Phật Thuyết Kinh Duyên Sinh Sơ Thắng Phần Pháp Bản - Phần Ba
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Xà Na Quật Đa, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Đạt Ma Cấp Đa, Đời Tùy
PHẬT THUYẾT
KINH DUYÊN SINH SƠ
THẮNG PHẦN PHÁP BẢN
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Xà Na Quật Đa, Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Đạt Ma Cấp Đa, Đời Tùy
PHẦN BA
Lại nữa, này Tỳ Kheo! Thai nhi còn trong thai, sinh ra em bé, đến lúc thiếu niên, cùng với già chết không đắm chấp nơi tướng làm duyên. Nếu đến lúc căn tàn, tuổi thọ hết thì trong cái đắm chấp tướng làm duyên cũng vậy, nên biết như thế.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Nếu Đức Thế Tôn đã từng ở nơi nhân chung duyên chung cùng do pháp môn, nhân nơi khát ái cho nên nói về nghiệp, trong đó có mât ý gì?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Do có chỗ thâu tóm nghiệp, nhân nơi khát ái cho nên giảng nói. Đấy là mật ý.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Nhân nơi nghĩa nào để nhận thấy, duyên nơi nghĩa nào để nhận thấy, do dùng nghĩa nào để nhận thấy?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Chính ở chỗ gieo trồng chủng tử nơi đời sau, nhân nơi nghĩa ấy để nhận thấy. Quyết định giữ vững chỗ chuyển xuất của sinh ấy, duyên nơi nghĩa này để thấy. Chết rồi, hướng đến chỗ sinh cùng với sinh, do nơi nghĩa ấy để thấy.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Duyên sinh thì cú nghĩa là gì?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Đều tự có duyên, đồng tích tụ tương tục, cho nên sinh ra các phần này.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Chỉ phát sinh duyên sinh liên tục này hay là riêng có duyên sinh?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Ta nói tám môn duyên sinh:
1. Thọ dụng thế tục. Như nhãn duyên sắc sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp có xúc, xúc duyên thọ như vậy…
2. Nói trợ trì, duyên sinh như bốn thứ thức ăn làm duyên, căn lớn lên được trụ sẽ có tăng ích.
3. Nói nhân trợ trì, duyên sinh như mầm trong các thứ lúa, một khi ruộng có đầy đủ yếu tố như nước… gieo hạt liền nảy mầm.
4. Nói xuất sinh tục hệ, duyên sinh như phần của chủ thể thâu giữ và phần của chủ thể chuyển xuất, đối với xuất sinh thâu chứa và đối tượng được chuyển xuất.
5. Nói đối với xuất sinh chỗ tương tục gắn với duyên sinh. Như Thế Giới hoặc nhân hoặc duyên chuyển thành, chuyển hoại có thể biết.
6. Xuất sinh nhập là duyên sinh như nghiệp bất thiện và thiện hữu lậu. Ba đường ác và hàng trời, người… sai khác có thể biết.
7. Nói thanh tịnh là duyên sinh, như dùng âm thanh khác và tự suy nghĩ chân chánh làm nhân, do chánh kiến sinh nên vô minh diệt, vô minh diệt nên hành diệt.
Như vậy cho đến sinh diệt cho nên lão tử diệt.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Như vô minh thứ tự duyên hành… sinh… ngược lại diệt cũng theo thứ tự phải không?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Không phải thế.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Vậy sao phải nói diệt theo thứ tự?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Phần trước không sinh chủ thể, phần sau không sinh pháp thị hiện.
Này Tỳ Kheo! Không có tướng bất sinh, tức có diệt chuyển. Tám là nói tự tại, là duyên sinh như Tỳ Kheo khéo suy nghĩ, tu định làm duyên, nếu muốn như vậy thì tùy theo sự tin hiểu, tức là sự sai khác giữa đây có, kia không.
Này Tỳ Kheo! Đây là ta nói tám môn duyên sinh.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Như Đức Thế Tôn tứng nói, nhân nơi nghiệp cho nên thọ sinh, nhân nơi khát ái cho nên chuyển xuất, có mật ý gì khi nói như thế?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Do Vô minh duyên cho nên mỗi mỗi hành phước, hành phi phước hành bất động ở trong cái hữu thuở xưa đã làm, đã tích tập, mỗi mỗi chủng tử của nhân thọ sinh tích tụ mà thâu giữ.
Trong đó khát ái còn chưa trừ diệt. Do khát ái cho nên lại đối với hữu mà thân kia chuyển xuất. Hành hữu ấy có thể chẳng phải là không khát ái. Thế nên nói nhân nơi nghiệp nên thọ sinh, nhân nơi khát ái nên chuyển xuất.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Nếu nhân nơi khát ái mà chuyển xuất thì do đâu thủ duyên hữu, chẳng phải khát ái duyên?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Có khát ái này như không thủ kia, không thể duyên nơi hành phi phước ở trong đường ác mà xuất sinh và không có khát ái như không thủ kia, không thể duyên nơi hành phước, hành bất động, đối với thân phi định địa và thân định địa trong hai đường thiện mà xuất sinh. Thế nên chẳng phải chỉ khát ái duyên hữu mà thủ cũng duyên hữu.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức!
Như Đức Thế Tôn từng đối với đại do trong pháp môn, nói rằng: Này A Nan Đà! Các chúng sinh ấy ở trong chủng loại chúng sinh, hoặc không có sinh nhưng cũng có sinh. Nếu tất cả các chủng loại đó đều không có sinh duyên lão tử thì cũng có thể biết.
Bạch Thế Tôn! Có mật ý gì mà Thế Tôn nói như thế?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Mật ý ta nói là sinh của thâu chứa và sinh của chuyển xuất, đối với tăng thượng duyên của lão tử không đắm chấp tướng và đắm chấp tướng, là mật ý này.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Thế Tôn đã nói cú nghĩa của duyên sinh, nhưng chưa nói nghĩa của duyên sinh, làm thế nào để thấy nghĩa đó?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Lược nói có mười một thứ nghĩa duyên sinh có thể nhận thấy.
Đó là nghĩa không tác giả là nghĩa duyên sinh, nghĩa cộng nhân giả, nghĩa không chúng sinh, nghĩa tha sinh, nghĩa bất động, nghĩa vô thường, nghĩa niệm niệm không, nghĩa nhân quả liên tục không gián đoạn, nghĩa chủng chủng nhân quả, nghĩa nhân quả tương tự, nghĩa quyết định nhân quả, nghĩa duyên sinh này có thể nhận thấy như thế.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Đức Thế Tôn từng nói duyên sinh ấy rất là thâm diệu nhưng làm sao để thấy sự thâm diệu của duyên sinh ấy?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Do mười một nghĩa thâm diệu như vậy cho nên có thể thấy năm thứ thâm diệu. Đó là nhân, tướng, sinh, chuyển trụ, phát chuyển thâm diệu.
Này Tỳ Kheo! Lại có năm thứ duyên sinh thâm diệu có thế thấy: Tướng thâm diệu, nhiếp chủng thâm diệu, nhân thâm diệu. Quả thâm diệu, chuyển xuất nhân quả sai khác đối trị thâm diệu.
Này Tỳ Kheo! Lại có năm thứ duyên sinh thâm diệu có thể thấy: Nhiếp thâm diệu, thuận thâm diệu, nghịch thâm diệu, thủ thâm diệu, cảnh giới thâm diệu.
Này Tỳ Kheo! Đó là Đẳng khởi thù thắng của vô minh.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Thế nào là chuyển trụ thù thắng của vô minh?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Lược nói vô minh có bốn thứ chuyển trụ: Thuận miên chuyển trụ xưa gọi là Sử. Khởi xứ chuyển trụ xưa gọi là phược, cũng gọi là thượng tâm. Tương ưng chuyển trụ. Độc bất cộng chuyển trụ.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Cái gì là chỗ chuyển trụ làm duyên cho vô minh?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Ngoài cái này ra, phàm phu do không suy nghĩ chân chánh dắt dẫn bốn thứ vô minh cùng với hành phước, hành phi phước hành bất động làm duyên.
Này Tỳ Kheo! Ngoài cái này ra, phàm phu nếu cùng phước, bất động tương ưng với tâm tạo nghiệp thiện, thì vẫn còn là nơi cần thiết của suy nghĩ không chân chánh.
Này Tỳ Kheo! Pháp bên trong ấy nơi hàng phàm phu buông lung, lại do không cùng với vô minh. Còn phần vô minh khác thì buông lung dắt dẫn kia cùng với hành làm duyên.
Này Tỳ Kheo! Pháp bên trong ấy nơi hàng phàm phu không buông lung hàng tu học theo bậc Thánh, vọng niệm dắt dẫn ba thứ vô minh cùng với phi phước làm duyên, nhưng phi phước ấy không thể tạo ra hữu nơi cõi ác.
Thế nên, phi phước ấy không phải là vô minh duyên hành. Ta thường nói về vô minh bất cộng, pháp bên trong ấy, nơi hàng phàm phu hàng tu học buông lung chưa đoạn, nhưng Thánh học giả đã đoạn.
Phàm phu không buông lung ấy, nếu phát sinh hành phước hành bất động, đối với chánh pháp phát sinh suy nghĩ chân chánh tương ưng với tâm, đồng thời nhân giải thoát và hướng giải thoát đều cũng phát sinh. Vì chỗ tăng thượng ấy, nên hai đường thiện phát sinh tức sẽ chuyển xuất, nhưng chưa đoạn bốn thứ vô minh tăng thượng.
Này Tỳ Kheo! Nhưng Thánh học giả do đoạn vô minh bất cộng, không tạo nghiệp mới, mọi nghiệp cũ do thuận theo sức của tùy miên. Nếu chưa trừ đoạn thì xúc ấy cũng có thể dứt hết. Như vậy vô minh ấy duyên hành sinh, sinh dần dần diệt không lại tăng trưởng. Vì nhân duyên đó cho nên biết bậc tu hóa nơi pháp bên trong ấy không tạo vô minh duyên hành.
Này Tỳ Kheo! Vì ngoài pháp phàm phu ấy cho nên phát khởi, ta nói tùy thuận đầy đủ. Duyên sinh nhiễm ô chẳng phải là pháp bên trong ấy.
Này Tỳ Kheo! Đó là Chuyển trú thù thắng của vô minh.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Thế nào là điên đảo thù thắng của vô minh?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Bốn thứ vô minh này ở trong đế thì không nhưng cho là có và có thì lại hủy báng là không là hai thứ điên đảo.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Thế nào là không mà cho là có và có mà hủy báng là không là hai thứ điên đảo?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Do bốn thứ nhân duyên: Đó là phi pháp thấy là pháp, pháp thấy là phi pháp. Cõi Trời và giải thoát, không phải là phương tiện thấy là phương tiện.
Đó là điên đảo: Không mà cho là có hoặc do tà kiến nên đều hủy báng cho là không. Nghĩa là có mà hủy báng là không.
Này Tỳ Kheo! Đó là Điên đảo thù thắng của vô minh.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Thế nào là tướng mạo thù thắng của vô minh?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo!
Có hai thứ có thể nhận thấy.
1. Tự tướng vi tế sai biệt.
2. Ái không ái và cảnh giới của hai thứ điên đảo, đồng tướng sai biệt.
Này Tỳ Kheo! Mọi thứ vô minh hiện có khởi lên như vậy, vi tế, khó nhận biết, khó thấy, huống nữa là thuận theo tùy miên. Tất cả những gì tương ưng với vô minh đều vi tế khó biết, khó thấy huống nữa là bất cộng.
Các ái, không ái cùng trong cảnh giới của hai thứ điên đảo che lấp tướng chân thật nên chỉ thấy mỗi tướng điên đảo, cùng nhau chuyển hành, còn các phiền não khác thì không như thế. Nếu thân kiến khác cùng với đồng tướng phiền não, cũng lại do vô minh ấy làm chỗ nương tựa mới được chuyển sinh.
Này Tỳ Kheo! Đó là tướng mạo thù thắng của vô minh.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Thế nào là tác nghiệp thù thắng của vô minh?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo!
Nên biết, lược nói về vô minh có hai thứ nghiệp.
1. Tất cả các thứ phát chuyển, cùng nương tựa nơi nghiệp là vô minh.
2. Tất cả các thứ bội chuyển cùng tạo nghiệp chướng ngại là vô minh.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Thế nào là tất cả các thứ phát chuyển?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Nếu xứ chuyển sinh, hoặc chuyển sinh như chuyển sinh thì đó là tất cả các thứ phát chuyển.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Xứ nào chuyển sinh?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Trong đạo lưu chuyển, do tự ngã phân biệt.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Pháp nào chuyển sinh?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Các nhập trong ngoài, do tự ngã thâu lấy.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Thế nào là chuyển sinh?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Nghiệp và báo phát chuyển liên tục, do tự ngã phân biệt và phân biệt tà.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Thế nào là tất cả các thứ bội chuyển?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo!
Lược nói về bốn thứ bội chuyển:
1. Bội chuyển nương tựa.
2. Bội chuyển duyên vin.
3. Bội chuyển tư niệm.
4. Bội chuyển quả thành.
Này Tỳ Kheo! Đó là tác nghiệp thù thắng của vô minh.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Thế nào là ác đối.
Chướng ngại thù thắng của vô minh?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Ác đối thắng pháp nơi vô minh và ác đối quảng pháp nơi vô minh, nên thấy hai thứ chướng ngại nơi vô minh.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Thế nào là ác đối thắng pháp nơi vô minh?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Trong năm căn ấy, dùng để thâu lấy hoặc dùng để hòa hợp thì gọi là tuệ căn. Gây chướng ngại điều này tức là vô minh. Thế nên gọi là ác đối thắng pháp.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Thế nào là ác đối quảng pháp nơi vô minh?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Mọi trí do văn, tư, tu tạo nên, tạo chướng ngại đối với điều ấy tức là vô minh. Thế nên gọi là ác đối quảng pháp.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Nếu nói vô trí là vô minh thì há cho vô hữu kia là vô minh?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Không phải thế.
Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Nếu cho trí vô hữu là vô minh thì sẽ có lỗi gì?
Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Tướng vô minh như vậy là không thể an lập.
Vì sao?
Này Tỳ Kheo! Vì văn tuệ không có tư tuệ. Tư tuệ không có tu tuệ. Tu tuệ thế gian không có tu tuệ xuất thế gian. Học trí xuất thế gian không có vô học trí. Trí của bậc Thanh Văn vô học không có trí của Như Lai. Như vậy thì kia cũng là có trí, kia cũng là vô trí. Như thế là có vô minh nên có thể lập tướng ấy.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Duyên Sinh Sơ Thắng Phần Pháp Bản - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Phật Danh - Phần Bốn Mươi
Phật Thuyết Kinh đại Minh độ Kinh đạo Hành Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Hai Mươi Ba - Phẩm Giữ Hạnh
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Chín - Trưởng Lão Ni Kệ - Phẩm Mười Bốn - Tập Ba Mươi Kệ