Phật Thuyết Kinh đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình đẳng Giác - Phẩm Hai Mươi Chín - Phẩm Nguyện Lực Hoằng Sâu
Hội tập: Ngài Hạ Liên Cư
PHẬT THUYẾT KINH ĐẠI THỪA
VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM
THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC
Hội tập: Ngài Hạ Liên Cư
PHẨM HAI MƯƠI CHÍN
PHẨM NGUYỆN LỰC HOẰNG SÂU
Lại này A Nan! Tất cả Bồ Tát ở Cõi Phật ấy hoặc hiện tại hay vị lai đều rất rốt ráo được nhất sanh bổ xứ, chỉ trừ phát đại nguyện vào trong sanh tử để độ quần sanh, làm sư tử hống, mặc áo giáp làm những công đức trang nghiêm cho thệ nguyện của mình.
Tuy sanh trong đời ác ngũ trược, thị hiện đồng loại cho đến thành Phật, không thọ ác thú, sanh ở nơi nào đều biết rõ túc mạng.
Ý của Đức Phật Vô Lượng Thọ muốn độ thoát tất cả chúng sanh khắp mười phương Thế Giới sanh về Cõi Cực Lạc đạt đến Niết Bàn. Đã làm Bồ Tát thì quyết chắc thành Phật. Đã thành Phật rồi trở lại giáo hóa độ thoát, triển chuyển không nghỉ.
Thanh Văn, Bồ Tát chúng sanh sanh về Cõi Phật đó đạt đến Niết Bàn, chứng quả Phật số nhiều không thể tính được. Trong Cõi Phật đó chỉ có một pháp không có tăng thêm.
Vì sao vậy?
Ví như biển lớn là Vua, các dòng nước chảy vào biển cả, nước trong biển ấy cũng không thêm bớt. Cõi Phật A Di Đà vĩnh viễn rộng lớn sáng đẹp an lạc hơn cả vô số Cõi Phật trong mười phương.
Ấy là do sự phát nguyện cầu đạo, tích công lũy đức khi còn làm Bồ Tát. Ân đức bố thí của Phật Vô Lượng Thọ khắp mười phương không cùng cực, sâu rộng không lường, không thể nói hết được.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Lục Tự Chú Công Năng Pháp
Phật Thuyết Kinh Phóng Quang Bát Nhã - Phẩm Năm - Phẩm độ Năm Thần Thông
Phật Thuyết Kinh đại Tập Hư Không Tạng Bồ Tát Sở Vấn - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Bốn Mươi Sáu - Kinh Trộm Trâu ăn Thịt
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương - Phần Chín
Phật Thuyết Kinh Trường Bộ - Kinh Thập Thượng - Phần Sáu - Bảy Pháp