Phật Thuyết Kinh đại Bi đại ái - Phẩm Hai Mươi Sáu - Phẩm Bồ Tát Trí Tích
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI BI ĐẠI ÁI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẨM HAI MƯƠI SÁU
PHẨM BỒ TÁT TRÍ TÍCH
Lúc ấy, Bồ Tát Đãi Phân Biện Biệt thưa Phật: Thế Tôn! Vì sao Bồ Tát có tên là Trí Tích?
Phật nói: Thiện Nam! Vô số kiếp ở thời quá khứ có Đức Phật hiệu Thủ Tịch, là Đấng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn, cõi nước tên Tinh cần, kiếp tên A ma lặc.
Cõi ấy an ổn, chúng sinh luôn được yên vui. Đức Thủ Tịch có bốn vạn hai ngàn đệ tử Bồ Tát, tám vạn bốn ngàn đệ tử Thanh Văn, đều thuận hành giáo pháp, khiêm tốn, kính thuận.
Đức Thủ Tịch với biện tài sẵn có, dựa vào các bình phương đẳng đưa ra trăm ức vấn nạn, bảo các Bồ Tát: Các vị! Ai có thể giải thích rõ trăm ức vấn nạn này?
Các Bồ Tát tuần tự thưa: Qua đêm nay sẽ giải đáp.
Có vị thì xin qua bảy đêm, vị thì xin nửa tháng, vị thì một tháng, suy xét sẽ giải đáp.
Lúc ấy, Bồ Tát Giác Ý thưa Phật: Thế Tôn! Xin chứng minh cho, con không rời tòa, không phải sửa lại y phục, không cần tư duy, lập tức giải rõ các vấn nạn ấy.
Bồ Tát liền gầm lên tiếng sư tử, chấn động cả tam thiên đại thiên cảnh giới, phóng ra ánh sáng chiếu soi các cõi, bảo tất cả Thiên Thần như Thần Đất, Tứ Thiên Vương, Đao Lợi Thiên, Diệm Ma Thiên, Đâu Suất Thiên, Vô Biên Lạc Thiên, Hóa Tự Tai Thiên.
Trên đến Ma Giới Thiên, Phạm Thiên, Phạm Thân Thiên, Phạm Man, Phạm Độ Trước, Quang Diệu, Thiểu Quang, Vô Lượng Quang, Quang Âm, Nghiêm Tịnh, Thiểu Tịnh, Vô Lượng Tịnh, Nan Cập, Thiện Kiến, Thiện Thắng, Ly Quả, Nhất Thiện, Không Tuệ, Thức Tuệ, Bất Dụng, Không Tuệ, Hữu Tưởng, Vô Tưởng cùng tập hợp về.
Vô số Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thiện Nam, Tín Nữ, vô số chúng sinh trong mười phương đều về nơi đó.
Biết đại chúng đã tập hợp Bồ Tát Giác Ý dùng thần lực phước đức, sức dũng mãnh nơi tổng trì, biện tài, sức vô úy của mình và nương thần lực Phật, tuần tự giải thích rõ trăm ức vấn nạn mà không rời tòa, chuyển động lời lẽ rất lưu loát, làm cho người nghe tỏ ngộ. Lãnh hội pháp này, sáu vạn người phát tâm bồ đề vô thượng, tám vạn bốn ngàn Bồ Tát đạt pháp nhẫn vô sinh.
Đức Phật Thủ Tịch khen ngợi: Hay thay! Hay thay! Tiếng của Bồ Tát vang khắp tam thiên đại thiên cõi nước, tập hợp tất cả Chư Thiên Thần và chúng sinh. Vì giải thích rõ trăm ức vấn nạn nên Bồ Tát có tên là Trí Tích.
Thiện Nam! Bồ Tát Giác Ý thời đó đâu phải người nào lạ chính là Bồ Tát Trí Tích này.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Ba Mươi Tám - Pháp Hội đại Thừa Phương Tiện - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh ưu Bà Tắc Giới - Phẩm Hai Mươi Bảy - Thiền Ba La Mật
Phật Thuyết Kinh Hải Long Vương - Phẩm Một - Phẩm Hạnh - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Thánh Mặc Nhiên
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Sáu - Phẩm Vương Tương ưng - Kinh Tần Bệ Sa La Vương Nghinh Phật
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Năm Mươi Bốn - Pháp Hội Hải Huệ Bồ Tát - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Văn Thù Thi Lợi Hành
Phật Thuyết Kinh Diệu Pháp Thánh Niệm Xứ - Phần Mười Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Mười Sáu - Phẩm Bát Nhã Ba La Mật đa - Phần Sáu