Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Năm Mươi Mốt - Phẩm Hạnh Nguyện - Phần Hai
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
HỘI ĐẦU
PHẨM NĂM MƯƠI MỐT
PHẨM HẠNH NGUYỆN
PHẦN HAI
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật đa, thấy các hữu tình bị hệ thuộc người làm chủ, có làm việc gì chẳng được tự do.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, thấy việc đó rồi, nghĩ thế này: Ta nên làm thế nào để phương tiện cứu giúp các loại hữu tình khiến họ được tự do.
Đã nghĩ vậy rồi, phát lời nguyện: Ta phải tinh cần, chẳng tiếc thân mạng, tu hành sáu phép Ba la mật đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh Cõi Phật, khiến mau viên mãn, chóng chứng quả vị giác ngộ cao tột.
Trong Cõi Phật của ta, không có ai làm chủ, ai muốn làm việc gì đều được tự do, cho đến chẳng thấy hình tượng chủ tể, cũng chẳng nghe danh tự chủ tể, chỉ có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dùng pháp thống nhiếp gọi là Pháp Vương.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy do sáu phép Ba la mật đa này, mau được viên mãn, gần gũi quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật đa, thấy các hữu tình có các đường sai biệt.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, thấy việc đó rồi, nghĩ thế này: Ta nên làm thế nào để phương tiện cứu giúp các loại hữu tình khiến không có các đường thiện ác sai biệt.
Đã nghĩ vậy rồi, phát lời nguyện: Ta phải tinh cần, chẳng tiếc thân mạng, tu hành sáu phép Ba la mật đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh Cõi Phật, khiến mau viên mãn, chóng chứng quả vị giác ngộ cao tột.
Trong Cõi Phật của ta, không có các đường thiện ác sai biệt, cho đến không có danh tự địa ngục, sàng sanh, quỷ giới, A Tố Lạc, Nhân, Thiên. Tất cả hữu tình đều cùng một loài, cùng tu một pháp đó là cùng hòa hợp tu hành bố thí Ba la mật đa, tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa.
An trụ pháp không nội, an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới.
Pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.
An trụ chân như, an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.
Tu hành bốn niệm trụ, tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo. An trụ Thánh đế khổ, an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo. Tu hành bốn tịnh lự, tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Tu hành tám giải thoát, tu hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Tu hành pháp môn giải thoát không, tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Tu hành năm loại mắt, tu hành sáu phép thần thông. Tu hành pháp môn Tam Ma Địa, tu hành pháp môn Đà La Ni.
Tu hành mười lực Phật, tu hành bốn bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng. Tu hành pháp không quên mất, tu hành tánh luôn luôn xả. Tu hành trí nhất thiết, tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Tu hành hạnh Đại Bồ Tát. Tu hành quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy do sáu phép Ba la mật đa này, mà mau được viên mãn, gần gũi quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật đa, thấy các hữu tình có bốn loài sai biệt: Một là noãn sanh, hai là thai sanh, ba là thấp sanh, bốn là hóa sanh.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, thấy việc đó rồi, nghĩ thế này: Ta nên làm thế nào để phương tiện cứu giúp các loại hữu tình, khiến không có bốn loài sai biệt như thế.
Đã nghĩ vậy rồi, phát lời nguyện: Ta phải tinh cần, chẳng tiếc thân mạng, tu hành sáu phép Ba la mật đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh Cõi Phật, khiến mau viên mãn, chóng chứng quả vị giác ngộ cao tột. Trong Cõi Phật của ta, không có bốn loài hữu tình sai biệt như thế. Các loài hữu tình đều cùng hóa sanh.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy do sáu phép Ba la mật đa này, mau được viên mãn, gần gũi quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật đa, thấy các hữu tình không có năm loại thần thông, đối với việc làm không được tự tại.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, thấy việc đó rồi, nghĩ thế này: Ta nên làm thế nào để phương tiện cứu giúp các loài hữu tình đều khiến đạt được năm tuệ thần thông.
Đã nghĩ vậy rồi, phát lời nguyện: Ta phải tinh cần, chẳng tiếc thân mạng, tu hành sáu phép Ba la mật đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh Cõi Phật, khiến mau viên mãn, chóng chứng quả vị giác ngộ cao tột. Trong Cõi Phật của ta, các loại hữu tình có năm tuệ thần thông đều được tự tại.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy do sáu phép Ba la mật đa này, mau được viên mãn, gần gũi quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật đa, thấy các hữu tình thọ dụng đoàn thực, thân có các thứ đại tiểu tiện, máu mủ hôi thối, thật đáng chán bỏ.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, thấy việc đó rồi, nghĩ thế này: Ta nên làm thế nào để cứu giúp các loại hữu tình thọ dụng đoàn thực như thế, khiến trong thân họ không có các loại dơ uế.
Đã nghĩ vậy rồi, phát lời nguyện: Ta phải tinh cần, chẳng tiếc thân mạng, tu hành sáu phép Ba la mật đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh Cõi Phật, khiến mau viên mãn, chóng chứng quả vị giác ngộ cao tột. Trong Cõi Phật của ta, các hữu tình đều cùng thọ dụng món an diệu pháp hỷ, thân thể thơm sạch, không có các việc đại tiểu tiện dơ uế.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy do sáu phép Ba la mật đa này, mau được viên mãn, gần gũi quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật đa, thấy các hữu tình thân không ánh sáng, có làm việc gì phải nhờ đến ánh sáng bên ngoài.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, thấy việc đó rồi, nghĩ thế này: Ta phải làm thế nào để phương tiện cứu giúp các loại hữu tình, khiến rời bỏ thân không ánh sáng như thế.
Đã nghĩ vậy rồi, phát lời nguyện: Ta phải tinh cần, chẳng tiếc thân mạng, tu hành sáu phép Ba la mật đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh Cõi Phật, khiến mau viên mãn, chóng chứng quả vị giác ngộ cao tột. Trong Cõi Phật của ta, thân các loài hữu tình đầy đủ ánh sáng, chẳng nhờ ánh sáng bên ngoài.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy do sáu phép Ba la mật đa này, mau được viên mãn, gần gũi quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật đa, thấy nơi cư ngụ của các hữu tình có ngày có đêm, có tháng nửa tháng, thời tiết số năm, chuyển biến chẳng thường.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, thấy việc đó rồi, nghĩ thế này: Ta phải làm thế nào để phương tiện cứu giúp các loại hữu tình, khiến chỗ ở của họ không có ngày đêm và các việc thay đổi.
Đã nghĩ vậy rồi, phát lời nguyện: Ta phải tinh cần, chẳng tiếc thân mạng, tu hành sáu phép Ba la mật đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh Cõi Phật, khiến mau viên mãn, chóng chứng quả vị giác ngộ cao tột. Trong Cõi Phật của ta, không có ngày đêm, và tháng nửa tháng, thời tiết năm số cho đến không có từ ngày, đêm v.v…
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy do sáu phép Ba la mật đa này, mau được viên mãn, gần gũi quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật đa, thấy các hữu tình tuổi thọ ngắn ngủi.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, thấy việc đó rồi, nghĩ thế này: Ta phải làm thế nào để phương tiện cứu giúp các loại hữu tình, khiến xa lìa tuổi thọ ngắn ngủi như thế.
Đã nghĩ vậy rồi, phát lời nguyện: Ta phải tinh cần, chẳng tiếc thân mạng, tu hành sáu phép Ba la mật đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh Cõi Phật, khiến mau viên mãn, chóng chứng quả vị giác ngộ cao tột. Trong Cõi Phật của ta, tuổi thọ của các loài hữu tình dài lâu, khó biết kiếp số.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy do sáu phép Ba la mật đa này, mau được viên mãn, gần gũi quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật đa, thấy các hữu tình không có các tướng tốt.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, thấy việc đó rồi, nghĩ thế này: Ta phải làm thế nào để phương tiện cứu giúp các loại hữu tình khiến được tướng tốt.
Đã nghĩ vậy rồi, phát lời nguyện: Ta phải tinh cần, chẳng tiếc thân mạng, tu hành sáu phép Ba la mật đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh Cõi Phật, khiến mau viên mãn, chóng chứng quả vị giác ngộ cao tột. Trong Cõi Phật của ta, các loại hữu tình đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc viên mãn trang nghiêm, hữu tình trông thấy sanh niềm vui thanh thoát.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy do sáu phép Ba la mật đa này, mau được viên mãn, gần gũi quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật đa, thấy loài hữu tình xa lìa các căn lành.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, thấy việc đó rồi, nghĩ thế này: Ta phải làm thế nào để phương tiện cứu giúp các loại hữu tình như thế khiến đủ căn lành.
Đã nghĩ vậy rồi, phát lời nguyện: Ta phải tinh cần, chẳng tiếc thân mạng, tu hành sáu phép Ba la mật đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh Cõi Phật, khiến mau viên mãn, chóng chứng quả vị giác ngộ cao tột.
Trong Cõi Phật của ta, các loại hữu tình, tất cả đều thành tựu căn lành vi diệu thù thắng. Do căn lành này, thường sắm sửa các món cúng dường thượng diệu để cúng dường Chư Phật, nương vào phước lực này, tùy theo chỗ thọ sanh, lại thường cúng dường Chư Phật Thế Tôn.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy do sáu phép Ba la mật đa này, mau được viên mãn, gần gũi quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật đa, thấy các hữu tình có đủ các bệnh về thân tâm.
Thân bệnh có bốn: Một là bệnh phong, hai là bệnh nhiệt, ba là bệnh đàm, bốn là đủ các loại bệnh phức tạp về phong.
Tâm bệnh cũng có bốn: Một là bệnh tham, hai là bệnh sân, ba là bệnh si, bốn là bệnh mạn v.v… các thứ bệnh phiền não.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, thấy việc đó rồi, nghĩ thế này: Ta phải làm thế nào để cứu giúp các loại hữu tình có bệnh khổ thân, tâm như thế.
Đã nghĩ vậy rồi, phát lời nguyện: Ta phải tinh cần, chẳng tiếc thân mạng, tu hành sáu phép Ba la mật đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh Cõi Phật, khiến mau viên mãn, chóng chứng quả vị giác ngộ cao tột. Trong Cõi Phật của ta, các loại hữu tình, thân tâm thanh tịnh, không có nỗi khổ về bệnh, cho đến không nghe tên của các bệnh phong, nhiệt, đàm, và các bệnh phong phức tạp khác. Cũng chẳng nghe các bệnh phiền não như tham, sân, si, mạn v.v…
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy do sáu phép Ba la mật đa này, mau được viên mãn, gần gũi quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật đa, thấy có hữu tình có đủ các ý thích: Hoặc có người thích hướng đến Thanh Văn Thừa, hoặc có người thích hướng đến Độc Giác Thừa, hoặc có người thích hướng đến Vô Thượng Thừa.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, thấy việc đó rồi, nghĩ thế này: Ta phải làm thế nào để phương tiện cứu giúp các loại hữu tình, khiến từ bỏ ý thích hướng đến Thanh Văn, Độc Giác Thừa, chỉ khiến thích hướng đến Vô thượng Đại Thừa.
Đã nghĩ vậy rồi, phát lời nguyện: Ta phải tinh cần, chẳng tiếc thân mạng, tu hành sáu phép Ba la mật đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh Cõi Phật, khiến mau viên mãn, chóng chứng quả vị giác ngộ cao tột. Trong Cõi Phật của ta, các loại hữu tình chỉ cầu quả vị giác ngộ cao tột, chẳng ưa quả Thanh Văn, Độc giác thừa cho đến không có tên nhị thừa, chỉ nghe các thứ công đức của đại thừa.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy do sáu phép Ba la mật đa này, mau được viên mãn, gần gũi quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật đa, thấy các hữu tình khởi tăng thượng mạn. Chưa có thể thật sự xa lìa sự giết hại sanh mạng mà cho là ta thật sự xa lìa sự giết hại sanh mạng. Chưa có thể thật sự xa lìa việc không cho mà lấy, xa lìa dâm dục tà hạnh mà cho là ta thật sự xa lìa việc không cho mà lấy, xa lìa dâm dục tà hạnh.
Chưa có thể thật sự xa lìa lời nói hư dối mà cho là ta thật sự xa lìa lời nói hư dối. Chưa có thể thật sự xa lìa lời nói thô ác, xa lìa lời nói chia rẽ, xa lìa lời nói hỗn tạp mà cho là ta thật sự xa lìa lời nói thô ác, xa lìa lời nói chia rẽ, xa lìa lời nói hỗn tạp. Chưa có thể thật sự xa lìa tham dục mà cho là ta thật sự xa lìa tham dục.
Chưa có thể thật sự xa lìa sân giận và xa lìa tà kiến mà cho là ta thật sự xa lìa sân giận và xa lìa tà kiến. Chưa đắc sơ thiền mà cho là đắc sơ thiền. Chưa đắc đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền mà cho là đắc đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền. Chưa đắc Định không vô biên xứ mà cho là đắc Định không vô biên xứ.
Chưa đắc Định thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà cho là đắc Định thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Chưa đắc từ vô lượng mà cho là đắc từ vô lượng. Chưa đắc bi, hỷ, xả vô lượng mà cho là đắc bi, hỷ, xả vô lượng.
Chưa đắc thần cảnh trí chứng thông mà cho là đắc thần cảnh trí chứng thông. Chưa đắc thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, túc trụ, tùy niệm trí chứng thông mà cho là đắc thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, túc trụ, tùy niệm trí chứng thông.
Chưa đắc quán bất tịnh mà cho là đắc quán bất tịnh. Chưa đắc quán lĩnh vực sai biệt của từ bi niệm tức duyên khởi mà cho là đắc quán lĩnh vực sai biệt của từ bi niệm tức duyên khởi. Chưa đắc Bậc chỉ quán mà cho là đắc Bậc chỉ quán.
Chưa đắc Bậc Chủng Tánh, Bậc Đệ bát, Bậc Kiến, Bậc Bạc, Bậc Ly Dục, Bậc Dĩ Biện mà cho là đắc Bậc Chủng Tánh, Bậc Đệ bát, Bậc Kiến, Bậc Bạc, Bậc Ly Dục, Bậc Dĩ Biện. Chưa đắc quả vị Độc Giác mà cho là đắc quả vị Độc Giác.
Chưa đắc bố thí Ba la mật đa mà cho là đắc bố thí Ba la mật đa, chưa đắc tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa mà cho là đắc tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa.
Chưa chứng pháp không nội mà cho là chứng pháp không nội, chưa chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn.
Pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà cho là chứng pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh.
Chưa chứng chân như mà cho là chứng chân như, chưa chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà cho là chứng pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.
Chưa chứng Thánh đế khổ mà cho là chứng Thánh đế khổ, chưa chứng Thánh đế tập, diệt, đạo mà cho là chứng Thánh đế tập, diệt, đạo. Chưa đắc bốn niệm trụ mà cho là đắc bốn niệm trụ, chưa đắc bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo mà cho là đắc bốn chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo.
Chưa đắc bốn tịnh lự mà cho là đắc bốn tịnh lự, chưa đắc bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà cho là đắc bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Chưa đắc tám giải thoát mà cho là đắc tám giải thoát, chưa đắc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà cho là đắc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Chưa đắc pháp môn giải thoát không mà cho là đắc pháp môn giải thoát không, chưa đắc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà cho là đắc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
Chưa đắc Bậc Cực Hỷ mà cho là đắc Bậc Cực Hỷ, chưa đắc Bậc Ly Cấu, Bậc Phát Quang, Bậc Diệm Tuệ, Bậc Cực Nan Thắng, Bậc Hiện Tiền, Bậc Viễn Hành, Bậc Bất Động, Bậc Thiện Tuệ, Bậc Pháp Vân mà cho là đắc Bậc Ly Cấu cho đến Bậc Pháp Vân.
Chưa đắc năm loại mắt mà cho là đắc năm loại mắt, chưa đắc sáu phép thần thông mà cho là đắc sáu phép thần thông. Chưa đắc pháp môn Tam Ma Địa mà cho là đắc pháp môn Tam Ma Địa, chưa đắc pháp môn Đà La Ni mà cho là đắc pháp môn Đà La Ni.
Chưa đắc mười lực Phật mà cho là đắc mười lực Phật, chưa đắc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng mà cho là đắc bốn điều không sợ cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng.
Chưa đắc pháp không quên mất mà cho là đắc pháp không quên mất, chưa đắc tánh luôn luôn xả mà cho là đắc tánh luôn luôn xả. Chưa đắc trí nhất thiết mà cho là đắc trí nhất thiết, chưa đắc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà cho là đắc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Chưa nghiêm tịnh Cõi Phật mà cho là nghiêm tịnh Cõi Phật, chưa thành thục hữu tình mà cho là thành thục hữu tình. Chưa hiểu kỹ nghệ khéo léo của thế gian mà cho là hiểu kỹ nghệ khéo léo của thế gian. Chưa tu hạnh Đại Bồ Tát mà cho là tu hạnh Đại Bồ Tát. Chưa đắc quả vị giác ngộ cao tột mà cho là đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, thấy việc đó rồi, nghĩ thế này: Ta phải làm thế nào để cứu giúp các loại hữu tình như thế, khiến họ xa lìa sự kết buộc của tăng thượng mạn.
Đã nghĩ vậy rồi, phát lời nguyện: Ta phải tinh cần, chẳng tiếc thân mạng, tu hành sáu phép Ba la mật đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh Cõi Phật, khiến mau viên mãn, chóng chứng quả vị giác ngộ cao tột. Trong Cõi Phật của ta, không có hạng tăng thượng mạn như thế, tất cả hữu tình lìa tăng thượng mạn.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy do sáu phép Ba la mật đa này, mau được viên mãn, gần gũi quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật đa, thấy các hữu tình chấp trước các pháp, đó là chấp trước sắc, chấp trước thọ, tưởng, hành, thức. Chấp trước nhãn xứ, chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Chấp trước sắc xứ, chấp trước thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Chấp trước nhãn giới, chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Chấp trước sắc giới, chấp trước thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Chấp trước nhãn thức giới, chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Chấp trước nhãn xúc, chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.
Chấp trước các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chấp trước các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra. Chấp trước địa giới, chấp trước thủy, hỏa, phong, không, thức giới.
Chấp trước tánh nhân duyên, chấp trước tánh đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên. Chấp trước vô minh, chấp trước hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử.
Chấp trước ngã, chấp trước hữu tình, dòng sanh mạng, khả năng sanh khởi, sự dưỡng dục, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sanh, nho đồng, khả năng làm việc, khả năng thọ quả báo, cái biết, cái thấy. Chấp trước bố thí Ba la mật đa, chấp trước tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa.
Chấp trước pháp không nội, chấp trước pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.
Chấp trước chân như, chấp trước pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.
Chấp trước Thánh đế khổ, chấp trước Thánh đế tập, diệt, đạo. Chấp trước bốn niệm trụ, chấp trước bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo. Chấp trước bốn tịnh lự, chấp trước bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Chấp trước tám giải thoát, chấp trước tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Chấp trước pháp môn giải thoát không, chấp trước pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Chấp trước Bậc Cực Hỷ, chấp trước Bậc Ly Cấu, Bậc Phát Quang, Bậc Diệm Tuệ, Bậc Cực Nan Thắng, Bậc Hiện Tiền, Bậc Viễn Hành, Bậc Bất Động, Bậc Thiện Tuệ, Bậc Pháp Vân. Chấp trước năm loại mắt, chấp trước sáu phép thần thông.
Chấp trước pháp môn Tam Ma Địa, chấp trước pháp môn Đà La Ni. Chấp trước mười lực Phật, chấp trước bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng.
Chấp trước pháp không quên mất, chấp trước tánh luôn luôn xả, hấp trước trí nhất thiết, chấp trước trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Chấp trước quả Dự Lưu, chấp trước quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán. Chấp trước quả vị Độc Giác. Chấp trước hạnh Đại Bồ Tát. Chấp trước quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, thấy việc đó rồi, nghĩ thế này: Ta phải làm thế nào để cứu giúp các loại hữu tình như thế, khiến xa lìa chấp trước.
Đã nghĩ vậy rồi, phát lời nguyện: Ta phải tinh cần, chẳng tiếc thân mạng, tu hành sáu phép Ba la mật đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh Cõi Phật, khiến mau viên mãn, chóng chứng quả vị giác ngộ cao tột. Trong Cõi Phật của ta, các loại hữu tình không có các loại chấp trước như thế.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy do sáu phép Ba la mật đa này, mau được viên mãn, gần gũi quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật đa, thấy có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hào quang giới hạn, tuổi thọ giới hạn, các chúng đệ tử số lượng giới hạn.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, thấy việc đó rồi, nghĩ thế này: Ta làm thế nào để được hào quang vô lượng, thọ mạng vô lượng, và các chúng đệ tử số lượng không giới hạn.
Đã nghĩ vậy rồi, phát lời nguyện: Ta phải tinh cần, chẳng tiếc thân mạng, tu hành sáu phép Ba la mật đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh Cõi Phật, khiến mau viên mãn, chóng chứng quả vị giác ngộ cao tột. Bấy giờ, thân ta hào quang vô lượng, thọ mạng vô lượng, các chúng đệ tử số đông vô lượng.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy do sáu phép Ba la mật đa này, mau được viên mãn, gần gũi quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật đa, thấy có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, mà Cõi Phật chu vi giới hạn.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, thấy việc đó rồi, nghĩ thế này: Ta làm thế nào để được Cõi Phật vô lượng.
Đã nghĩ vậy rồi, phát lời nguyện: Ta phải tinh cần, chẳng tiếc thân mạng, tu hành sáu phép Ba la mật đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh Cõi Phật, khiến mau viên mãn, chóng chứng quả vị giác ngộ cao tột, như hằng hà sa số đại thiên Thế Giới ở mười phương hiệp lại thành một cõi, ta trụ trong đó thuyết pháp giáo hóa vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy do sáu phép Ba la mật đa này, mau được viên mãn, gần gũi quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật đa, thấy các hữu tình, sanh tử dài lâu, các Thế Giới hữu tình, số lượng vô biên.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, thấy việc đó rồi, nghĩ thế này: Giới hạn của sanh tử giống như hư không, Thế Giới hữu tình cũng giống như thế. Tuy không chân thật, nhưng các loại hữu tình lưu chuyển sanh tử, hoặc đắc Niết Bàn, nên các hữu tình vọng chấp là có luân hồi sanh tử, thọ khổ vô biên. Ta phải làm thế nào để phương tiện cứu giúp họ.
Đã nghĩ vậy rồi, phát lời nguyện: Ta phải tinh cần, chẳng tiếc thân mạng, tu hành sáu phép Ba la mật đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh Cõi Phật, khiến mau viên mãn, chóng chứng quả vị giác ngộ cao tột, vì các hữu tình nói pháp vô thượng, đều khiến giải thoát khổ lớn sanh tử, cũng khiến chứng biết sanh tử, giải thoát hoàn toàn không sở hữu, đều rốt ráo không.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, do sáu phép Ba la mật đa này, mau được viên mãn, gần gũi quả vị giác ngộ cao tột.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba