Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba - Phẩm Thiện Hiện - Phần Bảy

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần

PHẬT THUYẾT KINH 

ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần  

HỘI THỨ BA  

PHẨM BA

PHẨM THIỆN HIỆN  

PHẦN SÁU   

Bấy giờ, Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Gọi là Đại Bồ Tát, vậy danh từ này có ý nghĩa gì?

Phật Bảo Thiện Hiện: Vô cú nghĩa là cú nghĩa của Bồ Tát.

Vì sao?

Thiện Hiện! Vì bồ đề không sanh, Tát Đỏa chẳng có. Cú nghĩa ở trong lý bất khả đắc ấy, nên vô cú nghĩa là cú nghĩa của Bồ Tát.

Thiện Hiện! Ví như trong không trung thật không có dấu vết của chim, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cảnh trong mộng thật không có sở hữu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như trò ảo thuật thật không có sở hữu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như quáng nắng thật không có sở hữu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như ảnh trong gương, tiếng vang, hình dạng, biến hóa thật không có sở hữu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa chân như thật không có sở hữu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa pháp giới thật không có sở hữu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa pháp tánh thật không có sở hữu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế thật không có sở hữu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa sắc cho đến cú nghĩa thức của nhà ảo thuật thật không có sở hữu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa nhãn xứ cho đến cú nghĩa ý xứ của nhà ảo thuật thật không có sở hữu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa sắc xứ cho đến cú nghĩa pháp xứ của nhà ảo thuật thật không có sở hữu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa nhãn giới cho đến cú nghĩa ý giới của nhà ảo thuật thật không có sở hữu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện!  Ví như cú nghĩa sắc giới cho đến cú nghĩa pháp giới của nhà ảo thuật thật không có sở hữu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa nhãn thức giới cho đến cú nghĩa ý thức giới của nhà ảo thuật thật không có sở hữu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa nhãn xúc cho đến cú nghĩa ý xúc của nhà ảo thuật thật không có sở hữu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến cú nghĩa các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra của nhà ảo thuật thật không có sở hữu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa địa giới cho đến cú nghĩa thức giới của nhà ảo thuật thật không có sở hữu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa vô minh cho đến cú nghĩa lão tử của nhà ảo thuật thật không có sở hữu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như nhà ảo thuật thực hành cú nghĩa pháp nội Không cho đến cú nghĩa pháp vô tính tự tính không thật không có sở hữu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như nhà ảo thuật thực hành cú nghĩa bốn niệm trụ, cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng thật không có sở hữu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa sắc tướng cho đến cú nghĩa thức tướng của Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa tướng nhãn xứ cho đến cú nghĩa tướng ý xứ của Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa tướng sắc xứ cho đến cú nghĩa tướng pháp xứ của Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa tướng nhãn giới cho đến cú nghĩa tướng ý giới của Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa tướng sắc giới cho đến cú nghĩa tướng pháp giới của Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa tướng nhãn thức giới cho đến cú nghĩa tướng ý thức giới của Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa tướng nhãn xúc cho đến cú nghĩa tướng ý xúc của Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa tướng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến cú nghĩa tướng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra của Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa tướng địa giới cho đến cú nghĩa tướng thức giới của Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa vô minh cho đến cú nghĩa lão tử của Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa tướng pháp nội không, cho đến cú nghĩa tướng pháp vô tính tự tính Không của Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa tướng bốn niệm trụ, cho đến cú nghĩa tướng mười tám Pháp Phật bất cộng của Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như trong giới vô vi, cú nghĩa giới hữu vi thật không có sở hữu. Trong giới hữu vi, cú nghĩa giới vô vi cũng thật không có sở hữu. Các Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa vô sanh, vô diệt, vô tác, vô vi, vô thành, vô hoại, vô đắc, vô xả, vô nhiễm, vô tịnh thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Vì sao?

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa vô sanh, vô diệt, cho đến cú nghĩa vô nhiễm, vô tịnh của sắc cho đến thức thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa vô sanh, vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm, vô tịnh của nhãn xứ cho đến ý xứ thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa vô sanh, vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm, vô tịnh của sắc xứ cho đến pháp xứ thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa vô sanh, vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm, vô tịnh của nhãn giới cho đến ý giới thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa vô sanh, vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm, vô tịnh của sắc giới cho đến pháp giới thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa vô sanh, vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm, vô tịnh của nhãn thức giới cho đến ý thức giới thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa vô sanh, vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm, vô tịnh của nhãn xúc cho đến ý xúc thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa vô sanh, vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm, vô tịnh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa vô sanh, vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm, vô tịnh của địa giới cho đến thức giới thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa vô sanh, vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm, vô tịnh của vô minh cho đến lão tử thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa vô sanh, vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm, vô tịnh của pháp nội không cho đến pháp vô tính tự tính Không thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa vô sanh, vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm, vô tịnh của bốn niệm trụ cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa các tướng của sắc cho đến thức rốt ráo thanh tịnh thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa các tướng của nhãn xứ cho đến ý xứ rốt ráo thanh tịnh thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa các tướng của sắc xứ cho đến pháp xứ rốt ráo thanh tịnh thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa các tướng của nhãn giới, cho đến ý thức giới rốt ráo thanh tịnh thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa các tướng của sắc giới, cho đến pháp giới rốt ráo thanh tịnh thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa các tướng của nhãn thức giới, cho đến ý thức giới rốt ráo thanh tịnh thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa các tướng của nhãn xúc, cho đến ý xúc rốt ráo thanh tịnh thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa các tướng nhãn xúc cho đến các thọ do ý xúc, làm duyên sanh ra rốt ráo thanh tịnh thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa các tướng của địa giới cho đến thức giới rốt ráo thanh tịnh thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa các tướng của vô minh cho đến lão tử rốt ráo thanh tịnh thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa các tướng của pháp nội không, cho đến pháp vô tính tự tính không rốt ráo thanh tịnh thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa các tướng của bốn niệm trụ, cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng rốt ráo thanh tịnh thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa ngã cho đến kiến trong sự rốt ráo thanh tịnh, thật không có sở hữu vì tánh phi hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như khi Mặt Trời mọc, cú nghĩa tối tăm thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như khi đại kiếp đã hết, cú nghĩa các hành thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, cú nghĩa phạm giới trong nhóm tịnh giới thật không có sở hữu. Cú nghĩa tán loạn trong nhóm tịnh định thật không có sở hữu. Cú nghĩa ngu si trong nhóm thanh tịnh trí tuệ thật không có sở hữu.

Cú nghĩa trói buộc trong nhóm giải thoát thật không có sở hữu. Cú nghĩa không giải thoát trí kiến trong nhóm giải thoát trí kiến thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như trong ánh quang minh của mặt trời, mặt trăng, Trời Ba Mươi Ba nói rộng cho đến Trời Sắc Cứu Cánh, cú nghĩa ánh quang minh của Phật thật không có sở hữu. Khi các Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật không có sở hữu.

Vì sao?

Này Thiện Hiện! Hoặc Bồ Đề, hoặc Tát Đỏa, hoặc Bồ Tát, hoặc cú nghĩa của Bồ Tát, các pháp như thế đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải không tương ưng, không màu sắc, không hiểu biết, không đối đãi với một tướng nào nên gọi là vô tướng. Ở trong tất cả pháp các Đại Bồ Tát chẳng phải thật có, không chấp trước, không ngăn ngại, nên siêng năng tu học, thích ứng chánh giác tri.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là tất cả pháp?

Tại sao ở trong tất cả pháp, các Đại Bồ Tát chẳng phải thật có, không chấp trước, không ngăn ngại nên siêng năng tu học thích ứng chánh giác tri?

Phật Bảo Thiện Hiện: Tất cả pháp gồm pháp thiện, pháp phi thiện, pháp hữu ký, pháp vô ký, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp cộng, pháp bất cộng.

Những pháp như vậy gọi là tất cả pháp. Các Đại Bồ Tát ở trong tất cả pháp như vậy chẳng phải thật có, không chấp trước, không ngăn ngại nên siêng năng tu học thích ứng chánh giác tri.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Tại sao gọi là pháp thiện ở thế gian?

Phật dạy: Thiện Hiện! Thiện pháp thế gian là hiếu thuận cha mẹ, cúng dường Sa Môn và Bà La Môn, tôn kính phụng sự Sư Trưởng. Hoặc bố thí bao gồm phước nghiệp sự, hoặc giữ giới bao gồm phước nghiệp sự, hoặc cung cấp, giúp đỡ người bệnh gồm cả phước nghiệp, hoặc phương tiện thiện xảo bao gồm cả phước nghiệp, hoặc mười thiện nghiệp đạo của thế gian.

Hoặc tưởng thấy tử thi trương phình lên, hoặc tưởng tử thi thối rửa, hoặc tưởng tử thi bầm tím, hoặc tưởng tử thi biến ra màu đỏ bầm, hoặc tưởng tử thi bị hủy hoại, hoặc tưởng tử thi bị chim cú ăn nuốt, hoặc tưởng bị tan nát, hoặc tưởng chỉ còn nắm xương, hoặc tưởng đống xương đã bị đốt cháy. Hoặc bốn loại thiền định ở thế gian, hoặc bốn tâm vô lượng, Bốn Định Vô Sắc.

Hoặc tùy niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm xả, niệm thiên, niệm hơi thở vào hơi thở ra, niệm sự vắng lặng, niệm thân, niệm chết. Những pháp này gọi là thiện pháp thế gian.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Thế nào gọi là phi thiện pháp?

Phật dạy: Thiện Hiện! Phi thiện pháp là giết hại sanh mạng, hoặc lấy của không cho, hoặc hành tà dâm, hoặc nói lời dối gạt, hoặc nói lời thô ác, hoặc nói gây chia rẽ, hoặc nói lời tạp thoại bậy bạ, hoặc tham lam, hoặc giận dữ, hoặc tà kiến, hoặc tức giận, hoặc hại, hoặc ganh, hoặc keo bẩn. Những pháp như thế gọi là phi thiện pháp.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Thế nào gọi là pháp hữu ký?

Phật dạy: Thiện Hiện! Tất cả pháp thiện và pháp bất thiện gọi là pháp hữu ký.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Thế nào gọi là pháp vô ký?

Phật dạy: Thiện Hiện! Hoặc thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp vô ký, hoặc bốn đại chủng vô ký, hoặc năm căn vô ký, hoặc sáu xứ vô ký, hoặc các uẩn xứ giới vô sắc vô ký, hoặc quả dị thục vô ký. Hết thảy các pháp như thế gọi là pháp vô ký.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Tại sao gọi là pháp thế gian?

Phật dạy: Thiện Hiện! Pháp thế gian là năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, mười hai duyên khởi. Hết thảy những pháp như vậy gọi là pháp thế gian.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Tại sao gọi là pháp xuất thế gian?

Phật dạy: Thiện Hiện! Là ba mươi bảy pháp Bồ Đề phần, ba môn giải thoát. Hoặc vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn. Hoặc Tam Ma Địa có tầm có tứ, Tam Ma Địa không tầm có tứ, Tam Ma Địa không tầm không tứ. Hoặc minh giải thoát, hoặc niệm chánh tri, hoặc như lý tác ý.

Hoặc tám pháp giải thoát, chín định thứ đệ. Hoặc pháp nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, vô tán không, bản tính không, tướng không, nhất thiết pháp không, vô tính không, vô tính tự tính không.

Hoặc mười lực Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám Pháp Phật bất cộng. Hết thảy như vậy gọi là pháp xuất thế gian.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Tại sao gọi là pháp hữu lậu?

Phật dạy: Thiện Hiện! Nghĩa là thâu nhiếp hết ba cõi năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, hoặc bốn tịnh lự, bốn vô lượng tâm, bốn định vô Sắc. Các pháp như vậy gọi là pháp hữu lậu.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Thế nào gọi là pháp vô lậu?

Phật dạy: Thiện Hiện! Nghĩa là ba mươi bảy pháp bồ đề rộng nói cho đến mười lực của Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám Pháp Phật bất cộng. Hết thảy như vậy gọi là pháp vô lậu.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Thế nào là pháp hữu vi?

Phật dạy: Thiện Hiện! Nếu pháp có sanh trụ dị diệt, hoặc thuộc về ba cõi, hoặc ba mươi bảy pháp phần Bồ Đề rộng nói cho đến mười lực của Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám Pháp Phật bất cộng. Hết thảy như vậy gọi là pháp hữu vi.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Thế nào gọi là pháp vô vi?

Phật dạy: Thiện Hiện! Hoặc pháp không sanh trụ dị diệt, hoặc chấm dứt tham, sân, si, hoặc chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế. Tất cả những pháp này gọi là pháp vô vi.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Thế nào gọi là cộng pháp?

Phật dạy: Thiện Hiện! Nghĩa bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định Vô Sắc của thế gian. Tất cả những pháp như thế gọi là cộng pháp.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Thế nào gọi là bất cộng pháp?

Phật dạy: Thiện Hiện! Ba mươi bảy pháp phần bồ đề, ba môn giải thoát, nói rộng cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng. Tất cả những pháp như thế gọi là bất cộng pháp.

Đối với hết thảy các pháp tự tướng rỗng không như vậy, các Đại Bồ Tát không nên chấp trước. Vì tất cả pháp không có phân biệt. Đối với tất cả pháp, các Đại Bồ Tát nên dùng pháp vô nhị để làm phương tiện như hay giác tri, vì tất cả pháp không lay động.

Thiện Hiện nên biết:  Ðối với tất cả pháp không hai, không lay động, không có phân biệt, không chấp trước đây là cú nghĩa Bồ Tát. Vì thế nên không cú nghĩa là cú nghĩa Bồ Tát.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao gọi Bồ Tát là Ma Ha Tát?

Phật dạy: Thiện Hiện! Ở trong chúng đại hữu tình, các Bồ Tát này là Bậc thượng thủ nên gọi Bồ Tát là Ma Ha Tát.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao gọi là chúng đại hữu tình mà Bồ Tát là Bậc thượng thủ trong đó?

Phật dạy: Thiện Hiện! Hoặc chủng tánh địa, hoặc Bậc Đệ bát địa, hoặc Dự Lưu, hoặc Nhất Lai, hoặc Bất Hoàn, hoặc A La Hán, hoặc Ðộc Giác, hoặc mới phát tâm, lần lượt cho đến Bậc Bất Thối Chuyển.

Các Đại Bồ Tát như thế đều gọi là chúng đại hữu tình. Vì Bồ Tát là thượng thủ ở trong đó, nên lại gọi là đại. Nghĩa là các Bồ Tát đã phát tâm kiên cố như Kim cương dụ, quyết định không hủy hoại và thối lui. Vì vậy, nên có thể làm thượng thủ đối với chúng đại hữu tình.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Sao gọi là tâm kiên cố như Kim cương dụ?

Phật dạy: Thiện Hiện!

Nếu Đại Bồ Tát phát tâm như thế này: Ta phải mặc áo giáp công đức lớn ở giữa cánh đồng rộng lớn mênh mang sanh tử vô biên, vì các hữu tình phá giặc phiền não. Ta phải vì khắp tất cả hữu tình làm khô cạn biển lớn sanh tử vô biên.

Ta phải xả bỏ tất cả sở hữu, vì các hữu tình làm lợi ích lớn. Ta phải bình đẳng đem lợi ích an vui cho tất cả hữu tình, tâm không phe đảng và thiên lệch. Ta phải làm cho khắp các loại hữu tình đi theo đường Tam Thừa để đến thành Niết Bàn.

Tuy phải đem Tam thừa cứu độ tất cả hữu tình nhưng ta chẳng hề thấy có một hữu tình nào đắc quả Niết Bàn. Ta phải giác ngộ rõ ràng tánh của pháp không nhiễm, không tịnh, không sanh, không diệt.

Ta phải đem toàn những tác ý tương ưng với trí nhất thiết trí để tu hành từ bố thí cho đến bát nhã Ba la mật đa. Ta phải siêng năng học để thâm nhập vào cửa trí vi diệu thông suốt tất cả một cách rốt ráo. Ta phải thông suốt một cửa nghĩa lý của tất cả pháp tướng.

Ta phải thông suốt hai cửa nghĩa lý của tất cả pháp tướng. Ta phải thông suốt nhiều cửa nghĩa lý của tất cả pháp tướng, không còn chỗ nào để chấp trước. Ta phải tu học các môn diệu trí, thông suốt các pháp tánh dẫn đến công đức thù thắng.

Này Thiện Hiện! Ðây chính là Bồ Tát đã phát tâm kiên cố như Kim cương dụ. Nếu Đại Bồ Tát dùng vô sở đắc làm phương tiện, an trụ tâm này thì chắc chắn sẽ làm Bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình.

Lại nữa, Thiện Hiện!

Các Đại Bồ Tát khởi tâm như vậy: Tất cả các loại hữu tình trong tất cả các cảnh giới địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ và người Trời chịu các khổ não. Ta sẽ thay họ lãnh chịu đau khổ để họ được an vui.

Hoặc các Đại Bồ Tát khởi tâm như vậy: Ta vì lợi ích tất cả hữu tình nên trải qua vô lượng trăm ngàn muôn ức kiếp chịu các thứ khổ nặng nề nơi Địa Ngục lớn, và dùng vô số phương tiện giáo hóa khiến họ chứng được Vô Dư Niết Bàn.

Cứ lần lượt như thế, khắp vì lợi ích tất cả hữu tình, vì họ mỗi mỗi đều trải qua vô lượng trăm ngàn muôn ức kiếp, chịu các thứ khổ nặng nề, nên mỗi mỗi ta đều dùng vô số phương tiện giáo hóa, khiến họ đạt được Vô Dư Niết Bàn.

Làm việc này là đã tự gieo trồng căn lành. Lại trải qua vô lượng trăm ngàn muôn ức kiếp viên mãn sự tu tập nhóm tư lương Bồ Đề, sau đó mới chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề đã mong cầu.

Này Thiện Hiện! Thệ nguyện rộng lớn như vậy gọi là sự phát tâm kiên cố như Kim cương dụ của Bồ Tát. Nếu Đại Bồ Tát dùng vô sở đắc làm phương tiện, an trụ tâm này thì nhất định sẽ làm thượng thủ trong chúng đại hữu tình.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Đại Bồ Tát nên thường phát khởi tâm rộng lớn. Nhờ tâm này nên quyết định có thể làm làm thượng thủ trong chúng đại hữu tình.

Tâm rộng lớn của Bồ Tát trong đây, nghĩa là các Bồ Tát sanh tâm như vậy: Ta từ khi mới phát tâm Đại Bồ Tát cho đến khi đạt được trí nhất thiết trí, nhất định sẽ không khởi tâm tham dục, sân giận, ngu si, phẫn nộ, ganh ghét, tà kiến và khinh mạn v.v… cũng nhất định không khởi tâm mong cầu hướng đến Thanh Văn và Ðộc Giác. Ðây là tâm rộng lớn của Bồ Tát. Nếu Đại Bồ Tát dùng vô sở đắc làm phương tiện, an trụ tâm này thì quyết định sẽ là Bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Đại Bồ Tát thường nên phát tâm không khuynh động. Nhờ phát tâm này nên quyết định sẽ là Bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình.

Ở đây, thế nào là tâm không khuynh động?

Nghĩa là các Bồ Tát phát tâm như vậy: Ta phải thường dựa vào tác ý tương ưng với trí nhất thiết trí để tu tập và phát khởi tất cả sự nghiệp mà ta đã tu, đã dựng nên mà không kiêu ngạo. Ðây gọi là tâm không khuynh động. Nếu các Đại Bồ Tát dùng vô sở đắc làm phương tiện, an trụ tâm này thì quyết định sẽ là Bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Đại Bồ Tát bình đẳng phát tâm làm lợi ích an vui cho các hữu tình. Do phát tâm này, nên quyết định sẽ thường là Bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình.

Trong đây nói tâm lợi ích an vui của Bồ Tát, nghĩa là các Bồ Tát sanh tâm như vậy: Cho đến tận cùng đời vị lai, ta quyết định phải làm lợi ích an vui cho tất cả hữu tình, vì họ mà làm chỗ quay về nương tựa, làm hòn đảo, nhà cửa, thường không lìa bỏ họ. Ðó gọi là tâm lợi ích an vui của Bồ Tát. Nếu Đại Bồ Tát dùng vô sở đắc làm phương tiện an trụ tâm này thì quyết định sẽ là Bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Đại Bồ Tát thường siêng năng tinh tấn ái pháp, nhạo pháp, hân pháp, hỷ pháp. Do yếu tố này quyết định sẽ là Bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình. Trong đây pháp là tất cả pháp không có tánh sai khác, đó gọi là pháp. Ái pháp nghĩa là có ý muốn mong cầu pháp này. Nhạo pháp nghĩa là ca ngợi tán thán công đức của pháp ấy. Hân pháp nghĩa là hoan hỷ tin nhận pháp ấy.

Hỷ pháp nghĩa là ưa muốn tu tập thật nhiều đối với pháp ấy. Nếu Đại Bồ Tát dùng vô sở đắc làm phương tiện, thường ái nhạo, hân hỷ pháp không phân biệt, không chấp trước thì quyết định sẽ là Bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ Tát nào khi hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa, dùng vô sở đắc làm phương tiện, an trụ pháp nội không cho đến pháp vô tính tự tính không thì Bồ Tát ấy quyết định sẽ là Bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu ba mươi bảy pháp Bồ Đề, nói rộng cho đến mười lực Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám Pháp Phật bất cộng thì Bồ Tát ấy quyết định sẽ là Bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào khi hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa, dùng vô sở đắc làm phương tiện, trụ Tam Ma Địa như Kim cương, cho đến trụ Tam Ma Địa vô trước, vô vi, vô nhiễm, giải thoát như hư không thì Bồ Tát ấy quyết định sẽ là Bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình.

Thiện Hiện nên biết: Các Đại Bồ Tát an trụ những thắng pháp vi diệu này, khi hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa, quyết định sẽ là Bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình. Vì thế nên gọi Bồ Tát là Ma Ha Tát.

Bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con muốn dùng biện tài nói về lý do mà Bồ Tát được gọi là Ma Ha Tát. Cúi xin Ngài cho phép.

Phật Bảo Xá Lợi Tử: Tùy ý ông nói.

Xá Lợi Tử thưa: Vì các Bồ Tát có phương tiện thiện xảo, nên có thể vì hữu tình tuyên thuyết giáo pháp, khiến họ đoạn trừ ngã kiến, hữu tình kiến cho đến tri giả kiến, kiến giả kiến. Khiến họ đoạn trừ thường kiến, đoạn kiến, hữu kiến, vô kiến, uẩn xứ giới kiến, các Thánh Đế kiến và duyên khởi kiến.

Khiến họ đoạn trừ ba mươi bảy pháp phần Bồ Đề kiến, nói rộng cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng kiến, thành thục hữu tình kiến, nghiêm tịnh Cõi Phật kiến, Bồ Tát kiến, Như Lai kiến, Bồ Đề kiến, Niết Bàn kiến, chuyển pháp luân kiến.

Vì các Bồ Tát có phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vì các hữu tình tuyên thuyết giáo pháp, khiến họ đoạn trừ tất cả những pháp kiến này. Dựa vào nghĩa này gọi là Ma Ha Tát.

Bấy giờ, Thiện Hiện bèn hỏi cụ thọ Xá Lợi Tử: Nếu Đại Bồ Tát thường vì hữu tình dùng vô sở đắc làm phương tiện, tuyên thuyết giáo pháp để chấm dứt các kiến chấp, thì lý do gì lại thấy có sở đắc làm phương tiện khởi lên các kiến uẩn?

Xá Lợi Tử nói: Khi hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa, nếu các Đại Bồ Tát không có phương tiện thiện xảo, dùng có sở đắc làm phương tiện khởi lên các uẩn thì Đại Bồ Tát ấy không có phương tiện thiện xảo, nên quyết định không thể vì hữu tình dùng vô sở đắc làm phương tiện tuyên thuyết giáo pháp chấm dứt các kiến chấp.

Khi hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa, Đại Bồ Tát nào có phương tiện thiện xảo, vì hữu tình dùng vô sở đắc làm phương tiện, tuyên thuyết giáo pháp chấm dứt các kiến chấp thì Bồ Tát ấy quyết định không khởi lên các kiến và uẩn v.v…

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con muốn dùng sự biện tài để nói về lý do mà Bồ Tát được gọi là Ma Ha Tát. Cúi xin Ngài cho phép.

Phật Bảo Thiện Hiện: Tùy ý ông nói.

Thiện Hiện thưa: Vì các Bồ Tát muốn chứng được trí nhất thiết trí, phát tâm bồ đề, tâm vô đẳng đẳng, tâm không cùng với Thanh Văn, Ðộc Giác v.v… nhưng không chấp trước các tâm này. Do nghĩa như vậy nên gọi là Ma Ha Tát.

Vì sao?

Vì tâm của trí nhất thiết trí là chơn vô lậu, không đọa vào ba cõi, tâm cầu trí nhất thiết trí cũng là chơn vô lậu, không đọa vào ba cõi. Ðối với tâm này không nên chấp trước. Vì thế, Bồ Tát được gọi là Ma Ha Tát.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Thế nào là tâm vô đẳng đẳng của Đại Bồ Tát, tâm không cùng Thanh Văn, Ðộc Giác của Đại Bồ Tát?

Thiện Hiện đáp: Từ khi mới phát tâm, các Đại Bồ Tát không thấy chút pháp nào có sanh, có diệt, có tăng, có giảm, có đến, có đi, có nhiễm, có tịnh.

Nếu không thấy pháp có sanh, có diệt, có tăng, có giảm, có đến, có đi, có nhiễm, có tịnh, cũng không thấy có tâm Thanh Văn, Ðộc Giác, Bồ Tát v.v… thì gọi là tâm vô đẳng đẳng, tâm không cùng Thanh Văn, Ðộc Giác v.v… của các Đại Bồ Tát. Đối với những tâm này, các Đại Bồ Tát cũng chẳng chấp trước.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Nếu Đại Bồ Tát không nên chấp trước những tâm như vậy thì cũng không nên chấp trước tâm Thanh Văn, Ðộc Giác và tâm của tất cả uẩn xứ giới, bốn niệm trụ, nói rộng cho đến tâm của mười tám Pháp Phật bất cộng cũng không nên chấp trước.

Vì sao?

Vì các tâm như thế không có tâm tánh.

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy!

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Nếu tất cả tâm không có tâm tánh nên không chấp trước thì uẩn xứ giới v.v… rộng nói cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng cũng không tánh đó nên không chấp trước ư?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy!

Xá Lợi Tử nói: Nếu tâm của trí nhất thiết trí là chơn vô lậu không đọa vào ba cõi, thì tâm của các phàm phu ngu si, của Thanh Văn và Ðộc Giác cũng chính là chơn vô lậu, không đọa vào ba cõi.

Vì sao?

Vì bản tánh của các tâm như vậy đều là không.

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy!

Xá Lợi Tử nói: Nếu vì bản tánh của tâm này là không, là chơn vô lậu, không đọa vào ba cõi, thì uẩn xứ giới v.v… nói rộng cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng cũng chính là chơn vô lậu, không đọa vào ba cõi.

Vì sao?

Vì uẩn xứ giới v.v… bản tánh chúng đều là không.

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy!

Xá Lợi Tử nói: Nếu vì pháp tâm và sắc v.v… tánh của nó là vô tâm sắc nên không được chấp trước, thì tất cả pháp đều bình đẳng, không sai khác.

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy!

Xá Lợi Tử nói: Nếu tất cả pháp đều bình đẳng không sai khác, tại sao Như Lai nói tâm sắc v.v… có các loại khác nhau?

Thiện Hiện đáp: Ðó là Như Lai tùy theo thế tục mà nói. Chẳng phải tùy theo thắng nghĩa.

Xá Lợi Tử nói: Nếu pháp tâm, sắc v.v… của các phàm phu, Thanh Văn, Ðộc Giác, Bồ Tát, Như Lai đều là chơn vô lậu, không đọa vào ba cõi, thì các phàm phu, Thanh Văn, Ðộc Giác, Bồ Tát, Như Lai không có sai khác ư?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy!

Xá Lợi Tử nói: Nếu các phàm phu, Thanh Văn, Ðộc Giác, Bồ Tát, Như Lai không sai khác thì tại sao Phật nói có phàm, Thánh đại tiểu khác nhau?

Thiện Hiện đáp: Ðây là Như Lai dựa vào thế tục mà nói, chứ không dựa vào thắng nghĩa.

Này Xá Lợi Tử! Khi hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, các Đại Bồ Tát dùng vô sở đắc làm phương tiện, nên không chấp trước những tâm đã khởi như tâm Bồ Đề, tâm vô đẳng đẳng, tâm không cùng với Thanh Văn, Ðộc Giác v.v… đối với uẩn xứ giới v.v… nói rộng cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng đều không chấp trước. Dựa vào nghĩa này mà gọi là Ma Ha Tát.

Bấy giờ, cụ thọ Mãn Từ Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con muốn dùng biện tài nói về lý do mà Bồ Tát được gọi là Ma Ha Tát. Cúi xin Ngài cho phép.

Phật Bảo Mãn Từ Tử: Thầy cứ nói.

Mãn Từ Tử nói: Vì các Bồ Tát làm lợi ích an vui cho tất cả các hữu tình nên mặc áo giáp đại công đức, vì hướng về quả Ðại Thừa, vì nương vào Ðại Thừa, nên gọi là Ma Ha Tát.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Mãn Từ Tử: Thế nào là Đại Bồ Tát vì lợi ích an vui của tất cả hữu tình mà mặc áo giáp đại công đức?

Mãn Từ Tử đáp: Khi tu hành bố thí Ba la mật đa, các Đại Bồ Tát không vì lợi ích an vui cho một nhóm hữu tình nào mà vì lợi lạc của tất cả hữu tình. Khi tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa Bồ Tát cũng đều như vậy.

Xá Lợi Tử! Ðó là Đại Bồ Tát vì lợi lạc của tất cả hữu tình mà mặc áo giáp đại công đức.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các Đại Bồ Tát mặc áo giáp đại công đức làm lợi lạc hữu tình không bị giới hạn, không nghĩ: Ta phải cứu vớt chừng đấy hữu tình vào cảnh giới Vô Dư Y Niết Bàn, còn một số hữu tình chẳng độ cho họ vào cảnh giới ấy.

Hoặc ta phải cứu vớt chừng đấy hữu tình khiến họ trụ vào quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, còn một số hữu tình không được trụ vào quả vị ấy. Nhưng các Đại Bồ Tát vì cứu vớt tất cả hữu tình nhập vào cảnh giới Vô Dư Y Niết Bàn và trụ vào quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

Xá Lợi Tử! Ðây là Đại Bồ Tát vì lợi lạc của tất cả hữu tình nên mặc áo giáp đại công đức.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các Đại Bồ Tát nghĩ như vậy: Ta phải tự viên mãn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa, cũng làm cho tất cả hữu tình viên mãn như thế.

Lại nghĩ: Ta nương vào sáu pháp Ba la mật đa, tự trụ pháp nội không cho đến pháp vô tính tự tính không. Tự tu tập bốn niệm trụ cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng. Rồi làm cho hữu tình cũng nương vào sáu pháp Ba la mật đa an trụ pháp nội không cho đến pháp vô tính tự tính không, tu bốn niệm trụ cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng.

Lại nghĩ: Ta nương vào sáu pháp Ba la mật đa, mau chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, nhập vào cảnh giới Vô Dư Y Niết Bàn. Làm cho hữu tình cũng nương vào sáu pháp Ba la mật đa này, mau chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, nhập vào cảnh giới Vô Dư Y Niết Bàn.

Xá Lợi Tử! Ðây là Đại Bồ Tát vì lợi lạc của tất cả hữu tình nên mặc áo giáp đại công đức.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Khi tu hành bố thí Ba la mật đa, các Đại Bồ Tát tác ý tương ưng với trí nhất thiết trí mà tu bố thí Ba la mật đa, không xen lẫn với tác ý của Thanh Văn, Ðộc Giác. Giữ gìn thiện căn này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, cùng hữu tình bình đẳng hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề. Trong lúc bố thí không có sự lẫn tiếc, đó là áo giáp đại công đức bố thí Ba la mật đa.

Trong khi bố thí, Bồ Tát không khởi tác ý Thanh Văn, Ðộc Giác, đó là áo giáp đại công đức của tịnh giới Ba la mật đa. Trong khi bố thí Bồ Tát tin tưởng, nhẫn nhục, vui thích tu pháp bố thí, đó là áo giáp đại công đức an nhẫn Ba la mật đa. Trong khi bố thí tinh tấn dõng mãnh, không bỏ việc thi hành, đó là áo giáp đại công đức của sự tinh tấn Ba la mật đa.

Trong khi bố thí, Bồ Tát nhất tâm hướng đến trí nhất thiết trí, rốt ráo đem lại lợi lạc cho tất cả hữu tình, không xen lẫn tác ý của Thanh Văn, Ðộc Giác, đó là áo giáp đại công đức của tịnh lự Ba la mật đa.

Trong khi bố thí, Bồ Tát trụ vào phép quán tưởng như huyễn, không thấy người bố thí, kẻ nhận, vật bố thí, và quả do bố thí, đó là áo giáp đại công đức bát nhã Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử! Khi Đại Bồ Tát tu hạnh bố thí Ba la mật đa như vậy thì mặc đủ sáu loại áo giáp đại công đức Ba la mật đa. Khi tu hành bố thí Ba la mật đa, Đại Bồ Tát tác ý tương ưng với trí nhất thiết trí đối với tướng của sáu pháp Ba la mật đa không có sự chấp thủ và chứng đắc, phải biết Đại Bồ Tát ấy đã mặc áo giáp đại công đức.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Khi tu hành tịnh giới Ba la mật đa, các Đại Bồ Tát tác ý tương ưng với trí nhất thiết trí mà tu tịnh giới Ba la mật đa, không xen lẫn tác ý của Thanh Văn và Ðộc Giác.

Giữ gìn thiện căn này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, cùng các hữu tình bình đẳng và cùng hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề. Khi tu tịnh giới đối với các vật sở hữu đều không lẫn tiếc, đó là áo giáp đại công đức bố thí Ba la mật đa.

Khi tu tịnh giới đối với các Bậc Thanh Văn và Ðộc Giác còn chẳng mong cầu huống gì hàng phàm phu. Ðó là áo giáp đại công đức tịnh giới Ba la mật đa. Khi tu tịnh giới tin tưởng, nhẫn nhục, vui thích đối với pháp tịnh giới. Ðó là áo giáp đại công đức an nhẫn Ba la mật đa.

Khi tu tịnh giới, tinh tấn dõng mãnh không bỏ việc gia hạnh. Ðó là áo giáp đại công đức tinh tấn Ba la mật đa. Khi tu tịnh giới hoàn toàn dùng tâm đại bi là trên hết, không hề xen lẫn tác ý của Nhị Thừa, huống gì tâm phàm phu.

Ðó là áo giáp đại công đức tịnh lự Ba la mật đa. Khi tu tịnh giới, đối với tất cả pháp trụ vào phép quán tưởng như huyễn, đối với tịnh giới không ỷ lại, không sở đắc, không đạt bản tánh là không. Ðó là áo giáp đại công đức bát nhã Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử! Khi Đại Bồ Tát tu hành tịnh giới Ba la mật đa thì mặc đủ sáu loại áo giáp đại công đức Ba la mật đa. Khi tu hành tịnh giới Ba la mật đa, Đại Bồ Tát tác ý tương ưng với trí nhất thiết trí, đối với tướng của sáu pháp Ba la mật đa không có sự chấp thủ và chứng đắc, phải biết Đại Bồ Tát ấy đã mặc áo giáp đại công đức.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Khi tu hành an nhẫn Ba la mật đa, các Đại Bồ Tát tác ý tương ưng với trí nhất thiết trí mà tu hành an nhẫn Ba la mật đa, không xen lẫn tác ý của Thanh Văn và Ðộc Giác.

Giữ gìn thiện căn này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, cùng các hữu tình bình đẳng hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề. Khi tu an nhẫn, vì thành tựu hạnh an nhẫn đối với thân mệnh v.v… không có sự luyến tiếc.

Ðó là áo giáp đại công đức của sự bố thí Ba la mật đa. Khi tu an nhẫn không xen lẫn tác ý hạ liệt của Thanh Văn và Ðộc Giác. Ðó là áo giáp đại công đức tịnh giới Ba la mật đa. Khi tu an nhẫn tin tưởng, nhẫn nhục, vui thích đối với pháp an nhẫn. Ðó là áo giáp đại công đức an nhẫn Ba la mật đa.

Khi tu an nhẫn Bồ Tát tinh tấn dõng mãnh, không bỏ việc gia hạnh. Ðó là áo giáp đại công đức của sự tinh tấn Ba la mật đa. Khi tu an nhẫn, Bồ Tát phải nhiếp tâm vào một cảnh, dù gặp phải gian khổ nhưng không hề dao động.

Ðó là áo giáp đại công đức tịnh lự Ba la mật đa. Khi tu an nhẫn, Bồ Tát trụ vào phép quán như huyễn, vì đúc kết giáo pháp của Phật để thành thục chúng hữu tình, quán các pháp là không, không chấp kẻ oán hại. Ðó là áo giáp đại công đức bát nhã Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử! Khi Đại Bồ Tát tu hành an nhẫn Ba la mật đa như vậy thì mặc đủ sáu loại áo giáp đại công đức Ba la mật đa. Khi tu hành an nhẫn Ba la mật đa, Đại Bồ Tát nào tác ý tương ưng với trí nhất thiết trí thì không có sự chấp thủ và chứng đắc đối với tướng sáu pháp Ba la mật đa, phải biết Đại Bồ Tát ấy đã mặc áo giáp đại công đức.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần