Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Hai - Phẩm Bảy Mươi Sáu - ​​​​​​​​​​​​​​phẩm Các đức Tướng - Phần Bốn

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần

PHẬT THUYẾT KINH 

ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần  

HỘI THỨ HAI  

PHẨM BẢY MƯƠI SÁU

PHẨM CÁC ĐỨC TƯỚNG  

PHẦN BỐN  

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Nếu chân pháp giới, chân như thật tế không thể vận chuyển, không thể vượt qua thì sắc cho đến thức cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Nhãn xứ cho đến ý xứ cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Sắc xứ cho đến pháp xứ cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Nhãn giới cho đến ý giới cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Sắc giới cho đến pháp giới cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Nhãn thức giới cho đến ý thức giới cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Nhãn xúc cho đến ý xúc cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Các cảm thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các cảm thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Địa giới cho đến thức giới cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Các pháp do nhân duyên sanh ra cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Vô minh cho đến lão tử cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định Vô Sắc cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Pháp Môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Pháp nội không cho đến vô tính tự tính không cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Thánh Đế khổ, tập, diệt, đạo cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Tám giải thoát cho đến mười biến xứ cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Cực Hỷ địa cho đến Pháp Vân địa cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Tất cả pháp môn Đà La Ni, pháp môn Tam Ma Địa cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Năm loại mắt, sáu phép thần thông cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Mười lực Như Lai cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp của Bậc Đại Sĩ cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Quả Dự Lưu cho đến Ðộc giác Bồ Đề cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Tất cả các hạnh của Đại Bồ Tát và quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Phật cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Pháp thiện pháp ác cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Pháp hữu ký, pháp vô ký cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Pháp hữu lậu, pháp vô lậu cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Pháp thế gian, pháp xuất thế gian cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Pháp hữu vi và pháp vô vi cùng với chân pháp giới, chân như thật tế có gì khác nhau không?

Phật Bảo Thiện Hiện: Sắc cho đến thức không khác với chân pháp giới, chân như thật tế. Như vậy, cho đến tất cả các hạnh của Đại Bồ Tát và quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Phật không khác với chân pháp giới, chân như thật tế. Pháp thiện, pháp ác không khác với chân pháp giới, chân như thật tế. Pháp hữu ký, pháp vô ký không khác với chân pháp giới, chân như thật tế.

Pháp hữu lậu, pháp vô lậu không khác với chân pháp giới, chân như thật tế. Pháp thế gian, pháp xuất thế gian không khác với chân pháp giới, chân như thật tế. Pháp hữu vi và pháp vô vi không khác với chân pháp giới, chân như thật tế.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Nếu các pháp như sắc v.v… không có gì khác với chân pháp giới, chân như thật tế thì bạch Thế Tôn, vì sao gây ra nghiệp ác thì chịu quả báo ác như là quả địa ngục, bàng sanh, cõi quỷ.

Tạo nghiệp lành thì nhận quả báo lành, nghĩa là sanh vào Trời, Người. Tạo nghiệp vừa lành vừa dữ thì nhận quả báo vừa lành vừa dữ, nghĩa là chiêu cảm một phần bàng sanh, cõi quỷ và một phần người.

Tạo nghiệp chẳng lành chẳng dữ thì có quả báo chẳng lành chẳng dữ, nghĩa là nhận lấy quả Dự Lưu, Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán, Ðộc Giác Bồ Đề, quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Phật?

Phật Bảo Thiện Hiện: Ta dựa theo thế tục mà tạo ra nhơn quả sai khác như vậy. Không phải dựa vào thắng nghĩa, vì trong thắng nghĩa không thể nói có sự khác nhau của nhơn quả.

Vì sao?

Vì trong thắng nghĩa đế, tánh tướng của các pháp không thể phân biệt, không nói, không chỉ bày thì làm sao có sự khác nhau của nhơn quả.

Thiện Hiện nên biết! Đối với thắng nghĩa đế sắc cho đến thức không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không. Nhãn xứ cho đến ý xứ không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không.

Sắc xứ cho đến pháp xứ không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không. Nhãn giới cho đến ý giới không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không.

Sắc giới cho đến pháp giới không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không. Nhãn thức giới cho đến ý thức giới không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không.

Nhãn xúc cho đến ý xúc không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không. Các cảm thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các cảm thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không.

Địa giới cho đến thức giới không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không. Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không.

Các pháp do nhân duyên sanh ra không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không. Vô minh cho đến lão tử không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không.

Bố Thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không. Bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định Vô Sắc không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không.

Bốn Niệm Trụ cho đến tám chi Thánh đạo không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không. pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không.

Pháp nội không cho đến vô tính tự tính không không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không. Chân như cho đến, cảnh giới bất tư nghì không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không.

Thánh Đế khổ, tập, diệt, đạo không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không. Tám giải thoát cho đến mười biến xứ không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không.

Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không. Cực Hỷ địa cho đến Pháp Vân địa không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không.

Tất cả pháp môn Đà La Ni, pháp môn Tam Ma Địa không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không. Năm loại mắt, sáu phép thần thông không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không.

Mười lực Như Lai cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không. Ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp của Bậc Đại Sĩ không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không.

Pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không. Trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không.

Quả Dự Lưu cho đến Ðộc giác Bồ Đề không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không. Tất cả các hạnh của Đại Bồ Tát và quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Phật không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không.

Pháp thiện pháp ác không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không. Pháp hữu ký, pháp vô ký không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không. Pháp hữu lậu, pháp vô lậu không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không.

Pháp thế gian, pháp xuất thế gian không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không. Pháp hữu vi và pháp vô vi không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì hoàn toàn không, vô biên không.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Nếu dựa vào thế tục tạo ra phần vị sai khác của nhân quả, không nương vào thắng nghĩa thì đáng lẽ tất cả phàm phu ngu si cũng có quả Dự Lưu, Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán, Ðộc giác Bồ Đề và quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Phật.

Phật Bảo Thiện Hiện: Ý ông nghĩ sao?

Phàm phu ngu si có giác ngộ như thật nghĩa lý của hai đế, thắng nghĩa và thế tục không?

Người nào giác ngộ như thật nghĩa lý của hai đế thì người đó cũng phải chứng quả Dự Lưu, Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán, Ðộc giác Bồ Đề và quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Phật.

Nhưng vì các phàm phu ngu si không giác ngộ như thật về thế tục và thắng nghĩa nên không có Thánh đạo, không tu Thánh đạo, không thể tạo ra các phần vị sai khác của Thánh quả. Chỉ có các Bậc Thánh mới có thể giác ngộ như thật về thế tục và thắng nghĩa nên có Thánh đạo, có tu Thánh đạo. Do đó có được sự khác nhau của Thánh quả.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Nếu tu Thánh đạo thì được Thánh quả phải không?

Phật Bảo: Không phải.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Không tu Thánh đạo có chứng đắc Thánh quả không?

Phật Bảo: Không được.

Thiện Hiện nên biết! Chẳng phải tu Thánh đạo có thể chứng đắc Thánh quả cũng chẳng phải không tu Thánh đạo có thể chứng đắc Thánh quả, chẳng phải lìa Thánh đạo có thể chứng đắc Thánh quả, cũng chẳng phải trụ vào trong Thánh đạo có thể chứng đắc Thánh quả.

Vì sao?

Vì đối với thắng nghĩa đế đạo và đạo quả, tu và không tu đều bất khả đắc.

Thế nên, Thiện Hiện! Lúc các Đại Bồ Tát thực hành bát nhã Ba la mật đa, tuy vì hữu tình tạo ra các loại Thánh quả sai khác nhưng không phân biệt là tạo ra phần vị Thánh quả sai khác ở cảnh giới hữu vi hay cảnh giới vô vi.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Nếu không phân biệt các phần vị sai khác của Thánh quả được tạo ra ở cảnh giới hữu vi hoặc cảnh giới vô vi thì vì sao Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nói đoạn trừ ba kiết gọi là quả Dự Lưu. Giảm bớt tham dục, sân hận gọi là quả Nhất Lai. Đoạn trừ vĩnh viễn ngũ thuận hạ phần kết gọi là quả Bất Hoàn.

Đoạn trừ vĩnh viễn ngũ thuận thượng phần kết gọi là quả A La Hán, biết các pháp được tập khởi là pháp bị diệt gọi là Ðộc Giác Bồ Đề.

Đoạn trừ vĩnh viễn sự tương tục của tập khí phiền não gọi là quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Phật?

Bạch Thế Tôn! Làm sao con biết được nghĩa lý sâu xa mà Phật dạy, nghĩa là không phân biệt phần vị sai khác của Thánh quả được tạo ra ở cảnh giới hữu vi hoặc cảnh giới vô vi?

Phật Bảo Thiện Hiện: Ý ông nghĩ sao?

Quả Dự Lưu, Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán, Ðộc Giác Bồ Đề và quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, Thánh quả như vậy là hữu vi hay là vô vi?

Thiện Hiện đáp: Thánh quả như vậy chỉ là vô vi.

Phật Bảo Thiện Hiện: Trong pháp vô vi có phân biệt không?

Thiện Hiện đáp: Không thưa Thế Tôn.

Phật Bảo Thiện Hiện: Ý ông nghĩ sao?

Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào thông đạt tất cả hữu vi, vô vi đều đồng một tướng được gọi là vô tướng thì lúc bấy giờ đối với các pháp vị ấy có phân biệt đây là hữu vi hoặc đây là vô vi không?

Thiện Hiện đáp: Không thưa Thế Tôn.

Phật Bảo Thiện Hiện: Cũng như vậy, lúc thực hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa, tuy giảng nói chánh pháp cho các hữu tình nhưng các Đại Bồ Tát không phân biệt pháp tướng đã nói, đó là do pháp nội không cho đến vô tính tự tính không.

Đại Bồ Tát này không chấp trước đối với các pháp, cũng có thể dạy người khác không chấp trước đối với các pháp, nghĩa là không chấp trước đối với bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa.

Không chấp trước đối với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng không chấp trước đối với bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo. Không chấp trước đối với pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Không chấp trước đối với pháp nội không cho đến vô tính tự tính không.

Không chấp trước đối với chân như cho đến cảnh giới bất tư nghì, cũng không chấp trước đối với Thánh Đế khổ, tập, diệt, đạo. Không chấp trước đối với tám giải thoát cho đến mười biến xứ, cũng không chấp trước đối với Cực Hỷ Địa cho đến Pháp Vân Địa.

Không chấp trước đối với tất cả pháp môn Đà La Ni, pháp môn Tam Ma Địa, cũng không chấp trước đối với năm loại mắt, sáu phép Thần Thông. Không chấp trước đối với mười lực Như Lai cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng.

Không chấp trước đối với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Không chấp trước đối với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng không chấp trước đối với tất cả các hạnh của Đại Bồ Tát.

Không chấp trước đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Phật, cũng không chấp trước đối với trí nhất thiết trí. Do Đại Bồ Tát này không chấp trước nên được vô ngại đối với mọi nơi.

Giống như người do các vị Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác biến hóa ra, tuy hành bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa nhưng không nhận, không trụ đối với quả báo của việc ấy chỉ vì hữu tình mà nhập Niết Bàn. Như vậy cho đến tuy thực hành trí nhất thiết trí nhưng không nhận.

Không trụ đối với kết quả của việc ấy, chỉ vì hữu tình mà nhập Niết Bàn, cũng giống như vậy, lúc thực hành bát nhã Ba la mật đa các Đại Bồ Tát hoàn toàn không chấp trước, cũng không bị ngăn ngại đối với tất cả pháp hoặc thiện, hoặc ác.

Hoặc hữu ký, hoặc vô ký, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc hữu vi, hoặc vô vi.

Vì sao?

Vì hoàn toàn thông suốt tướng chân thật của các pháp.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần