Phật Thuyết Kinh Như ý Bảo Châu Chuyển Luân Bí Mật Hiện Thân Thành Phật Kim Luân Chú Vương - Phẩm Sáu - Phẩm A Xà Lê Thành Phật
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bất Không, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH
NHƯ Ý BẢO CHÂU CHUYỂN LUÂN
BÍ MẬT HIỆN THÂN THÀNH PHẬT
KIM LUÂN CHÚ VƯƠNG
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bất Không, Đời Đường
PHẨM SÁU
PHẨM A XÀ LÊ THÀNH PHẬT
Bấy giờ Đức Thích Ca Mâu Ni Phật nhập vào nhất thiết Phật phát tâm giác ngộ pháp giới bình đẳng tánh giả tu hành Bồ Đề Đại Niết Bàn thường trụ Kim Cang Tam Muội nói hữu tình quyết định thành Phật Chân Ngôn là:
Úm, a noan lam khiếm khư, ma ni bát đầu mê, hồng.
Nếu có hữu tình tụng một biến tức được độ thoát khỏi biển sanh tử đến cõi Niết Bàn. Tất cả hữu tình đều thành tam chủng Tất Địa.
Tất cả ý nguyện, thiện nguyện một thời thành tựu. Cho nên các ông phải một lòng tu hành pháp này khiến mở được kho báu bí mật vô thượng cho các người tu hành Chân Ngôn. Tức là vô thượng thậm thâm bí pháp, rất là bí mật trong các pháp bí mật.
Đức Phật nói Chân Ngôn xong, tức thời hiện Như Lai Biến Chiếu đầu đội mão Ngũ Phật lại nói tức thân thành Phật Đại Hải Ấn, cũng gọi là Tam Muội Gia Ấn. Nếu có Phật Tử nào muốn được tức thân thành Phật nên tu pháp quán này hay khiến cho thân cha mẹ sanh ra thành thân Phật.
Tức hướng về Bổn Tôn Như Ý Bảo Châu Vương kết Pháp Giới Tháp Bà Ấn: Chắp tay trống lòng, tám ngón như hình báu tức thành Bí Ấn.
Quán A Tự Môn A là Môn thanh tịnh rộng lớn của tất cả trí tuệ nhất thiết trí tuệ quảng đại thanh tịnh môn. Tùy theo lượng thân của chữ, trong ngoài rộng lớn ngang bằng hư không, không có tâm phân biệt.
Ánh sáng có hai màu vàng, trắng chiếu khắp địa luân diệu thể, lìa các cảnh giới, khởi ý tác nghiệp nhiếp các hữu tình an trụ tại Tâm Vương đồng với tướng hư không, thành tựu tất cả Thượng Phẩm Tất Địa.
Phộc Tự Môn VAṂ nhập vào nội tâm làm Mạn Đà La gia trì tự thân, sắc như màu tuyết trắng của đại nhật soi suốt diệu thủy luân gia trì tự thân, là môn lìa các lỗi lầm dơ bẩn.
La Tự Môn RAṂ là môn tự thể thanh tịnh không có dơ bẩn.
Ca Tự Môn HAṂ là môn nhân nghiệp lìa khắp tất cả pháp, xa lìa các sự dơ bẩn, vượt qua sanh tử.
Khiếm Tự Môn KHAṂ là môn đại không, không có sanh, gia trì tự thể an trụ pháp giới, không có hý luận. Là môn không có hai hành tướng.
Ở nơi thanh tịnh rộng bốn khuỷu, trị địa như trong nghi thức Hộ Ma. Giữa bốn cửa để đài sen ba mươi hai cánh, trên để Bồ Tát Như Ý Bảo Châu Vương phóng quang chiếu khắp, hữu tình trong sáu nẻo gặp ánh quang liền bỏ thân được bất hoại Kim Cang Tam Muội trụ Giác Vương Phổ Hiền Thánh Vị.
Tất cả các Như Lai và mười sáu vị Bồ Tát xoa đầu thọ ký. Đức Như Lai Kim Cương Giới Biến Chiếu dùng tay phải thọ ký ban cho mão Phật, thọ mạng một kiếp. Khi bỏ thân này được thấy Đức Như Lai Di Lặc, mạng chung liền được vãng sanh về Quốc Độ Cực Lạc của Đức Phật Vô Lượng Thọ.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Thứ Mười Một - Pháp Hội Xuất Hiện Quang Minh - Phần Năm
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh An Lạc - Phần Hai
Phật Thuyết Muôn Pháp Hội Trổ Một Hoa Vô Tướng - Phẩm Hai Mươi Bốn - Phẩm Quán Thế âm Bồ Tát Phổ Môn
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Mười Bốn - Phẩm Tâm - Kinh Tâm
Phật Thuyết Kinh ưu Bà Di Tịnh Hạnh Pháp Môn - Phẩm Hai - Phẩm Tu Học - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Biến Chiếu Quang Minh Tạng Vô Tự Pháp Môn