Phật Thuyết Kinh Nhuy Tứ Gia - Phẩm Bảy - Phẩm Ma Ha Mạn Trà La
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thí Hồng Lô Khanh, Ðời Tống
PHẬT THUYẾT
KINH NHUY TỨ GIA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Thí Hồng Lô Khanh, Ðời Tống
PHẨM BẢY
PHẨM MA HA MẠN TRÀ LA
Tiếp theo, vào lúc sáng sớm, tự mình nên niệm tụng, mặc áo sạch mới. Đối với Chân Ngôn đã dùng ở Mạn Trà La, trước tiên nên tụng cho thuần thục rồi đến ở chốn ấy.
Trước hết dùng biện sự Chân Ngôn trì tụng vào nước thơm rưới vảy, trở lại dùng Chân Ngôn này trì tụng vào sợi dây ngũ sắc, được tướng của điềm tốt thì mới có thể bện dây. Nói màu trắng, màu đỏ, màu vàng, màu xanh, màu đen như màu của sợi dây ấy, màu sắc tô vẽ cũng thế.
Đầu tiên nên quy mệnh Tam Bảo, tất cả các Tôn cùng với cúng dường. Sau đó giăng dây, bắt đầu từ phương Đông, A Xà Lê ấy ở góc Đông Nam, tay cầm sợi dây ấy, đứng hướng mặt về phương Bắc. Người cầm sợi dây ấy ở góc Đông Bắc hướng mặt về phương Nam, ghi nhớ chọn lấy phần lượng.
Lại khiến người ấy nhiễu theo bên phải đến góc Tây Nam đứng hướng mặt về phương Đông. A Xà Lê ấy chẳng dời khỏi chỗ của mình bản xứ chỉ chuyển thân theo bên phải, đứng hướng mặt về phương Tây… cũng chọn lấy phần lượng.
A Xà Lê ấy tự mình cũng nhiễu theo bên phải đến ở góc Tây Bắc, đứng hướng mặt về phương Nam. Đệ tử ấy chẳng dời khỏi chỗ của mình, chỉ chuyển thân theo bên phải, đứng hướng mặt về phương Bắc… cũng chọn lấy phần lượng.
Lại đệ tử ấy cũng nên nhiễu theo bên phải đến góc Đông Bắc, đứng hướng mặt về phương Tây. A Xà Lê ấy chẳng dời khỏi chỗ của mình, chỉ chuyển thân theo bên phải, đứng hướng mặt về phương Đông… cũng chọn lấy phần lượng.
A Xà Lê ấy trụ ở góc Đông Nam với góc Tây Bắc rồi cân nhắc hai phương. Góc Đông Bắc với góc Tây Nam ấy là chỗ trụ của đệ tử ấy.
Bốn phương định xong, lại cân nhắc liệu lường ràng quấn góc cho chính đúng.
Lại lượng ở trung tâm. Trên trung tâm ấy đóng một cây cọc ngắn quyết tử. Ở bốn góc bên ngoài đều đặt một cây cọc. Viện thứ hai với viện trong cùng tối nội viện đều đặt một cây cọc ở bốn góc. Từ lượng của nội viện đến ở ngoại viện thì mỗi mỗi giảm bớt một nửa. Vòng quanh viện ấy chỉ dùng màu trắng một lối đi để giới hạn.
Mạn Trà La kia lại có ba lớp, cũng có bốn lớp, cũng có nhiều lớp. Viện ngoài cùng tối ngoại viện rộng mở một cửa, cũng có mở bốn cửa như vậy kèm theo có chỗ ngoặt của cửa.
Phàm phần của Mạn Trà La chỉ mở một cửa, nhưng trung viện ấy nhất định mở bốn cửa. Người ra vào dùng cửa Tây ấy, hoặc y theo bản pháp tuỳ theo thuyết ra vào. Giả sử có mở bốn cửa như vậy thì thiết yếu dùng màu trắng làm ba cửa ấy.
Như vậy Viện của ba lớp, tất cả Mạn Trà La nên làm như vậy, còn lại viện vâu quanh dựa theo đây nên biết.
Tất cả Bản Tôn đặt ở nội viện, thứ tự các tôn để ở viện thứ hai, Chư Thiên hộ thế nên để ở Ngoại Viện. Đây là Pháp Đô Thuyết Mạn Trà.
Hoặc như Bản Pháp y theo an trí ấy, khiến Đồng Nữ se bện sợi dây giăng giới đạo, tròn bền tinh khiết cùng với kín chắc. Năm màu của sợi dây ấy, nên dùng nhóm vải lụa với Hồ Ma mà làm.
Chọn lấy cây có chất nhựa như sữa nhũ mộc làm cây cọc ngắn, đầu như Kim Cương, Chân Ngôn trì tụng, hướng phần đầu ló ra lên trên, đóng xuống vào lòng đất, ở Mạn Trà La tuỳ theo phương mà đóng. Thứ tự nên biết.
Khi nương theo sợi dây, nếu hiện tướng xấu ác tức chẳng thành tựu sợi dây ấy nếu bị đứt thì Tôn Giả sẽ chết.
Sợi ây ấy thô mịn chẳng tròn trịa tức có bệnh hoạn.
Nếu như mê mờ phương hướng mà làm pháp thời đệ tử đều bị điên cuồng.
Thế nên cần phải khéo biết phương sở. Như pháp giới đạo, như Pháp An Trạch đã nói thứ tự, y theo điều ấy mà làm pháp.
A Xà Lê ấy trước tiên thỉnh Chúng Tăng, tuỳ theo sức cúng dường. Lại nữa, sắp đặt khiến các đệ tử cúng dường Chúng Tăng, hoặc thỉnh Tăng theo thứ tự tuổi Hạ mà làm cúng dường với cúng Như Lai, ban bố vật cho đại chúng, sau đó qua giờ Ngọ dùng nhóm Am Ma Lặc… tôn với đệ tử trì tụng Quân Trà Lợi Chân Ngôn, như pháp tắm gội.
Tắm gội xong, mặc áo sạch mới, tâm niệm Quân Trà Lợi Tôn, đem các vật cúng dường, dùng tâm đại từ đi đến Mạn Trà La, ở chỗ ấy bày biện cúng như pháp, đầy đủ ứng với các yếu kiến sự tỏ rõ thiết yết
A Xà Lê ấy duyên với hết thảy việc pháp của Mạn Trà La. Trước tiên nên thuần thục, dùng phân với nước tiểu của bò xoa bôi Mạn Trà La. Tiếp theo dùng nước thơm rưới vảy đất ở bốn mặt, cũng dùng phân bò xoa bôi với rải nước khiến cho rất ưa thích, rải các hoa thơm đẹp. Tiếp theo dùng mành, trướng giăng chung quanh chỗ ấy, dựng đứng phướng phan, làm khắp màn che với đem mọi loại vật dụng cát tường trang nghiêm chốn ấy.
Một chỗ ở cửa Bắc của Mạn Trà La, trước tiên dùng Quân Trà Lợi Chân Ngôn tịch trừ các nạn, để các vật cúng, trì tụng mà hộ cùng với sái tịnh rưới vảy cho sạch sẽ, tự làm Hộ Thân với hộ bốn phương. Ngày chính, một thời đội sợi dây ấy trên đỉnh đầu, nếu được tướng tốt thì tâm vui vẻ bắt đầu làm pháp. Hoặc nếu chẳng được tướng tốt xấu thiện ác thì dùng tâm không nghi ngờ, quy mệnh các Tôn trong ba bộ, từ từ làm pháp.
Hoặc nếu luôn luôn hiện tướng chẳng tốt, ắt chẳng thành tựu, đừng nên làm. Nếu gượng ép làm để trừ nạn thì nên làm làm Pháp Tức Tai Hộ Ma. Dùng bơ với củi đều dùng một trăm biến mà làm Hộ Ma. Ở trong Phật Bộ, dùng Phật Nhãn Chân Ngôn.
Ở Liên Hoa Bộ dùng Gia Du Mạt Để Chân Ngôn. Ở Kim Cương Bộ dùng Mãng Ma Kế Chân Ngôn đều làm Tức Tai Hộ Ma. Có điều Mãng Ma Kế ấy thông với Mẫu của ba Bộ, thế nên ba Bộ cùng dùng được.
Hộ Ma xong, liền hiến Át Già. Vật khí ấy làm bằng vàng, hoặc bạc, đồng đã được tôi luyện, vật báu, cây, đá, sành sứ… như Pháp mà làm, chứa đầy nước thơm với dùng hoa trắng, trì tụng Chân Ngôn, tay cầm Át Già dùng hương đốt xông ướp, quỳ gối phải sát đất, bưng cầm ngang trái tim, dùng cung kính sâu xa, tụng Căn Bản Chân Ngôn mà phụng hiến.
Tiếp theo hiến hoa trắng với hương thơm tốt, y theo hương xoa bôi, hương đốt mà các Mạn Trà La đã dùng. Đừng dùng thân phần của hữu tình cùng với quặng mỏ màu tím, chỉ dùng hương thơm tốt.
Phàm nước cần dùng, đều nên lọc sạch cho thanh tịnh.
Hương xoa bôi với hương thiêu đốt ấy, dùng hương một màu là tối thắng.
Hoa cần phụng hiến, dùng hoa thơm màu trắng sinh ở trên bờ, dưới nước… là tối thắng.
Tiếp theo nên gọi đệ tử cùng làm Hộ ấy với rưới vảy nước thơm đều khiến ở một chỗ, theo thứ tự mà ngồi A Xà Lê ấy trước tiên chuyển bát nhã, chí thành quy mệnh tất cả các Tôn với dùng tâm quán. Sau đó mới đứng dậy mà tô vẽ.
Dùng năm thứ kim loại làm màu tô vẽ thì rất ư thắng thượng, hoặc dùng năm loại báu. Nếu không có năm thứ kim loại với năm loại báu liền dùng bột gạo tẻ, số màu như lúc trước, cần phải mịn nhỏ. Hoặc dùng bột đá.
Màu sắc dùng tô vẽ, tổng cộng có bốn loại là: Kim loại, vật báu, gạo tẻ với bột đá.
Phàm các Mạn Trà La nên dùng màu sắc. Nếu chẳng chuẩn bị được nhóm màu sắc này thì nên thiêu đốt đất làm màu đỏ, than làm màu đen, bột Đại Tiểu Mạch làm màu sắc còn lại.
Nếu cần làm gấp rút với toái phục Quỷ Mỵ kèm làm Pháp Giáng Phục thì nên dùng tro làm Mạn Trà La. Đối với các màu tô vẽ thì ba màu của năm thứ kim loại, năm loại báu, bột gạo tẻ… tuỳ chỗ cần dùng đều tự làm bậc thượng.
Nếu làm Tam Ma Gia Mạn Trà La thì nên dùng năm thứ kim loại.
Nếu làm Quán Đỉnh Mạn Trà La thì nên dùng năm loại báu.
Nếu làm Tức Tai thì nên dùng bột gạo tẻ.
Nếu làm Tăng Ích thì nên dùng màu bột đá.
Nếu làm Giáng Phục thì nên dùng tro.
Đây gọi là nhóm tướng sai biệt của màu sắc tô vẽ. Từ góc Đông Bắc tô vẽ màu sắc khiến cho thật ngay thẳng, nhiễu theo bên phải mà an bày, đừng để bị cách đoạn. Đường giới hạn của màu sắc ấy, hoặc có thô kệch, nhỏ mịn. Hoặc lại bị chặt đứt với chẳng ngay ngắn thì mọi loại nạn dấy lên. Thế nên cần phải ân cần an bày màu sắc.
Phàm cửa ở các phương, cần yếu nên mở ở giữa.
Nói là: Cân nhắc chín phần thì tám phần ấy đều chọn lấy bốn phần để làm hai bên, chọn một phần chính giữa mà mở làm cửa. Cửa ra vào ấy, dần dần nên làm rộng. Ngay các cửa khác, dùng bột màu trắng tạo then đóng cửa. Chỗ then đóng cửa ấy hơi hướng cong bên ngoài, hoặc để Ấn của cửa môn ấn để đóng cửa ấy, hoặc để Hộ Phương Ấn Khế ấn khế bảo vệ phương hướng.
Đài chính giữa trung đài với Nội Viện nên dùng năm màu mà làm lối đi giới hạn. Viện thứ hai nên dùng ba màu. Viện thứ ba chỉ dùng màu trắng làm lối đi giới hạn. Ngoài ra, có dùng tro làm Mạn Trà La đều là một lối đi.
Ba lớp Viện ấy mỗi mỗi đều chia làm ba lối đi, phần lượng dài rộng khiến thật ngang bằng ngay thẳng. Các Pháp Mạn Trà La ở trong ba Bộ đều nên như vậy. Hoặc y theo Bản Pháp, hết thảy phần lượng nên dựa theo điều ấy làm, nên để Viện của các Tôn.
Lại dùng phân bò xoa bôi với rưới vảy ngũ tịnh sữa, váng sữa đặc, bơ, nước tiểu với phân của con bò vàng chưa rơi xuống đất, dùng Minh Vương Chân Ngôn trì tụng vào nước thơm, cũng lại rưới vảy làm sạch, rồi mới có thể vẽ Tôn.
Pháp vẽ Tôn ấy tổng cộng có ba loại, tuỳ chọn một chỗ làm Mạn Trà La. Một là vẽ hình tượng của Tôn, hai là vẽ Ấn ấy, ba là chỉ để toà ngồi ấy.
Nếu vẽ tượng. A Xà Lê cần phải có khả năng tốt để vẽ hình mạo ấy, mỗi mỗi như pháp: Thân phần, chi tiết đều nên tương xứng, hiển hiện rõ ràng tương xứng với Viện.
Tuỳ theo Bản Pháp ấy nói hình tượng: Giận, vui, ngồi, đứng… mỗi mỗi tương ứng, đầy đủ mà làm, đừng để khuyết thiếu. Đem tượng mạo của các Thánh Tôn ấy an trí. Đây gọi là pháp vẽ hình tượng.
Nếu vẽ chẳng tuyệt diệu thì nên để Khế Ấn. Giả sử có thể vẽ tất cả các tướng, mỗi mỗi đầy đủ thì khó thể được thành, dầu người muốn làm nhưng thời phần bị đình trệ lâu, phần lớn làm hình tượng cũng lại chẳng khéo, tướng mạo chẳng đủ, tức không có linh nghiệm với chẳng thành tựu. Chính vì thế cho nên để Khế Ấn ấy, hoặc chỉ nên vẽ hình tượng Chủ Tôn của ba Bộ mà để, ngoài ra làm Khế Ấn.
Khế Ấn của Thiên Tôn tức là Phật Đỉnh, dùng tâm trì tụng Chân Ngôn ấy.
Dùng màu trắng vẽ Khế Ấn của Quán Thế Âm Tự Tại tức là hoa sen.
Khế Ấn của Chấp Kim Cương ấy tức là Ngũ Cổ Bạt Chiết La chày Kim Cương có năm chia.
Các Tôn khác đều y theo Bản Pháp tự nói Khế Ấn.
Hoặc nếu chẳng được Bản Ấn ấy, thì nên để Khế Ấn của Bộ Chủ thảy đều thông dụng. Tuỳ theo Khí Trượng mà các Tôn ấy cầm nắm, tức là Ấn ấy.
Như vậy lược nói Khế Ấn của các Tôn, đừng nên hoài nghi, quyết định như vậy.
Khế Ấn của Lỗ Đát La Rudra ấy tức là Tam Cổ Xoa bén nhọn.
Khế Ấn của Phi vợ của Lổ Đát La ấy tức là hình Bát Trí Sa.
Khế Ấn của Na La Diên Nārāyaṇa ấy tức là Luân Ấn.
Khế Ấn của Ma Ha Tư Na Mahā sena ấy tức là Sa Ác Để.
Khế Ấn của Phạm Thiên Vương Brahma deva rāja ấy tức là hoa sen.
Khế Ấn của Đế Thích Indra ấy tức là Bạt Chiết La chày Kim Cương.
Khế Ấn của Hoả Thiên Agni ấy tức là lò lửa.
Khế Ấn của Diêm Ma Yama ấy tức là Đàn Đà Bổng cây gậy đầu lâu.
Khế Ấn của Nê Lợi Đê Nṛtye ấy tức là cây đao lớn nằm ngang.
Khế Ấn của Long Vương Nāga rāja ấy tức là sợi dây.
Khế Ấn của Phong Thần Vương Vāyu devatā rāja ấy tức là phướng phan.
Khế Ấn của Đa Văn Thiên Vaiśravaṇa ấy tức là Già Đà bổng.
Khế Ấn của Ma Hề Thủ La Maheśvara ấy tức là Tam Cổ Xoa.
Khế Ấn của Địa Thần Pṛthīvī devatā ấy tức là Mãn Bình cái bình chứa đầy vật báu.
Khế Ấn của Nhật Sūrya Nguyệt Candra ấy tức là Tướng tròn đủ.
Khế Ấn của các Tôn ấy tức là nhóm Cát Tường vậy.
Tuỳ theo chỗ của Ấn ấy, mỗi mỗi mà làm. Nếu vẽ hình tượng, Khế Ấn với toà ngồi thì nên đầy đủ ba loại. Các Mạn Trà La giả sử chẳng nói thì dựa theo đây nên làm. Đây gọi là Pháp Khế Ấn.
Chỉ để toà ngồi. Toà ngồi của các tôn trong ba bộ đều làm hình tròn cùng tương ứng với viện, trong Chân Ngôn tụng ấy để một điểm. Từ các Tôn khác hoặc tròn hoặc vuông đều tụng Chân Ngôn của nhóm ấy, bên trong để một điểm. Tôn ở Ngoại Viện ấy chỉ hô danh hiệu, chỉ để một điểm, cũng không có vuông tròn. Như vậy xong rồi, mới làm phụng thỉnh.
Đây gọi là Pháp an toạ thứ ba.
Nếu làm việc gấp rút mà sức chẳng theo kịp thì nên làm Toạ Mạn Trà La, hoặc làm Pháp Mạn Trà La một, hai, ba. Chủ của ba Bộ ấy, vẽ hình tượng ấy, các nhóm Tôn khác chỉ để Khế Ấn. Các Tôn của Ngoại Viện chỉ để toà ngồi. Dựa theo đây nên biết.
Pháp một, hai, ba. Đây gọi là Pháp Mạn Trà La rộng lược thù thắng.
Trước kia đã nói pháp của hình tượng. Nếu chẳng đầy đủ, liền có các nạn dấy lên, cuối cùng nơi chốn thứ ba thảy đều trống rỗng, cũng chẳng được tốt. Khế Ấn ở khoảng giữa chẳng phải là lỗi phi quá, chẳng phải là trống rỗng phi không, rất là vi diệu, như pháp cúng dường đều có linh nghiệm, cũng lại dễ làm, hay biểu thị cho Tôn ấy. Thế nên ân cần nên dùng Khế Ấn làm Mạn Trà La.
Ở bên dưới toà của Đức Phật để Vô Năng Thắng Aparājita, bên phải để bản Bộ Mẫu. Giả sử nơi Mạn Trà La ấy chẳng nói, ắt nên an trí. Ở bên trong, nếu có chỗ trống khỗng, không có vị trí của Tôn Tôn vị thì nên để một cái bình, trên bình để rương kinh Bát Nhã với đọc Kinh ấy.
Bên dưới Quán Tự Tại Avalokiteśvara để Mã Đầu Bồ Tát Hayagrīvabodhisatva, bên phải để Bản Bộ Mẫu. Giả sử ở đấy chẳng nói, cũng nên an trí.
Ở bên dưới Chấp Kim Cương Vajra dhāra để Quân Trà Lợi Kuṇḍali, bên phải để Mãng Ma Kế Mẫu Māmaki.
Bên cửa Tây ấy để Nan Đà Bạt Nan Đà Long Vương Nanda nāga rāja và Upananda nāga rāja.
Bên ngoài Mạn Trà La, một chỗ ở cửa Tây có cái nhà ngang chái nhà, mái nhà đối diện với cửa, nên để Ha Lợi Đế Mẫu Hārītī.
Ở tất cả cửa để Bạt Chiết La Vajra: Chày Kim Cương với để Kim Cương Quyến Sách Vajra pāśa: Sợi dây Kim Cương… tuỳ theo Ấn Khế của Phương, khiến rất đáng sợ.
Ở Viện thứ ba của Mạn Trà La, mặt Bắc an trí nhóm của Tướng Ma Ni Bạt Đa La Maṇi bhadra: Bảo Hiền với các Dược Xoa kính tín.
Bên ngoài Mạn Trà La, ở một chỗ của cửa Đông, để riêng báu Phật, Pháp, Tăng như Pháp cúng dường. Giả sử ở đấy chẳng nói, cũng nên an trí.
Ở Viện thứ ba của Mạn Trà La, mặt Đông để Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Maṃjuśrī bodhisatva, Đại Thế Chí Bồ Tát Mahā sthama prāpta bodhisatva, Phật Trưởng Tử Bồ Tát, Hư Không Tạng Bồ Tát Ākāśa garbha bodhisatva, Thành Tựu Nghĩa Bồ Tát Siddhārtha bodhisatva, Vô Cấu Hạnh Bồ Tát Nirmala caryābodhisatva, Di Lặc Bồ Tát Matreya bodhisatva, một ngàn vị Bồ Tát đời HIền Kiếp. Giả sử chẳng nói, cũng nên an trí.
Mặt Nam của Viện ấy để Kim Cương Tướng Bồ Tát Vajra sena bodhisatva với Tô Ma Hô Bồ Tát Subahū bodhisatva, Đỉnh Hạnh Bồ Tát, Ma Hề Thủ La Maheśvara với Phi Bājñī: Vợ, nhằm chỉ người vợ có Đức Năng Sinh.
Phạm Vương Brahma rāja với Quân Xà La Trì Minh Tiên Vương Kuṇḍala vidya dhāraṛṣī rāja, Chất Đát La Ca Đà Trì Minh Tiên Vương, Chỉ Lợi Tri Trì Minh Tiên Vương, Bà Ma Tôn Mộ Lê Trì Minh Tiên Vương, Tô Lô Giả Na Trì Minh Tiên Vương, Chỉ Đát La Bà Nỗ Trì Minh Tiên Vương, Thành Tựu Nghĩa Trì Minh Tiên Vương. Giả sử chẳng nói, cũng nên an trí.
Mặt Tây của Viện ấy để chư Thần Ma Đát La Mātṛka, Thần Khư Na Bát Để Gaṇa pati, chư Thần Yết La Ha Grahā, La Hầu A Tu La Vương Rāhu asurarāja, Bà Trí Bà La Na Đà với Biến Chiếu A Tu La Vairocana asura, Long Vương của nhóm Bà Tố Chỉ Vaṣuki. Chư Thần như vậy, giả sử chẳng nói, cũng nên an trí.
Mặt Đông của Viện ấy là Đế Thích Indra, để Bạt Chiết La Ấn Vajra mudra cùng với Chư Thiên quyến thuộc và Tịnh Cư Thiên Śuddhāvāsa deva.
Nhật Nguyệt Thiên ấy ở hai mặt Đông Tây, an trí Ấn Tướng ấy, làm Mạn Trà La hình tròn, mặt trời màu đỏ, mặt trăng màu trắng.
Ở phương Đông Nam để Hoả Thần Ấn Agni mudra với chư Tiên Rṣī, chúng Dược Xoa yakṣa.
Ở phương Nam ấy để Đàn Trà Ấn Daṇḍa mudra cùng các quỷ đói Preta vây quanh.
Ở phương Tây Nam ấy để Đại Đao Ấn Mahā khaḍga mudra cùng các La Sát Rākṣasa vây quanh.
Ở phương Tây ấy để Quyến Sách Ấn Pāśa mudra cùng các hàng Rồng Nāga vây quanh.
Ở phương Tây Bắc để Kỳ Phan Ấn Dhvaja ketu mudra cùng các Phong Thần Vāyu vây quanh.
Ở phương Bắc ấy để Già Đà Ấn Gaḍa mudra cùng các Dược Xoa vây quanh.
Ở phương Đông Bắc ấy để Thâu La Ấn Śūla mudra cùng các quyến thuộc Bộ Đá Bhūta vây quanh.
Ở phía Bắc của cửa Tây để Hạ Phương Bình Ấn ấy cùng các A Tu La Asura vây quanh.
Như vậy an trí Hộ Phương Thần xong đều kèm với quyến thuộc, như pháp cúng dường.
Ở Viện thứ hai để Như Lai Hào Tướng Tôn Tathāgata ūrṇa, Như Lai Xá Ác Để Tathāgata śakti, Luân Vương Phật Đỉnh Uṣṇīṣa cakra vartin, Siêu Thắng Phật Đỉnh Abhyudgata uṣṇīṣa, Như Lai Nhãn Tôn Tathāgata netra với để Như Ý Bảo Tràng Ấn kèm các Sứ Giả Ceṭa với Vô Năng Thắng Aparājita. Nhóm Tôn như vậy thảy đều an trí hai bên trái phải của Đức Phật.
Gia Du Mạt Để Tôn Yaśo mati, Đại Bạch Tôn Mahā śveta, Bàn Thản La Bà Ti Nê Tôn Paṇḍara vāsiṇī, Mã Đầu Tôn Hayagrīva, Nhất Kế Tôn Ekajaṭa, Đa La Tôn Tāra, Triệt Lật Tôn Bhṛkuṭī, Đại Cát Tường Tôn Mahā śrī, Viên Mãn Tôn Pūrṇa. Nhóm Tôn như vậy để ở hai bên trái phải của Quán Tự Tại Avalokiteśvara.
Kim Cương Câu Tôn Vajrāṃkuśa, Kim Cương Quyền Tôn Vajra muṣṭi, Tốn Bà Minh Vương Sumbha vidya rāja, Quân Trà Lợi Phẫn Nộ Tôn Krodhakuṇḍali, Bát Thản Ni Cật Niết Bà Tôn, Kim Cương Bôn Bát Tôn, Kim Cương Bổng Tôn Vajra gaḍa, Bất Tịnh Phẫn Nộ Tôn. Nhóm Tôn như vậy để ở hai bên trái phải của Chấp Kim Cương.
Phàm làm tất cả Mạn Trà La đều nên an trí nhóm Tôn như vậy. Nếu chốn ấy chẳng đầy đủ, liền nên an trí, ngoài ra chẳng nói các Tôn của ba Bộ. Lại nên tuỳ ý an trí các Tôn mà ý ưa thích.
Viện thứ ba ấy cũng lại như vậy, Ở bên ngoài Mạn Trà La, phương Đông với phương Nam Bắc đều để một toà ngồi, dùng tâm quán sát các Tôn của ba Bộ, đều tuỳ theo phương ấy đều thỉnh cúng dường với dùng Át Già mà phụng hiến, đều tụng Bộ Chủ Chân Ngôn của Bộ ấy.
Toà ngồi ở phương Đông ấy an trí Phật Bộ Buddha kulāya, toà ngồi ở phương Bắc ấy an trí Liên Hoa Bộ Padma kulāya, toà ngồi ở phương Nam ấy an trí Kim Cương Bộ Vajra kulāya. Như vậy tất cả các Tôn kèm các Sứ Giả của ba Bộ… đều nên phụng thỉnh, như pháp cúng dường, đều sinh vui vẻ.
Ở phương Tây ấy cũng để một toà ngồi, phụng thỉnh tất cả Thiên Thần, như lúc trước cúng dường.
Nếu làm Tức Tai Mạn Trà La nên để Tam Bảo với các Bồ Tát, hàng Trời Tịnh Cư.
Nếu làm Tăng Ích Mạn Trà La nên để Minh Tôn với Chân Ngôn Tôn, các hàng Đại Uy Đức, Dược Xoa kính tín.
Nếu làm Giáng Phục Mạn Trà La nên để các Tôn Phẫn Nộ với hàng Sứ Giả, các Mãnh Hại Tôn.
Phàm Mạn Trà La đều cần phải làm pháp của ba việc, thế nên cần phải để ba loại Tôn. Tối Nội Viện ấy nếu không có chủ thì nên để Tượng của Bát Nhã Ấn. Ở bên phải của cửa Nội Viện để một cái rương sạch, bên trên để tráp Kinh Bát Nhã.
Hoặc ở phương Đông Nam để lò lửa, hoặc tuỳ theo việc tương ứng mà để lò lửa, an trí các Tôn dựa theo đây nên biết.
Nếu ở Phật Đường hoặc ở bên trong hang động cùng với bên trong cát Thất, hoặc chỗ chật hẹp thì tuỳ ý an trí Mạn Trà La đã làm.
Nếu làm Thành Tựu Mạn Trà La thì chẳng nên làm ở bên trong hang động cùng với chỗ chật hẹp. Nếu cưỡng làm liền bị tổn hại.
Phàm làm Mạn Trà La, ở đất lộ thiên là hơn hết. Nếu ở Thần Miếu cùng với cái Thất lớn thì làm cũng được.
Chốn ấy nếu có cây ngắn với gốc rể, đá lớn với cây thì cần thiết nên trừ bỏ. Nếu trừ chẳng được thì nên làm Pháp Tức Tai để trừ bỏ lỗi ấy.
Lại vật của nhóm cây, gạch, đá… nếu tại viện thứ hai, viện thứ ba thì nên làm pháp trừ. Nếu ngay Nội Viện thì nên vứt bỏ chỗ ấy.
Phàm đất của Mạn Trà La, dùng nước thơm rưới vảy làm sạch sẽ. Nếu trên núi thì người làm đừng nhìn thấy lỗi chẳng bằng phẳng. Nếu đất bằng phẳng thì người làm đừng nhìn thấy có lỗi.
An trí các Tôn, Bản Vị với phương hướng. Nếu rưới vảy thì nên làm pháp tức tai để trừ bỏ lỗi ấy. Nhưng Viện thứ hai ắt chẳng được sai lầm, thế nên vẽ vị trí xong rồi, an tâm nhìn khắp. Nếu có chỗ sai lầm liền nên sửa lại. Tôn niệm tụng của mình cùng với Tôn niệm tụng của đệ tử thì tuỳ theo bản vị, dốc ý an trí.
Nếu có đệ tử đáng được quán đỉnh thì nên làm thềm bậc vuông vức, nơi quán đỉnh dùng màu trắng làm thềm bậc, lối đi ấy. Lại dùng năm màu làm hoa sen, hoặc làm hình ấy mà an trí. Chỗ làm thức ăn, dùng màu trắng làm lối đi giới hạn giới đạo, hết thảy thức ăn uống đều để một chỗ, hết thảy các vật cúng của nhóm phướng, phan, bình… cũng dùng lối đi giới hạn màu trắng chỗ ấy mà an trí.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Huyễn Sĩ Nhân Hiền - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh Tô Ma Hô đồng Tử Thỉnh Hỏi - Phần Ba - Tô Ma Hô Thỉnh Hỏi Tướng Của Pháp
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Hai Mươi Chín - Kinh Người Nghèo đốt áo
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh ăn Củ Rễ
Phật Thuyết Kinh Nhân Duyên Chấm Dứt đấu Tranh
Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Thiện Xảo Phương Tiện - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tứ Thập Nhị Chương - Chương Mười Ba - Hỏi Về đạo Và Túc Mạng
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Bất Tập Cận - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Diệu Cát Tường Bình đẳng Tối Thượng Quán Môn đại Giáo Vương - Phần Sáu