Phật Thuyết Kinh Lục độ Tập - Chương Năm - Thiền độ Vô Cực - Kinh Số Bảy Mươi Tám
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Khương Tăng Hội, Đời Ngô
PHẬT THUYẾT KINH LỤC ĐỘ TẬP
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Khương Tăng Hội, Đời Ngô
CHƯƠNG NĂM
THIỀN ĐỘ VÔ CỰC
KINH SỐ BẢY MƯƠI TÁM
Lúc Thái Tử mới sinh, Vua bảo thầy xem tướng.
Thầy tướng tâu: Ở lại trị nước ắt sẽ làm Phi hành Hoàng Đế, nếu bỏ nước đi làm Sa Môn thì sẽ làm Bậc Thầy của Trời người. Vua cho xây dựng cung điện ba mùa, xuân, hạ, đông, mỗi mùa có một cung điện khác nhau. Mỗi cung điện có năm trăm kỹ nữ, không mập, không gầy, cao thấp hài hòa, nhan sắc tươi sáng đều như đào mận.
Mỗi cô đều rành một ít môn nhạc, dáng vẻ dịu hiền, để làm vui Thái Tử. Trước điện, Vua cho trồng từng hàng cây ăn quả ngon ngọt, hương hoa thơm phức, xây ao trong sạch, trong có đủ các thứ hoa, các loài chim khác lạ tiếng hót hòa nhau, cửa Cung đóng mở tiếng nghe xa đến bốn chục dặm, trung thần vệ sĩ tuần tra không chút lơ là.
Các chim báo động như Giao Thanh, Uyên Ương, có điều gì khác thường là kêu liên tục. Năm mười bảy tuổi, Thái Tử không Kinh Điển gì mà không thông thạo, thầy phải quay lại bái phục thọ giáo.
Nhà Vua cưới vợ cho Thái Tử, vợ tên Cừu Di, dung nhan như hoa sánh với Thiên Nữ. Sức mạnh của Thái Tử có thể quật ngã một lúc sáu chục con voi lớn.
Năm lên mười chín tuổi, Thái Tử tập hợp hết kỹ nữ của ba cung điện, gồm một ngàn năm trăm người về ở một điện, buộc họ tấu các món kỹ nhạc, khiến họ mệt mỏi ngủ say để tiện bề ra đi. Trời khiến mọi người chơi nhạc đều ngủ say không biết gì.
Thái Tử lặng nghĩ, nhìn các kỹ nữ giống như người gỗ, xương cốt đều rỗng trông như đốt tre, tay chân rũ xuổng đất, nước mắt, nước mũi chảy ra, miệng trào nước dải hoen bẩn cả má, đầu rối, gối trống. Người tấu nhạc đều mang vòng khuyên ngọc quý lủng lẳng, khi đi đong đưa màu sắc lấp lánh.
Hạt châu, chuỗi ngọc, vòng côn đẹp, khéo lụa là thêu hoa văn năm màu trên quần áo Vua ban. Các nhạc khí như đàn cầm, đàn sắt, đàn tranh, sáo, kèn, ống tiêu tất cả đều để. Ngổn ngang trên mặt đất. Các chim báo động và đám người bảo vệ đều ngủ cả không biết gì.
Thái Tử dùng đôi mắt sáng suốt quan sát khắp mọi thân, lại nhìn vợ mình, từ đầu tóc, sọ, xương, răng, móng tay da thịt, máu, mủ, tủy não, gân mạch tim mật, lá lách, thận, gan, phổi, ruột, bao tử, nước mắt, phân, nước tiểu, nước dãi. Bên trong xem như xương khô, bên ngoài trông như bị thịt, tất cả không chút đáng quý, nơi nơi toàn là đồ bất tịnh hôi thối.
Thấy đó nhớ lại cũng đủ thấy người buồn nôn, như ngoài mặt trang điểm áo quần lụa là hoa văn sặc sỡ, xông thoa hương thơm mà bên trong thì chứa đầy. Phân, nước tiểu, mủ máu. Người ngu tin cái bày bên ngoài, còn người sáng suốt thì thấy rõ bên trong nên họ lìa xa muôn dặm, hãy còn nhắm mắt lại.
Thái Tử thấy chúng như là huyễn mộng, khó giữ lâu dài được, ở đời tam mượn, ắt sẽ trả về cho chủ, người nằm ngổn ngang giống như thây chết, không có gì vui.
Dốc một lòng được thiền, từ thiền tỉnh ra, ngước nhìn sao Trời, biết đã nửa đêm, Chư Thiên hiện ra đầy bên cạnh, đang chắp tay làm lễ, tung hoa hương, tấu kỹ nhạc, cất lời nguyện vô lượng.
Thái Tử thấy Chư Thiên cúi đầu làm lễ liền nói Kinh rằng: Dâm dật rất ác, khiến người say cuồng. Chê chánh, khen tà, lấy tôi làm sáng. Thế nên Chư Phật, Bích Chi, La Hán, chẳng khen là hay, phải mau xa tránh.
Suy đi nghĩ lại, bèn gọi Xa Nặc bảo: Hãy mau thắng ngựa Kiền Trắc.
Rồi lại tự nghĩ: Cửa thành đóng mở, nghe xa đến bốn chục dặm, biết làm sao đây?
Chư Thiên đều nói: Kính thưa Thế Tôn, chúng tôi ngăn cửa, khiến nó không động, để người trong Cung không biết. Chân ngựa tuyệt nhiên không nghe một tiếng nhỏ. Thái Tử lên ngựa, trăm ức Đế Thích, bốn trăm ức Tứ Đại Thiên Vương, Trời, Rồng, Quỷ, Thần bay theo dẫn đường.
Đường đi bằng phẳng, nhạc Trời vịnh ca: Đấng Vô Thượng lồng lộng. Chúng ta sinh gặp Ngài. Ánh thiêng được thấy rồi. Tiêu diệt lòng trần bẩn. Trọn đời chẳng suy phai. Khổ đau thay tám nạn.
Đáng thương phải xa Ngài!
Chư Thiên lại nói: May mắn thay cho chúng ta gặp Ngài! Ngựa vừa ra khỏi cửa, cửa liền phát ra tiếng động, ngựa nghẹn ngào kêu đau thương, nước mắt chảy quanh má. Chư Thiên giấu Vua, cả nước không hay biết, sở dĩ như vậy là muốn cho Thái Tử sớm được đắc đạo.
Thái Tử bỏ ngôi vị Kim luân Vương bảy báu, chịu các khổ sở để cứu độ chúng sinh. Thiền độ vô cực của Bồ Tát luôn nhất tâm như vậy.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Bốc Chiêm Nữ
Phật Thuyết Kinh Thiện Pháp Phương Tiện đà La Ni
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh đương Thành Học Lực - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Thiện Giới - Phẩm Hai Mươi Bốn - Phẩm Như Pháp Trụ Sanh Bồ đề địa - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Bốn - Kinh Phật Thuyết Như Vậy - Chương Hai - Hai Pháp - Phẩm Một
Phật Thuyết Kinh Diệu Pháp Liên Hoa - Phẩm Năm - Phẩm Dược Thảo Dụ