Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Căn Bản Nghi Quỹ - Phẩm Năm - Phẩm Pháp Thành Tựu Tối Thượng - Tập Sáu

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thiên Tức Tai, Đời Tống

PHẬT THUYẾT

KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG

BỒ TÁT TẠNG VĂN THÙ SƯ LỢI

CĂN BẢN NGHI QUỸ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Thiên Tức Tai, Đời Tống  

PHẨM NĂM

PHẨM PHÁP THÀNH TỰU

TỐI THƯỢNG  

TẬP SÁU  

Nay Chân Ngôn này ở Mạn Noa La hay kết giới, ủng hộ giáng phục tất cả chướng nạn. Nếu gia trì bảy biến ở trên sợi dây rồi cột buộc ngay trên thân thì đi đến tất cả nơi chốn, làm tất cả việc đều được ủng hộ.

Nếu kết Ngũ Kế Đại Ấn, tụng một lạc xoa thì việc mong cầu, không có gì chẳng thành tựu.

Nếu lấy Cồ Ma Di Gomaya: Phân bò, đất sạch… dùng nước không có loài trùng. Người trì tụng tắm rửa trên thân với xoa tô đất của Đàn Maṇḍala kèm vật khí đã dùng thì đều thành tinh khiết. Chẳng được dùng nước đọng chẳng tuôn chảy, nước dơ bẩn, cũng chẳng được hý luận với chúng sinh.

Lại nên quán tưởng thân của mình: Là khổ Duḥkha, là trống rỗng Śūnya, không có thường Anitya, không có cái ta Anātma, không có chủ, không có chúa tể, không có người cứu giúp, không có chỗ quay về, luân hồi Saṃsāra không thôi… ôm giữ sâu xa tưởng khổ như vào nước sâu, một lòng chuyên chú. Nếu lìa quán này như chim Uyên Ương xa rời bạn, luôn tăng thêm sự thống khổ.

Lại người tụng ấy luôn nên quán tưởng cảnh giới của Chư Phật có ao sen bảy báu, hoa sen lá sen màu xanh, vàng, đỏ, trắng nở rộ đầy ao. Ở bốn bên ao có mọi loại nghiêm sức. Đức Thế Tôn ngồi trên Tòa Sư Tử tỏa ánh sáng màu vàng ròng, viên mãn tướng tốt thảy đều đầy đủ.

Lại ở bên phải Đức Phật có Thánh Diệu Cát Tường Ārya mañjuśrī, các tướng trang nghiêm, ngồi trên tòa hoa sen, tay cầm cây phất trắng, hoặc ngồi, hoặc đứng, hoặc hồng, hoặc trắng, hoặc màu vàng ròng… như vậy quán tưởng.

Bên trái Đức Phật ấy có Thánh Quán Tự Tại Āryāvalokiteśvara như màu trăng trung thu, tay cầm cây phất trắng.

Lại có tám vị Bồ Tát: Từ Thị Maitreya, Phổ Hiền Samanta bhadra, Địa Tạng Kṣiti garbha, Hư Không Tạng Gagana gañja, Trừ Cái Chướng Sarva nīvaraṇaviṣkambhī, Diệt Tội Apāyajaha, Kim Cương Thủ Vajra pāṇi, Diệu Tài Sudhana kèm với hai vị lúc trước là mười vị Bồ Tát.

Bên phải có tám vị Bích Chi Phật Pratyaka buddha: Tán Na Nẵng Bích Chi Phật Candana, Hiến Ma Na Nẵng Bích Chi Phật Gandha mādana, Kế Đô Bích Chi Phật Ketu, Diệu Kế Đô Bích Chi Phật Suketu, Bạch Kế Đô Bích Chi Phật Sitaketu, Lý Sắt Tra Bích Chi Phật Ṛṣṭa, Ô Ba Lý Sắt Tra Bích Chi Phật Upāṛṣṭa, Nễ Di Bích Chi Phật Nemi…

Với tám vị Đại Thanh Văn Mahā śrāvaka: Đại Mục Kiền Liên Mahā maudgalyāyana, Xá Lợi Phất Śāri putra, Kiều Phạm Ba Đề Gavāmpati, Tân Đầu Lô Piṇḍola, Pha La Đọa Bharadvāja, Tất Lăng Già Bà Sa Pilindavatsa, La Hầu La Rāhula, Đại Ca Diệp Mahā kāśyapa, A Nan Đà Ananda… như vậy quán tưởng.

Lại ở gần Đại Thanh Văn ấy có vô biên chúng Tỳ Kheo, ở gần Bích Chi Phật có vô biên chúng Bích Chi Phật, ở gần tám Đại Bồ Tát có vô biên chúng Bồ Tát, cho đến đại chúng tràn khắp hư không giới. Như vậy làm Quán Tưởng ấy.

Lại người trì tụng! Lại quán thân của mình ở trong nước ao, nước ngập đến rốn. Dùng mọi loại hoa tươi đẹp của cõi người, trên Trời: Hoa Mạn Đà La Māndāra, hoa Đại Mạn Đà La Mahā māndāra, hoa Đà Đổ Sắt Ca Lý dhātu skāri, hoa Vũ Varṣi, hoa Án Nễ Phộc La Aindīvara, hoa sen Padma, hoa sen lớn Mahāpadma… các hoa như vậy gom tụ như núi Diệu Cao Sumeru…

Với mọi loại phướng, phan, lọng báu, áo trời, hương màu nhiệm. Thắp trăm ngàn na do tha câu chi ngọn đèn rồi dùng cúng dường tất cả Chư Phật với các Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, kèm cho tất cả chúng sinh bố thí thức ăn cúng dường.

Lại tưởng từ Tam Tinh của Đức Thế Tôn phóng hào quang màu trắng chiếu tất cả hữu tình.

Nếu người trì tụng, như vậy y theo Pháp Nghi Quỹ, làm Quán Hạnh này thì chẳng lâu sẽ thành tựu Quả Đại Bồ Đề.

Lại Đức Phật nói Pháp Tắc Quán Hạnh này lợi ích tất cả chúng sinh, đối với người trì tụng là Thắng Hạnh bậc nhất.

Lại như Đức Phật nói ba loại Mạn Noa La, pháp thành tựu của ba Phẩm, nghi tắc của ba nhóm Tranh Tượng. Người trì tụng ấy y theo pháp thứ tự xem xét, dụng tâm thanh tịnh làm Quán Tưởng ấy, hay chặt đứt tất cả gốc rễ tùy phiền não Upakleśa. Sau đó hiến nước Át Già, phát khiển Hiền Thánh. Lại tưởng thân của mình từ trong nước đi ra thì mới được Quán Hạnh tròn trịa.

Ông! Người tụng Chân Ngôn luôn khiến tu tập không được quên mất.

Nếu muốn trì tụng thì như Nghi Quỹ lúc trước, quay trở lại ở Tịnh Xá, an bày tranh tượng, kết giới, thỉnh triệu, cúng dường, gia trì, làm Hộ Ma, cầu ủng hộ… mỗi mỗi như lúc trước nói. Nay trong Nghi này lại khiến khen ngợi Chư Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh.

Nếu muốn đi tiêu, đi tiểu thì cách xa Đàn Trường, ở chỗ kín đáo không có gió. Ban ngày thì hướng mặt về phương Đông, ban đêm thì hướng mặt về phương Nam, cũng chẳng được suy nghĩ nhóm việc của Phật Pháp. Việc của chỗ chẳng phải sạch sẽ xong.

Dùng đất sạch, nước không có loài trùng rửa tay, tụng Chân Ngôn lúc trước ba mươi biến, tiệu tiện thì tụng bảy biến. Hoặc khi hỷ mũi, khạc đờm thì cách Đàn chẳng gần chẳng xa, cũng nên rửa sạch hai bàn tay.

Song, ở mỗi ngày rửa chân. Trước tiên rửa chân phải, sau đó rửa chân trái, chẳng được cho hai chân chạm nhau, rồi dùng hương xoa bôi kết Tịnh.

Lại người trì tụng! Lại có năm loại thanh tịnh: Thứ nhất là thân nghiệp thanh tịnh, thứ hai là khẩu nghiệp thanh tịnh, thứ ba là ý nghiệp thanh tịnh, thứ tư là hành chân thật thanh tịnh, thứ năm là thuyết chân thật thanh tịnh pháp.

Lại hay thông đạt pháp vi diệu sâu xa bậc nhất, xa lìa sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, miệng nói thô ác, nói hai lưỡi, tham, sân, tà kiến, phá giới, phi pháp Adharma. Nếu thực hành phi pháp Adharma, sát sinh, trộm cắp, ngu si, tà kiến, chê bai Chánh Pháp Saddharma thì người đó muôn kiếp mãi mãi bị đọa vào Diêm Ma La giới Yama loka, làm loài bàng sinh Tyragyoni, quỷ đói Preta.

Hoặc vào Hắc Thằng Kāla sūtra, Đẳng Hoạt Saṃjīva cho đến đại địa ngục A Tỳ Avīci chịu mọi loại cực đau khổ. Giả sử có được thân người thì chẳng đủ các Căn, ngu mê đần độn, thì làm sao có thể thành tựu Pháp tối thượng!

Thế nên, người trì tụng xa lìa các ác, gần gũi bạn lành, y theo pháp siêng tu nơi các Chân Ngôn ắt được thành tựu Pháp tối thượng.

Lại Nghi Quỹ này có Thượng Trung Hạ. Nếu người trì tụng mỗi mỗi y theo Nghi Quỹ ấy, chí tâm hành pháp. Việc pháp hòa hợp, người, pháp đầy đủ thì việc mong cầu, tất cả thành tựu.

Lại Hạnh của Chân Ngôn, Quả đã thành… toàn ở tại Nghi Quỹ, Nghi Quỹ viên mãn thì việc tương ứng, tức Chân Ngôn có sức, công lợi khác thường, chỗ mong muốn, chỗ mong cầu đều quyết định thành tựu.

Tuy tụng Chân Ngôn, nếu thiếu Nghi Quỹ thì hành chẳng tương ứng, tức pháp của Chân Ngôn không có thắng dụng ấy. Nếu cầu quả lớn ắt chẳng thành tựu.

Lại Nghi Quỹ của ba Phẩm này, mỗi mỗi y theo pháp, chẳng được dũng lẫn lộn. Hoặc trong Thượng Phẩm dùng Nghi của Trung Phẩm, hoặc trong Trung Phẩm dùng pháp của Thượng Phẩm, hoặc trong Hạ Phẩm thực hành việc của Trung Phẩm, hoặc trong Hạ Phẩm thực hành pháp của Thượng Phẩm. Như vậy trợ nhau có dùng lẫn lộn ba Phẩm thì chỗ mong cầu đều chẳng thành tựu.

Nếu Hành Giả ấy bắt đầu làm pháp thì như Hành Nghi của pháp, như Nghi mà làm pháp, tâm không có hai duyên là thực hành chánh pháp thành tựu Chân Ngôn, lại hay lợi lạc cho tất cả chúng sinh. Nếu khác Nghi này mà thực hành nơi pháp thì pháp.

Dharma thành phi pháp Adharma, Chân Ngôn chẳng thành.

Thực hành có quên bỏ phước thì không có chỗ đạt được, Chư Phật quá khứ nói.

Tam muội này có phước lợi quần sinh.

Nếu Phật Tử ấy đối với Nghi Quỹ Vương này, khéo hay thông đạt, y theo pháp trì tụng, tức tướng của Chân Ngôn là Bồ Đề Đạo. Người này chẳng lâu sẽ ngồi tại Đạo Trường, viên thành Đại Giác.

Lại nữa, người tụng pháp đối với việc sâu xa màu nhiệm, hạnh bí mật của Pháp Tắc Chân Ngôn… tuy được thành tựu thì cũng nên luôn giữ giới Phẩm, tác Thiền Quán lâu dài, chẳng gián đoạn trì tụng.

Như Đàn Pháp chưa thành vì thiếu chút vật cúng thời có thể được tạm dừng. Đàn Pháp đầy đủ rồi thì dũng mãnh tinh tiến, Khóa Tụng nối tiếp nhau đọc, tam muội chẳng gián đoạn, tội của nhiều kiếp chồng chất sẽ được trừ diệt, tất cả chúng sinh đều được công đức. Ví như Đại Chuyển Luân Vương, tất cả tài bảo thảy đều đầy đủ, tùy ý thọ dụng mà không có cùng tận.

Nay Chân Ngôn này là điều mà Đức Như Lai đã nói, tất cả công đức thảy đều đầy đủ, tùy các hữu tình, lợi lạc không cùng tận.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần