Phật Thuyết Kinh Hoằng đạo Quảng Hiển Tam Muội - Phẩm Mười Một - Phẩm Thọ Phong Bái

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn

PHẬT THUYẾT KINH HOẰNG ĐẠO

QUẢNG HIỂN TAM MUỘI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn  

PHẨM MƯỜI MỘT

PHẨM THỌ PHONG BÁI  

Bấy giờ Long Vương A Nậu Ðạt cùng với phu nhân, Thái Tử, quyến thuộc ở trong cung, đồng vây quanh, tự quy y Tam Tôn, họ đồng lấy cung thất với vật sở hữu trong ao của mình đem cúng dường Đức Thế Tôn và Tỳ Kheo Tăng để làm Tinh Xá, họ lại nói rằng: Nay con đối trước Đức Thế Tôn phát khởi nguyện này: Từ ao lớn này chảy ra bốn sông, đầy khắp bốn biển.

Thưa Thế Tôn! Từ dòng nước của bốn biển, nếu có rồng, quỷ, người, chim bay, thú chạy, loài hai chân, bốn chân, có sanh mạng, khi uống nước này nguyện cho tất cả đều pháp đạo ý Càn Thát Bà, Chánh Chân.

Nếu ai trước đây chưa phát tâm thì khi uống nước này rồi, khiến thành tựu hạnh, mau ngồi tòa Phật, hàng phục ma chúng, và các ngoại đạo.

Khi ấy Đức Thế Tôn mỉm cười, pháp của Chư Phật khi mỉm cười thì từ miệng phóng ra ánh sáng năm màu, sáng lạng chiếu diệu cô số ánh sáng, chiếu khắp mười phương, vô số lượng Cõi Phật.

Ánh sáng ấy hơn cả mặt trời, mặt trăng, ngọc báu, Tu Di, Chư Thiên, cung ma và Cung Điện của Thích Phạm, tất cả ánh sáng của Trời đều bị mờ, không sáng.

Bấy giờ vô số ức ngàn Thiên Chúng không ai mà không hoan hỷ, phát nguyện được Thánh giác. Ánh sáng ấy chiếu tới A Tỳ, các địa ngục lớn.

Ai Thấy được ánh sáng ấy liền thoát khỏi các khổ, đều được đạo ý Vô Thượng Chánh Chân. Ánh sáng ấy trở lại vay quanh Đức Thế Tôn đến vô số lần, bỗng nhập vào đảnh của Ngài.

Bấy giờ Hiền Giả Phi Kỳ Đời tấn gọi là Biện Kỳ thấy ánh sáng ấy, liền từ tào đứng dậy, sửa lại y phục, trịch áo vai bên hữu, hướng về Đức Phật, quỳ gối cung kính, khen ngợi Đức Thế Tôn bằng bài kệ:

Sắc Ngài vô lượng, thấy liền vui

Người hùng tối cao, là Thế Tôn

Diệt trừ tăm tối, khởi đại minh

Chấp trì oai thần, nói nghĩa cười?

Trăm trước ca ngợi, được bảy báu

Ðược trí quang minh, diễn huệ hành

Vì pháp trên giảng, chỉ Pháp Vương

Nay Thế Tôn cười, điềm lành gì?

Thấy rõ, chân thật thường thích tin

Căn định, tịch tịnh, người cung kính

Hóa độ tất cả nhờ tịch nhiên

Ðức Ngài vô cùng, vì sao cười?

Tiếng phạm trong suốt rất êm dịu

Âm diệu tao nhã hơn các nhạc

Âm thanh đầy đủ không khuyết giảm

Giải thích vì sao Ngài mỉm cười?

Biết minh giải thoát, nên huệ độ

Thường hành thanh tịnh, ưa đạm bạc

Khéo hiểu các hành, đủ phổ trí

Ðạo Vương hiến Thánh nói nghĩa cười?

Trí hiện thông đạt, huệ vô cùng

Hiện lực vô lượng, thần túc đủ

Thập lực đã đầy, người cảm động

Vì sao Thiên Sư hiện mỉm cười?

Thân sáng vô số, chiếu nơi tốt

Ánh sáng Đại Thiên không thể che

Hơn cả Trời Trăng và ngọc sáng

Hào quang oai Thánh không ai bằng

Ðầy đủ công đức như biển cả

Thuận hóa Bồ Tát dùng trí sáng

Quyền huệ vô cùng giải các nghi

Xin nói vì sao Ngài mỉm cười?

Ngài độ ba cõi, không cùng tận

Khéo dẫn chúng sanh trừ các uế

Hay sạch dục cấu, thành vô dục.

Thiên nhan mỉm cười là vì ai?

Như lai làm cho người cảm động

Chấn động Trời, Rồng, các Quỷ Thần

Cúi đầu đảnh lễ Đấng Pháp Vương.

Mong nói ý cười, giải các nghi?

Bấy giờ Đức Phật bảo Hiền Giả hiện từ, bậc kỳ túc: Ngươi thấy A Nậu Ðạt, vì cúng dường Đức Như Lai, nên tạo ra sự nghiêm sức này chăng?

Thưa rằng: Vị Long Vương này đối với chín mươi sáu ức các Đức Phật đã gieo trồng gốc đức, nay được phong bái.

Như đời trước của ta, được Đức Thế Tôn Ðịnh Quang thọ ký: Ðời đương lai, ngươi sẽ được thành Phật, hiệu là Như Lai Năng Nhân, bậc Vô Trước, Bình Đẳng, Chánh Giác, thông hạnh đầy đủ, là chúng Hựu tối cao, vô thượng pháp ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật Thế Tôn.

Bấy giờ Long Vương vì người con của trưởng giả tên Tỷ Thủ Ðà Lai, Ðời Tấn gọi là Tịnh Ý nghe ta được thọ ký nên liền phát nguyện: Hãy khiến cho con đời sau được thọ ký như Phạm Chí này, được Phật Ðịnh Quang thọ ký. Trưởng Giả tử Tịnh Ý lúc đó chính là A Nậu Ðạt vậy.

Lại giống như trước, Phật Câu Lâu Tần, Văn Ni Ca Diếp, đồng ngồi ở Tòa Sư Tử này, và lúc sau cùng Đức Như Lai Lâu Chí, cũng sẽ chuyển nói yếu nghĩa của phẩm pháp này.

Long Vương vô Nhiệt sẽ cúng dường một ngàn Đức Phật ở thời hiền kiếp, để theo nghe pháp này. Chúng hội của Chư Phật cũng giống như bây giờ.

Long Vương A Nậu Ðạt về sau vô số đời, phụng thờ các Đức Như Lai, cung kính các vị Chánh Giác, tu hành phạm hạnh, thường hộ chánh pháp, khuyến tấn Bồ Tát.

Sau đó, bảy trăm vô số kiếp sẽ được thành Phật Hiệu là Như Lai A Nậu Ðạt, bậc vô trước Bình Đẳng, Chánh Giác, Thông hạnh đầy đủ, Vô Thượng pháp ngự, Thiên Nhân Sư, là Phật Thế Tôn.

Như vậy, này Hiền Giả! Khi Như Lai vô Nhiệt được thành Phật, nhân dân ở đó đều không tham dâm, nhuế nộ, ngu si, hoàn toàn không xâm lấn nhau, không nói xấu nhau.

Vì sau Vậy?

Vì các chúng sanh ấy, chí hạnh đầy đủ.

Như vậy, này Hiền Giả! Phật A Nậu Ðạt, bậc Như Lai chí chân, sẽ thọ tám mươi ức năm. Chúng đệ tử của Ngài cũng thọ tám mươi ức năm. Như hội đầu tiên của Ngài đều là thanh tịnh. Từ đầu đến cuối giống nhau, không bị khuyến giảm.

Tỷ số trăm ngàn hội như vậy, sẽ có Thông Biện Thọ Quyết Bồ Tát bốn mươi ức ngàn người thảy đều tập hội. Lại nữa, các Bồ Tát hành giả phát tâm, không thể tính được.

Khi Như Lai vô Nhiệt sắp thành Phật, đất đai thanh tịnh lưu ly xanh sậm làm đất, vàng Cõi Trời sen kẻ, trang sức bằng các báu, dùng các Minh Châu để làm lầu gác và chỗ kinh hành.

Chúng sanh cõi đó nếu nghĩ đến ăn, liền có món ăn trăm vị họ đều được ngũ thông. Nhân dân sống ở cõi ấy, chỉ dùng châu báu kỳ lạ, y phục, ẩm thực tự do, vui thích, đều như trên Cõi Trời Ðâu Thuật thứ tư.

Họ không có nhị niệm, lại không có tâm tham dục, hạnh dâm. Các chúng sanh này dùng pháp để tự vui. Nhân dân đất đai đều không có dục cấu.

Nếu Ðức Như Lai ấy mở trận mưa pháp thì họ không có ý tưởng mệt mỏi, thần biến vô số để diễn thuyết, hóa độ rộng lớn, tuyên thị Kinh Pháp, hoàn toàn không khó khăn. Ngài vừa mới thuyết pháp thì chúng sanh liền được độ thoát.

Vì sao vậy?

Vì tất cả chúng sanh ấy tâm chí đã được thuần thục. Lại nữa, nếu khi Đức Như Lai ấy tự mình đối với ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, chỉ cùng một pháp để giáo hóa, không có đạo khác. 

Lại nữa, nếu khi các Như Lai muốn hội chúng Ngài liền phóng hào quang nơi thân, làm cả cõi đều rực sáng.

Nhân dân cõi đó, liền có ý nghĩ: Ðức Thế Tôn Thánh giác, sắp diễn pháp hóa, cho nên mới phóng hào quang như vậy. Họ đều nương theo thần túc của Phật Thánh, bay đến chỗ Phật để nghe pháp.

Lại nữa, Đức Như Lai ấy hoàn toàn không có sự bất định, nương theo thần lực của Đại Thánh, bỗng bay lên không trung cách mặt đất bảy trượng, tự nhiên ngồi trên Tòa Sư Tử, rộng gì chúng hội diễn giảng pháp màu, mọi người đều thấy Ngài thí như khi xem thấy cung điện, mặt trời, mặt trăng ánh sáng lan khắp chúng sanh nhờ trồng đức, cho nên sanh đến cõi đó.

Nhân dân nước ấy trông thấy Tòa Sư Tử của Đức Thế Tôn lơ lửng trên hư không, liền hiểu các pháp cũng không, vô trước. Ngay lúc đó tất cả đều được pháp nhẫn.

Ðức Như Lai ấy chỉ nói pháp môn nhập vào Kim Cang Ðịnh, vì không có lời lẽ tạp nhạp của Thanh Văn, Duyên Giác, cho nên Ngài chỉ diễn Kim Cang Ðịnh.

Thí như Kim Cang có thể chạm bất cứ nơi nào, không vật gì mà không bị hàng phục. Những điều thuyết pháp của Đức Như Lai ấy cũng như Kim Cang, đập nát các nghi ngờ do trụ trước các kiến.

Như vậy, này Hiền Giả! Ðức Phật A Nậu Ðạt nếu hiện diệt độ, Thế Giới ấy có Bồ Tát đáng kính tên là Trì Nguyện, được Ngài thọ ký, sau đó Ngài mới diệt độ.

Khi Đức Phật mới diệt độ, Bồ Tát Trì Nguyện liền được Tối Chánh Giác Vô Thượng, làm Phật bổ xứ, hiện là Như Lai Ðẳng Thế, bậc Vô Trước, Bình Đẳng, Chánh Giác, cõi Ngài có Bồ Tát thần thông và đệ tử thượng tôn, chúng hội nhiều hay ít giống như Phật A Nậu Ðạt.

Bấy giờ Thái Tử của Long Vương A Nậu Ðạt, tên là Ðương Tín với tâm cung kính, hân hoan, dùng ngọc báu minh châu, giao lộ, bảo cái, dâng lên Đức Như Lai, lại chắp tay bạch Phật: Lúc đó ai là Bồ Tát Trì Nguyện?

Bấy giờ Đức Thế Tôn biết được ý của Thái Tử Ðương Tín, con của Long Vương, Ngài bảo Tôn Giả A Nan rằng: Bồ Tát Đại Sĩ Trì Nguyện lúc ấy sẽ là Phật Bổ Xứ, nay chính là Ðương Tín, con của Long Vương vậy. Khi Đức Như Lai A Nậu Ðạt mới diệt độ, Bồ Tát Trì Nguyện liền thay ngôi Phật.

Lại nữa Đức Như Lai Ðẳng Thế, bậc Vô Trước, Bình Đẳng, Chánh Giác vừa mới thành Phật, cũng liền chuyển nói điểm chánh yếu của phẩm pháp này.

Ngay khi Đức Phật nói phẩm Phong Bái thọ ký này, bốn vạn Bồ Tát được nhẫn không từ đâu sanh, các Bồ Tát, Thích Phạm, Trì Thế, Thiên, Long, Quỷ Thần, từ mười phương Thế Giới đến dự hội, nghe Đức Phật nói pháp Phong Bái thọ ký này rồi, thảy đều hoan hỷ.

Trong lòng hân hoan, liền sanh tâm tin thích, năm vóc cúi lạy Đức Phật, trở về cung điện của mình, Long Vương A Nậu Ðạt, cùng với các Thái Tử quyến thuộc vay quanh ra lệnh cho Long Tượng Vương Y La Man: Hãy vì Đức Như Lai, tạo ra giao lộ, xe báu trần kỳ, làm cho rộng lớn, hết sức đẹp đẽ, nên đem dâng lên Đức Chánh Giác Chí Chân. Long Tượng Vương liền vâng lệnh, liền vì Đức Như Lai hóa làm xe giao lộ ngọc bảy báu, rất cao rộng, trang nghiêm.

Ðức Thế Tôn, Bồ Tát và các đệ tử đều ngồi lên xe. Long Vương Vô Nhiệt Thái Tử, quyến thuộc, trong lòng cung kính, cùng nhau ra tay đẩy xe từ trong cung điện ra ao lớn.

Ðức Như Lai dùng thần chỉ bỗng nhiên bay lên núi Thứu.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần