Phật Thuyết Kinh Những điều Bồ Tát Hải ý Hỏi Về Pháp Môn Tịnh ấn - Phần Hai Mươi Hai
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Duy Tịnh, Đời Triệu Tống
PHẬT THUYẾT KINH
NHỮNG ĐIỀU BỒ TÁT HẢI Ý
HỎI VỀ PHÁP MÔN TỊNH ẤN
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Duy Tịnh, Đời Triệu Tống
PHẦN HAI MƯƠI HAI
Các kiến khéo thanh tịnh
Thắng tuệ điều phục tâm
Diệu tuệ ấy thanh tịnh
Do hành thừa tối thượng.
Tất cả bốn Thánh Đế
Bốn vô lượng, tứ định
Và năm loại trí thông
Bốn vô ngại giải thoát…
Ở trong bốn nhiếp pháp
Pháp thí là tối thượng
Cửa công đức như vậy
Đều từ Phật thừa ra.
Tất cả mười lực Phật
Pháp Chư Phật vô biên
Phật gầm tiếng Sư Tử
Thuyết pháp cho cõi người.
Giữa chân mày, kim khẩu
Phóng quang Vô Kiến Đảnh
Do hành thừa tối thượng
Bồ Tát không khó đạt.
Đại thần thông Chư Phật
Có ba loại tối thắng
Điều phục khắp thế gian
Chiếu sáng mọi tâm ý.
Pháp Chư Phật nêu giảng
Quả lợi lạc chân thật
Do hành thừa tối thượng
Đều mau chóng thành tựu.
Ngữ, nghĩa Phật tương ưng
Không nhiễm, không lỗi lầm
Phạm âm Khẩn Na La
Hòa nhã, lại vừa lòng.
Gồm thâu cả thế gian
Mọi ngôn âm chúng sinh
Nghe diệu âm Chư Phật
Tất cả đều hoan hỷ.
Bồ Tát không lâu nữa
Đắc ngôn âm như Phật
Cõi Phật như hư không
Tất cả đều hiện rõ.
Bình đẳng nghe cùng khắp
Lời pháp, nghĩa tương ưng
Chúng sinh nghe đều vui
Phiền não thảy dứt sạch.
Giả sử dùng thần lực
Đến bờ cõi hư không
Nước biển trong mười phương
Cũng có thể lường được.
Vô biên hành chúng sinh
Sát na tâm còn biết
Chỉ Phật thừa tối thượng
Nói công đức không cùng.
Lúc ấy, Đức Thế Tôn bảo Đại Bồ Tát Hải Ý: Này Hải Ý! Vì vậy nên biết, nếu có Bồ Tát muốn ở nơi chánh pháp rộng lớn như vậy, âm thầm hộ trì, khiến chánh pháp trụ lâu ở đời, lúc tự tâm trong lắng rồi thì đối với chúng sinh khác và Bổ Đặc Già La, tất cả căn trí thượng, trung, hạ của họ đều có thể biết rõ. Phải nên thọ trì cú nghĩa như vậy đó là môn cú, an cú và Kim Cang cú. Thọ trì rồi sẽ được biết rõ như nghĩa dùng tuệ tương ưng, phương tiện tối thắng mà quan sát như lý.
Này Hải Ý! Sao gọi là môn cú?
Đó là các môn được nêu bày biểu thị nghĩa tất cả pháp phân biệt.
Mon chữ A: Bằng biểu thị nghĩa tất cả pháp vô sinh.
Môn chữ Ba: Biểu thị thắng nghĩa đế nơi tất cả pháp.
Môn chữ Na: Biểu thị nghĩa biết rõ danh sắc tất cả pháp.
Môn chữ Nại: Biểu thị nghĩa tịch tĩnh, điều phục tất cả pháp.
Môn chữ Sa: Biểu thị nghĩa vượt qua các sự vướng mắc của tất cả pháp.
Môn chữ Đa: Biểu thị nghĩa chân như tùy trú của tất cả pháp.
Môn chữ Ca: Biểu thị nghĩa thấu đạt nghiệp báo nơi tất cả pháp.
Môn chữ Xoa Sa:
biểu thị nghĩa bình đẳng không sai biệt của tất cả pháp.
Môn chữ Ma: Biểu thị nghĩa đại bi của tất cả pháp.
Môn chữ Nga: Biểu thị nghĩa tất cả pháp là vô cùng thâm diệu, khó thấu triệt nguồn cội.
Môn chữ Nha: Biểu thị nghĩa siêu việt sinh, lão, bệnh tử nơi các pháp.
Môn chữ Đà biểu thị nghĩa pháp giới vô sai biệt nơi tất cả pháp.
Môn chữ Thiết: Biểu thị nghĩa Xa Ma Tha, viên mãn tất cả pháp.
Môn chữ Khư: Biểu thị nghĩa hư không sáng tỏ tất cả pháp.
Môn chữ Xoa: Biểu thị nghĩa tất cả pháp thảy đều là vô sinh.
Môn chữ Nghê dã: Biểu thị nghĩa trí không chấp trước nơi tất cả pháp.
Môn Tha: Biểu thị nghĩa khéo biết rõ về xứ, phi xứ ở tất cả pháp.
Môn chữ Cơ ca: Biểu thị nghĩa biết rõ các uẩn của tất cả pháp.
Môn chữ Sá: Biểu thị nghĩa rốt ráo không biên vực của tất cả pháp.
Môn thân Tịch tĩnh: Biểu thị nghĩa không tham nhiễm nơi tất cả pháp.
Môn tâm tịch tĩnh: Biểu thị nghĩa điều phục sân si nơi tất cả pháp.
Môn Chỉ tức: Biểu thị nghĩa quy hướng không vướng mắc nơi tất cả pháp.
Môn Thâm cố: Biểu thị nghĩa xuất ly ba cõi của tất cả pháp.
Môn Trú thật tánh: Biểu thị nghĩa trú pháp giới của tất cả pháp.
Môn Vô thủ: Biểu thị nghĩa tướng giải thoát tất cả pháp.
Môn Vô chấp trước: Biểu thị nghĩa xa lìa tranh luận của tất cả pháp.
Môn Vô tạp nhiễm: Biểu thị nghĩa tướng thanh tịnh tất cả pháp.
Môn Pháp tự tánh: Biểu thị nghĩa xưa nay vốn sáng sạch của tất cả pháp.
Môn Diệu quang minh: Biểu thị nghĩa sáng rực của tất cả pháp.
Môn Quán tưởng: Biểu thị nghĩa ly tán của tất cả pháp.
Môn Vô nhiếp tạng: Biểu thị nghĩa không hòa hợp của tất cả pháp.
Môn Bồ Đề: Biểu thị nghĩa bình đẳng nhất vị của tất cả pháp.
Môn Niết Bàn: Hiện bày nghĩa xa lìa các phiền não của tất cả pháp.
Này Hải Ý! Người có thể thọ trì các môn cú như vậy thì tự tâm được lắng trong, đối với các chúng sinh khác và Bổ đặc già với căn tánh thượng, trung, hạ vị ấy đều có thể biết rõ.
Lại nữa, này Hải Ý! Sao gọi là ấn cú?
Đó là ấn chứng, làm rõ tất cả pháp giải thoát, vì pháp vốn không hai, không hai sự thanh tịnh. Ấn chứng tất cả pháp nhị biên là vô biên, vì đoạn và thường đều thanh tịnh. Ấn chứng tất cả pháp thảy đều lìa tham, vì trong môn tận và cõi tận đều vô tận, không biên vực. Ấn chứng tất cả pháp không cao không hạ, vì tánh của thực tế vốn bình đẳng thanh tịnh.
Ấn chứng tất cả pháp như hư không, vì vượt ngoài nẻo quán sát của năm mắt. Ấn chứng tất cả pháp trụ nơi hư không, vì pháp giới tức hư không giới. Ấn chứng tất cả pháp là không phân biệt, vì đều hội nhập nơi pháp giới. Ấn chứng tất cả pháp vì pháp không có tướng phân biệt.
Ấn chứng tất cả pháp chân như, vì đời trước sau đều như thật. Ấn chứng về thực tế tất cả pháp, vì xưa nay vốn thanh tịnh. Ấn chứng tất cả pháp là không, vì các pháp hữu vi đều đồng đẳng. Ấn chứng tất cả pháp là vô tướng, vì xa lìa mọi đối tượng duyên sai biệt.
Ấn chứng tất cả pháp là vô nguyện, vì xa lìa các chốn mong cầu. An chứng tất cả pháp là vô thường, vì tự tánh là vô tánh, vô tướng. Ấn chứng tất cả pháp là khổ, vì tướng của năm uẩn khéo tích tập. Ấn chứng tất cả pháp là vô ngã, vì tự tánh là vô ngã.
Ấn chứng tất cả pháp là vắng lặng, vì rốt ráo là bất động. Ấn chứng tất cả pháp thành thật, vì thắng nghĩa đế thâu tóm cùng khắp. Ấn chứng tất cả pháp là bất động, vì chủng tử vô trú. Ấn chứng tất cả pháp là bất hoại, vì quyết định rốt ráo. Ấn chứng tất cả pháp là như như, vì mọi lãnh vực trước sau đều không đoạn dứt.
Ấn chứng tất cả pháp ba đời bình đẳng, vì ở trong tất cả xứ đều cùng một vị. Ấn chứng tất cả pháp là vô sinh, vì tự tánh là vô sở hưu. Ấn chứng tất cả pháp là vô diệt, vì tự tánh là vô sinh. Ấn chứng tất cả pháp là không đối đãi, vì lìa tăng thượng mạn.
Ấn chứng tất cả pháp không có hý luận, vì tất cả tầm và tứ đều không tích tập. Ấn chứng tất cả pháp sáng rõ, vô tướng, vì chỗ hiện ra không có các sắc tướng. Ấn chứng tất cả pháp là vô nhiễm, vì đoạn dứt sự nương trú. Ấn chứng tất cả pháp không thành tựu, vì sự đối trị không thể thủ đắc.
Ấn chứng tất cả pháp là phi nghiệp báo, vì tất cả là không tạo tác. Ấn chứng tất cả pháp là vô vi, vì đều xa lìa các phần vị sinh diệt. Ấn chứng tánh của tất cả pháp là bình đẳng, vì các pháp bình đẳng như hư không, đều không sai biet.
Này Hải Ý! Đó là Ấn cú, các ấn cú như vậy mới là ấn Bồ Đề của Chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại. Ấn cú như vậy sinh ra từ trong bốn vạn tám ngàn pháp uẩn. Ấn cú như vậy thâu khắp trí ấn tối thượng của Chư Phật và Bồ Tát, mau chóng chứng đắc pháp nhẫn vô sinh.
Này Hải Ý! Với các ấn cú như vậy, các chúng sinh không trồng căn lành sẽ không được duyên nghe lãnh hội. Lại nữa, Pháp Môn này có thể khéo hàng phục hết thảy nghiệp ma.
Này Hải Ý! Tất cả tạng báu Tổng trì vô tận có thể chứa giữ tất cả pháp, pháp đó đều lưu xuất từ trong Ấn cú. Lại nữa, tám vạn bốn ngàn môn Tam Ma Địa môn cùng nhập khắp nơi tám vạn bốn ngàn tâm hành của chúng sinh. Một ngàn môn Ba la mật đều từ Ấn cú như vậy mà lưu xuất ra, nhưng Ấn cú ấy vẫn tùy nhập nơi mọi pháp môn đó.
Lại nữa, Hải Ý! Sao gọi là Kim Cang cú?
Nghĩa là chính tự thân là Kim Cang cú, vì tự tánh không phân biệt.
Này Hải Ý! Kim Cang cú này chọn lựa ở trong các kiến mà chuyển hóa vô minh, vì Kim Cang cung kính này, thể nhập nơi các Minh.
Kim Cang cú này nhận biết khắp ở trong các đối tượng duyên mà chuyển hóa biên vực của năm vô gián, đó là Kim Cang cú, vì không bình đẳng gia hạnh. Kim Cang cú này biết khắp các gia hạnh mà chuyển hóa cõi tham, ấy là Kim Cang cú, vì bình đẳng lìa cõi tham.
Kim Cang cú này là bình đẳng ở nơi tham lìa tham mà chuyển hóa cõi sân, đó là Kim Cang cú vì cõi từ bình đẳng. Kim Cang cú này phá các cõi sân, si, đó là Kim Cang cú vì ánh sáng của tuệ bình đẳng. Kim Cang cú này khai mở minh tuệ cho một chúng sinh và tất cả chúng sinh, đó là Kim Cang cú vì bình đẳng vào khắp mọi chúng sinh.
Kim Cang cú này tùy duyên biết rõ tự tánh của chúng sinh, tâm của một chúng sinh là tâm của tất cả chúng sinh, đó là Kim Cang cú vì thể nhập vô tâm. Kim Cang cú này tùy duyên biết rõ tự tánh của tâm một Đức Phật là tất cả Đức Phật, xưa nay sáng tỏ, đó là Kim Cang cú vì vào khắp chân như bình đẳng.
Kim Cang cú này tùy cơ biết rõ tánh trí bình đẳng của một cõi nước là tất cả cõi nước, đó là Kim Cang cú vì vào khắp vô tận cõi nước. Kim Cang cú này tùy duyên biết rõ hư không bình đẳng, tất cả pháp là một pháp, đó là Kim Cang cú vì vào khắp tất cả pháp tánh bình đẳng.
Kim Cang cú này tùy duyên biết rõ pháp môn bất nhị, tất cả pháp là pháp Phật, đó là Kim Cang cú vì ở nơi tất cả chốn, trí tuệ đều tùy thuận thể nhập lãnh hội. Kim Cang cú này tùy duyên biết rõ định Kim Cang dụ, sự nghiệp quân ma là sự nghiệp của Chư Phật, đó là Kim Cang cú vì vào khắp các ma nghiệp tùy cơ thức tỉnh.
Kim Cang cú này siêu vượt tất cả ma sự, tất cả ngữ ngôn là ngữ ngôn Như Lai, đó là Kim Cang cú vì vào khắp tất cả âm thanh, tùy duyên biết rõ. Kim Cang cú này tùy duyên biết rõ pháp bất khả thuyết, vì tất cả pháp là vô sinh, đó là Kim Cang cú vì thể nhập vô diệt.
Kim Cang cú này là siêu vượt nẻo sinh, lão, bệnh, tử vì tất cả pháp là không khởi, đó là Kim Cang cú vì thể nhập sự không dừng nghỉ. Kim Cang cú này có thể tùy chuyển nơi các pháp tịch diệt.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Xuất Diệu - Phẩm Mười Sáu - Phẩm Tạp - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - ðại Kinh Sakuludayi - Phần Hai Mươi Bốn - Lậu Tận Thông
Phật Thuyết Kinh Phật Danh - Phần Hai Mươi Chín
Phật Thuyết Kinh Dục Phật Công đức
Phật Thuyết Kinh Hiền Ngu - Phẩm Mười Tám - Phẩm Cúng Dường Bảy Bình Vàng
Phật Thuyết Kinh Bi Hoa - Phẩm Năm - Phẩm Bố Thí Ba La Mật - Phần Ba