vì bồ đề mà tu trang nghiêm và dầu tu trang nghiêm mà tâm không tham trước. Còn có hai pháp đó là chẳng bỏ phiền não và chẳng bỏ tu thiện trang nghiêm.
Còn có hai pháp đó là biết Thị xứ phi xứ và đem các thiện căn hồi hướng vô thượng bồ đề.
Còn có hai pháp đó là quán tâm bồ đề như tướng ảo huyễn và tu hướng đến vô thượng bồ đề trang nghiêm.
Còn có hai pháp đó là quán các chúng sanh với bồ đề bình đẳng vô sai biệt và biết các chúng sanh nhân nơi bồ đề mà được giải thoát.
Còn có hai pháp đó là biết pháp vô sanh và vì sanh pháp lành mà tu trang nghiêm. Còn có hai pháp đó là pháp bất khả thuyết mà có thể tuyên nói và tất cả chúng sanh đều đồng nhất thừa.
Lại này Hải Huệ!
Còn có ba pháp có thể lợi ích đại thừa, đó là sơ phát tâm bồ đề, thân cận thiện hữu lòng chẳng sanh hối và tu tập tâm đại bi chẳng thối chuyển. Còn có ba pháp đó là phá hoại san lẫn, ban cho tất cả và nhiếp thủ bồ đề.
Còn có ba pháp đó là đầy đủ tịnh giới, điều phục kẻ phá giới và hồi hướng bồ đề. Còn có ba pháp đó là tâm không sân hận, điều phục kẻ sân hận và hồi hướng bồ đề.
Còn có ba pháp đó là ở trong sanh tử lòng không thối hối, vui thích vì người mà gầy dựng sự nghiệp và hồi hướng bồ đề. Còn có ba pháp đó là được tam muội định, chẳng sanh kiêu mạn và hồi hướng bồ đề.
Còn có ba pháp đó là cầu đa văn, được đa văn rồi chẳng sanh kiêu mạn và hồi hướng bồ đề. Còn có ba pháp đó là chúng sanh duyên, pháp tánh duyên và vô duyên.
Còn có ba pháp đó là tự bi, bi tha và lìa tự bi tha bi. Còn có ba pháp đó là vì tư lợi mà tu tập trí huệ, dùng trí huệ chuyển giáo hóa chúng sanh và tự lợi lợi tha.
Còn có ba pháp đó là biết quá khứ đã hết, biết vị lai vô sanh và biết hiện tại vô trụ. Còn có ba pháp đó là vì người chánh định mà tu tập từ tâm, vì người tà định mà tu tập bi tâm và vì người bất định mà tu tập giải thoát.
Còn có ba pháp đó là tịnh thân, tịnh khẩu và tịnh ý. Còn có ba pháp đó là tu bất tịnh quán để phá tham dục, tu từ để phá sân hận và quán mười hai nhân duyên để phá vô minh.
Còn có ba pháp đó là an, lạc và tri túc. Còn có ba pháp đó là nghe pháp rồi hay thọ trì, có thể rộng phân biệt văn tự cú nghĩa và quán sát tội lỗi.
Còn có ba pháp đó là đầy đủ thất thánh tài, có thể đại pháp thí và có thể thí cho chúng sanh. Còn có ba pháp đó là thiệt nghĩa, chân nghĩa và bất cuống nghĩa. Còn có ba pháp đó là tự tri, tri tha và tri thời.
Còn có ba pháp đó là Ngũ ấm với pháp ấm bình đẳng, các giới cùng pháp giới bình đẳng và các nhập cùng pháp nhập bình đẳng. Còn có ba pháp đó là tu không, vô tướng và vô nguyện.
Còn có ba pháp đó là chẳng phỉ báng nhân quả, phương tiện sanh pháp đều từ nhân duyên và hòa hiệp nhân duyên mà được có danh tự. Còn có ba pháp đó là tin Phật bất khả tư nghị, tin pháp chẳng sanh hủy báng và tin Tăng là phước điền lành tốt.
Còn có ba pháp đó là xa lìa tham dục, xa lìa sân hận và xa lìa ngu si. Còn có ba pháp đó là thế tục để, đệ nhất nghĩa để và chẳng trụ trước hai đế.
Còn có ba pháp đó là xa lìa phiền não, xa lìa kiêu mạn và ở chỗ phước điền thì lễ lậy cúng dường. Còn có ba pháp đó là chẳng nhiễm Dục Giới, chẳng trước Sắc Giới và nơi Vô Sắc Giới chẳng sanh kiêu mạn.
Còn có ba pháp đó là được cúng dường chẳng mừng, bị hủy nhục chẳng giận và lìa tám pháp thế gian. Còn có ba pháp đó là che giấu các căn, hiểu rõ các căn và tịch tĩnh các căn.
Còn có ba pháp đó là hướng đến thiện địa, xa lìa chướng thiện địa và quán công đức thiện địa. Còn có ba pháp đó là chí tâm, tịnh tâm và tịnh trang nghiêm.
Còn có ba pháp đó là học luật nghi giới, học tâm giới và học huệ giới. Còn có ba pháp đó là thọ lạc chẳng sanh tham dật, thọ khổ chẳng sanh sân não và thọ chẳng lạc chẳng khổ tu tập nơi xả.
Còn có ba pháp đó là chuyển nhân vì chẳng tạo tác, chuyển phiền não vì chẳng thấy tướng dạng và chuyển tam thế vì không nguyện cầu.
Còn có ba pháp đó là nhãn rỗng không, sắc tịch tĩnh và thọ không có chỗ tạo tác.
Còn có ba pháp đó là kín giới, hộ định và quán huệ. Còn có ba pháp đó là nhớ giữ niệm pháp, tư duy quán pháp và như pháp trụ.
Còn có ba pháp đó là âm thanh làm nhân duyên cho Thanh Văn giải thoát, mười hai chi làm nhân duyên cho Duyên Giác giải thoát và Lục Độ làm nhân duyên cho Bồ Tát giải thoát.
Còn có ba pháp đó là thí, đại thí và cứu cánh thí. Còn có ba pháp đó là Hộ Pháp, hộ người trì pháp và hộ trì đại thừa.
Còn có ba pháp đó là đi trong sanh tử, xét lỗi sanh tử và biết mình đã xa lìa. Còn có ba pháp đó là chí tâm nghe pháp phá trừ ngũ cái, thường thích tịch tĩnh và như pháp trụ.
Còn có ba pháp đó là y nghĩa, y pháp và y trí. Còn có ba pháp đó là cầu đa văn rồi thích nơi tịch tĩnh, thích nơi tịch tĩnh rồi tư duy pháp lành và thiện tư duy rồi biết pháp bình đẳng.
Còn có ba pháp đó là thân cận người trí, thưa hỏi bậc đa văn và hộ trí người lành. Còn có ba pháp đó là không lòng tham vì người thuyết pháp, thấy người nghe pháp thì từ tâm nhìn họ và nhất tâm quán nơi bồ đề.
Còn có ba pháp đó là xem các chúng sanh tâm mình bình đẳng, quán tâm bình đẳng và quán Phật bình đẳng. Còn có ba pháp đó là quá khứ bất tận, vị lai bất hiệp và hiện tại bất trụ.
Còn có ba pháp đó là đó là quán khổ vô thường, quán pháp vô ngã và quán Niết Bàn tịch tĩnh. Còn có ba pháp đó là nghe pháp rồi kiên trì, tam muội kiên trì và trí huệ kiên trì.
Còn có ba pháp đó là phạm tội chẳng che dấu, chẳng hối tội trước đã phạm và chí tâm hộ giới. Còn có ba pháp đó là phá tâm nghi, phá tâm hối và phá tâm chướng ngại. Còn có ba pháp đó là muốn điều lành, lìa luận đàm thế sự và thích nơi tịch tĩnh.
Còn có ba pháp đó là nhẫn nghĩa thậm thâm, nói nghĩa thậm thâm và hiểu rõ các nghĩa. Còn có ba pháp đó là đầy đủ thanh nhẫn, đủ tư duy nhẫn và đủ thuận nhẫn. Còn có ba pháp đó là trí huệ phương tiện, đại từ và tinh tiến vững chắc.
Này Hải Huệ! Bồ Tát có đủ những pháp như vậy thì có thể lợi ích đại thừa.
Lại này Hải Huệ! Có bốn pháp chướng ngại đại thừa.
Những gì là bốn?
Đó là nghe pháp chẳng nên nghe, chẳng muốn nghe thọ Bồ Tát pháp tạng, hành các nghiệp ma và phỉ báng chánh pháp.
Còn có bốn pháp đó là tham dục, sân hận, ngu si và chẳng thích cầu chánh pháp.
Còn có bốn pháp đó là ganh ghét người được lợi, nơi của cải có lòng bỏn xẻn, ưa phỉnh dối Pháp Sư và chẳng thích thân cận thấy thiện tri thức.
Còn có bốn pháp, đó là nơi thiện tri thức sanh ý tưởng là ác hữu, nơi ác hữu sanh ý tưởng là thiện tri thức, phi pháp tưởng là pháp và pháp thì tưởng là phi pháp.
Còn có bốn pháp, đó là chẳng ưa thí cho, cho rồi tiếc hối, cho rồi thấy lỗi và chẳng niệm tâm bồ đề.
Còn có bốn pháp, đó là vì tham cầu mà cho, vì sân hận mà cho, vì ngu si mà cho và vì sợ hãi mà cho.
Còn có bốn pháp, đó là vì danh mà cho, vì bạn mà cho và vì hơn mà cho.
Còn có bốn pháp, đó là chẳng chí tâm cho, chẳng tự tay cho, chẳng hiện thấy cho và khinh mạn cho.
Còn có bốn pháp, đó là cho vật xấu, cho ít vật, chẳng chí tâm cho và khinh mạn cho.
Còn có bốn pháp, đó là cho vật có độc, cho dao binh khí, bất tịnh thí và thí cho không lợi ích.
Còn có bốn pháp đó là thấy người trì giớit hì giận ghét, thấy người phạm giới thì mến thương, theo lời của ác hữu và chẳng niệm thí giới.
Còn có bốn pháp đó là cầu lợi phi pháp, được của cải đúng pháp chẳng cùng người chung, ngăn dứt sự cúng dường của người và lòng chẳng biết đủ.
Còn có bốn pháp đó là vì lợi dưỡng mà nhiếp trì oai nghi, vì lợi dưỡng mà nói nhỏ tiếng, có tâm dua vạy và tà mạng mà sống.
Còn có bốn pháp đó là nơi người đồng học sanh lòng giận ghét, nơi người đồng thừa sanh lòng giận ghét, chẳng biết nghiệp ma và ưa nói lỗi của người.
Còn có bốn pháp đó là kiêu mạn chẳng nghe chánh pháp, chẳng cung kính Pháp Sư, chẳng lễ lạy cha mẹ Sư Trưởng thiện hữu và có ý theo ác nghiệp.
Còn có bốn pháp đó là giấu công đức của người, nói rộng lỗi người, thêm lớn kiêu mạn và giận hờn vững chắc.
Còn có bốn pháp đó là giải đãi, chẳng thích nghe lời lành, nói lời chẳng thuận hòa và trụ nơi phi pháp.
Còn có bốn pháp đó là chẳng điều, chẳng sạch, chẳng kín và chẳng nhẫn nhịn.
Còn có bốn pháp đó là chẳng thích nghe nhận pháp lành vô thượng, thích ở thành thị, phạm cấm giới mà thích thọ cúng dường và chẳng điều phục được sáu căn.
Còn có bốn pháp đó là chẳng có thể nhiếp thủ chúng sanh, chẳng thể hộ trì chánh pháp và ưa nói tội lỗi của Pháp Sư.
Còn có bốn pháp đó là đó là chẳng tu tín tâm, chẳng có thể quán sát tội lỗi sanh tử, chẳng quán sát lỗi ác hữu và chẳng quán sát tội lỗi của tâm nghi ngờ.
Còn có bốn pháp đó là chẳng quán nội, chẳng quán ngoại, vô tàm và vô quý.
Còn có bốn pháp đó là chẳng biết ơn, chẳng báo ơn, bội ơn và thích tà kiến.
Còn có bốn pháp đó là phỉ báng Thánh Nhân, giúp họ thế nhân, chẳng tin phước điền và chê trách pháp thí cho.
Còn có bốn pháp đó là chẳng sạch thân nghiệp, chẳng hộ khẩu nghiệp, chẳng xả ý nghiệp và nhàm chê đại thừa.
Còn có bốn pháp đó là vì phá hoà hiệp mà lưỡng thiệt, nơi thầy Hòa Thượng thốt lời giận cãi, vì phá sự lợi ích mà ỷ ngữ và phỉnh nhân Thiên mà vọng ngữ.
Còn có bốn pháp đó là chẳng hộ giới nhân, loạn thiền định nhân, chẳng tin đời sau và thích ưa thế sự.
Còn có bốn pháp đó là thô cộc, kiêu mạn, ưa nói việc đời và thường thích ngủ nghỉ.
Còn có bốn pháp đó là giả Danh Hiệu Bồ Tát để thọ cúng dường, chẳng có thể săn sóc người bệnh khổ, chẳng gieo giống lành và chẳng hướng đến bồ đề.
Còn có bốn pháp đó là tự khinh, khinh pháp, khinh phước và luôn nhớ thừa Thanh Văn, Bích Chi Phật.
Còn có bốn pháp đó là tham thân, tham tâm, tham mạng và tham cấm giới.
Còn có bốn pháp đó là tham nhà phòng, tham đàn việt, tham tà kiến và tham phá giới.
Còn có bốn pháp đó là làm nhiều, nói nhiều, thọ nhiều và nhìn ngó nhiều.
Còn có bốn pháp đó là ngã kiến, tà kiến, đoạn kiến và thường kiến.
Còn có bốn pháp đó là chẳng làm, làm rồi chuyển đổi, lòng hối tiếc và chẳng vui.
Còn có bốn pháp đó là chẳng hướng đến bồ đề, chẳng tu thiền định, thối thất trí huệ và chẳng thích phương tiện.
Còn có bốn pháp đó là chướng ngại chánh pháp, chướng ngại nghiệp lành, phiền não chướng ngại và ma nghiệp chướng ngại.
Này Hải Huệ! Các pháp như vậy gọi là chướng đại thừa. Lúc Đức Phật nói pháp ấy rồi, có bốn ngàn Nhân Thiên phát tâm vô thượng bồ đề, hai vạn tám ngàn Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn. Cả Cõi Đại Thiên chấn động sáu cách.
Trên không có vô lượng Chư Thiên khác miệng đồng lời xướng rằng: Lành thay, lành thay, ngày nay Đức Như Lai Thế Tôn Đại Sư tử hống, vì thương chúng sanh mà mở cửa đại thừa.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Dần đủ Tất Cả Trí đức - Phẩm Bảy - Trụ Huyền Diệu
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Sáu - Phẩm Quán Thiên Dạ Ma Thiên - Tập Tám Mươi Tám
Phật Thuyết Kinh Phóng Quang Bát Nhã - Phẩm Bảy Mươi Tám - Phẩm Trụ Nhị Không
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nê Hoàn - Phẩm Bảy - Phẩm Thọ Trì
Phật Thuyết Kinh ưu Bà Di Tịnh Hạnh Pháp Môn - Phẩm Một - Phẩm Tu Hành
Phật Thuyết Kinh Cựu Tạp Thí Dụ - Phần Mười Bốn
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Ba - Phẩm địa Ngục - Tập Hai Mươi Tám
Phật Thuyết Kinh Pháp Cú Thí Dụ - Phẩm Hai Mươi Mốt - Phẩm Lão Mạo - Thí Dụ Bốn Mươi Hai