Phật Thuyết Kinh Quán Sát Chư Pháp Hạnh - Phẩm Ba - Phẩm Tiên Thế Cần Tương ứng - Phần Một

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Xà Na Quật Đa, Đời Tùy

PHẬT THUYẾT KINH

QUÁN SÁT CHƯ PHÁP HẠNH

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Xà Na Quật Đa, Đời Tùy  

PHẨM BA

PHẨM TIÊN THẾ CẦN TƯƠNG ỨNG  

PHẦN MỘT  

Lúc bấy giờ, Đại Bồ Tát Hỷ Vương cùng ba mươi ngàn vị Bồ Tát nghe những sự phá diệt của chánh pháp lâu sau năm mươi năm đời mạt thế như trên đây thì trào nước mắt, thân thể rúng động, nổi da gà, toát mồ hôi, liền đứng dậy, chỉnh lý một vai áo, gối phải quì xuống đất, hướng về Đức Phật chắp tay.

Cùng nghẹn ngào mà bạch Đức Phật rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Chúng con về sau năm mươi năm đời mạt thế, lúc chánh pháp tiêu mất, lúc trong đó đại ách đến, lúc mỗi mỗi đều tan nát, lúc người nói pháp bị bức thiết, lúc biến trí diệt, lúc bạch pháp tan, lúc rỗng không vô mạng, lúc chánh pháp giáo phá diệt.

Lúc bài báng chánh pháp, lúc ngôn ngữ thiếu trí hiện lên, lúc tạp thoại chung ở dẫy đầy, lúc dùng việc ác tìm sự sống, lúc mỗi mỗi hành động chẳng khen ngợi, lúc nghiêm trượng, nghi thức trang nghiêm của ma xí thạnh, lúc trong đó chuyển bức não lớn…

Thưa Đức Thế Tôn! Chúng con bỏ thân mạng mình và bỏ những niềm vui tri thức, như con tê ngưu loài tê giác ra đi, hoặc trong rừng, hoặc trong rừng nhỏ, lìa khỏi các ái trước.

Chúng con ở chỗ những Kinh như thế này, chọn lấy trí Như Lai, đạt đến trí đại pháp thể, tàng chứa chủng tính, chẳng làm điên đảo hạnh sở ấn, nhiếp lấy vô lượng căn lành và Kinh Đà La Ni đã được ấn khả, đả phá các luận ngoại đạo.

Thuận giác Biến trí, nhiếp lấy chánh pháp, thị hiện những niềm vui của chúng sinh. Chúng con đều sẽ ghi chép, đọc tụng, thọ trì, giảng nói Kinh này.

Thưa Đức Thế Tôn! Chúng con chấp nhận chịu trụ ở Nê La Gia vì Kinh báu Tam Ma Địa này!

Chúng con cũng lại chẳng bỏ Như Lai, Pháp, Tăng và chẳng bỏ Vô Thượng Chánh Giác.

Lúc bấy giờ, những vị Đại Bồ Tát mà Ngài Hỷ Vương đứng đầu đó, đồng thanh một lòng ở trước Đức Phật và Chư Thiên cùng thế gian, nói lên tiếng rống sư tử Đại Pháp Vô Thượng xong, liền nói bài tụng ca này:

Ứng biết lòng chúng con

Như con muốn cầu Giác

Không có đèn sáng khác

Chỉ trừ đấng trượng phu

Lòng chúng con tự nhiên biết làu

Như con muốn cầu trí thắng Phật

Con trong ba hữu không chứng khác

Như người thắng mọi đức đến bờ.

Thân mạng đã bỏ đi

Không còn trên lưỡng túc hai chân

Trì tam muội này tốt

Về sau lúc hãi kinh sợ

Với thân chẳng yên, lìa mạng mình

Lợi lạc thân gần đều bỏ hết

Hành tam muội vô trần này được

Thì sau này khó có ác to.

Hoặc chẳng thể lường kiếp không bờ

Trụ Nê La Gia sợ ác khổ

Thọ trì vô trần Tam Ma Địa

Con sẽ chịu đựng trong mọi thời.

Khổ não như vậy không có bờ

Trụ Ta Bà, khốn không người hộ

Tam muội vô trần này trì thọ

Khổ ác hại con cam chịu cho.

Ở trong con kham nhẫn

Chẳng động bền tinh tấn

Con mời các chúng sinh

pháp thí vật chất chẳng xin

Mình lợi, chúng sinh lợi

Đồ cúng các của cải

Danh văn và khen chê

Con đã nhịn xả lìa,

Con thỉnh các sinh chúng

Thật pháp, vật chẳng cầu

Con sẽ rộng nói pháp

Chúng sinh pháp đủ no.

Đã có rồi thanh tịnh

Sẽ làm hạnh bồ đề

Sẽ tạo nghĩa lợi rộng

Vì xót thương sinh chúng.

Da, thịt và cả xương

Tủy, máu đều khô khan

Con sẽ chẳng lười biếng

Vì thấy khổ sinh chúng.

Da thịt và bạc bì da mỏng

Và máu, con khiến khô

Con nay thân phá tán

Chẳng sinh tiểu nhỏ tinh tấn

Thấy khổ chúng sinh này

Phải bệnh trong lo sợ

Sẽ khiến qua biển khổ

Không sợ trên đất yên.

Con trụ A Lan Nhã

Các ái đã lìa bỏ

Từ tưởng đã khắp đầy

Khiến không nóng, ban vui

Rừng nhàn A Lan Nhã

Ít tiếng ồn con dừng trụ

Xa lìa các tạp ngôn lời nói tạp

Kia vì ái, chẳng chung.

Con sẽ có ý từ ý lành

Cho chúng sinh vui vẻ

Cam lộ thắng dược ban cho

Được dược tính vui, bệnh tan.

Kia đã chẳng thuận học

Như đó lìa lời thật

Con sẽ trụ tu hành

Theo lời nói trong Kinh này.

Chúng con chẳng theo họ

Thuận học sở hạnh đó.

Nếu chẳng phải hạnh phàm phu

Chẳng thật lìa đạo chân

Chúng con sẽ luôn trụ

Trong tự cảnh thật ngữ.

Như Kinh này nói ra

Con sẽ có ý kia

Con sẽ chẳng phóng dật

Như điều biết Đức Phật.

Chúng sinh, sức ban cho

Ở trong con đi trước.

Con sẽ thường có chẳng phóng dật

Như thắng giả biết biến trí nhìn thấy

Trong các chúng sinh, con cho lực

Con sẽ đi trước trong trí Phật.

Đám cháy con rơi vào

Nếu ăn đồ ăn độc

Chẳng cúng dường tri thức

Chẳng nói Phật bồ đề.

Con vì pháp nên đọa trong lửa

Ăn đồ ăn độc con vào khổ

Lợi tri thức chẳng lại buộc ràng

Vô Thượng bồ đề chẳng tuyên dương

Ma La nhiều vô lượng

Tác ngại ở bên con

Các Ma La đã bỏ

Sẽ làm Vua thế gian thế chi đế

Ma La trăm ngàn chẳng thể lường

Ở trong, chúng vì con tác ngại

Không não phiền, con đều lìa xong.

Đời sẽ sinh nhánh Vua vô thượng.

Lại nữa, trong khi Đại Bồ Tát Hỷ Vương dùng tiếng rống sư tử để nói thì ba ngàn đại thiên Thế Giới này, sáu thứ chấn động, ánh sáng lớn soi khắp thế gian, các chúng sinh đều dùng hoa tung lên trong Hư Không nhiều chẳng phải một lần.

Chư Thiên có đến câu trí na do đa trăm ngàn người, phát ra tiếng khen lành, lại tấu lên vô lượng vô số cấu trí na do đa trăm ngàn âm nhạc và nói lên lời như vậy: Vị Đại Bồ Tát Hỷ Vương này, chẳng bao lâu nữa sẽ hướng về bồ đề Đạo Tràng, sẽ tạo được lời nói sư tử hống của Như Lai đúng như tiếng rống của Như Lai trước Chư Thiên và người đời.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn, ở chỗ của Đại Bồ Tát Hỷ Vương, ban lời khen lành rằng: Rất hay! Rất hay!

Này Hỷ Vương! Ông có khả năng nhiếp lấy chánh pháp, nói lời rống Đại Sư tử vô thượng này!

Như ông đã ở bên những Đức Phật Thế Tôn nhiều như cát Sông Hằng, nói tiếng rống sư tử như vậy.

Này Hỷ Vương! Hãy lắng nghe! Lắng nghe! Chánh niệm tác khởi ý! Ta sẽ vì ông nói về Đại Bồ Tát sở hữu nhiếp lấy chánh pháp đã sinh ra phước tụ.

Này Hỷ Vương! Ta nay vì ông đưa ra thí dụ. Ở trong thí dụ này có một bậc trượng phu trí giả biết được ý nghĩa của điều nói ra.

Này Hỷ Vương! Như trong phần phương Đông kia có những Cõi Phật nhiều như cát Sông Hằng, như vậy trong phần Nam phương, Tây Phương, Bắc phương và thượng phương, hạ phương, như vậy trong mười phương và trong chẳng chính phương đều có những Cõi Phật nhiều như cát Sông Hằng. Những cõi đó đều làm một vòng tường thành vây quanh.

Nhưng tường ấy đo lường đến bờ đỉnh mọi người đều cho là lớn. Dọc ngang trên đại thành báu đầy cây dây leo chằng chịt, đầu nhọn buộc vào trụ vững, chẳng gạt mà khiến cho bằng phẳng. Có một vị trượng phu khác sinh ra để phân chia riêng biệt cây dây leo ấy.

Nếu vị đó, tay phải nắm lấy những hạt cây dây leo, ném lên không. Những hạt ném ấy không rời ra mà chúng tụ lại thành một đám hạt dây leo lớn.

Cho đến khi có một ngọn gió thổi đến, như vậy đám hạt dây leo lớn đó bị xao động tan rã, văng đến trong mỗi một cõi Phật khắp mười phương.

Nhưng mỗi cõi Phật chỉ rơi xuống một hạt dây leo, nhất định không có hai. Đám hạt dây leo lớn sở hữu nói trên rơi hết vào các cõi mà mỗi một cõi chỉ rơi xuống một hạt.

Này Hỷ Vương! Ý ông thế nào?

Số cõi Phật đó có thể dùng phương tiện để biết được bờ cõi không?

Ngài Hỷ Vương đáp rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Chẳng thể được vậy! 

Thưa đấng Tu Già Đa! Chẳng thể được vậy! Chỉ có Đức Như Lai mới đạt được sự hiểu biết như vậy!

Đức Phật dạy rằng: Này Hỷ Vương! Nếu lại có vị Bồ Tát tín giải bố thí, ở những Cõi Phật nhiều vô lượng vô số, lại chẳng thể tính được, đem bảy báu chất đầy trong đó rồi dùng để ban cho.

Nếu có bất kỳ Bồ Tát tôn trọng chánh pháp nào mà nhiếp thọ chánh pháp, thậm chí chỉ trong một ngày đêm kham nhẫn vì khiến cho chánh pháp trụ thế lâu dài. Như vậy thì vị này phát sinh nhiều phước hơn vị ở trên kia.

Vì sao vậy?

Này Hỷ Vương! Vì vị ấy ở chỗ một Đức Như Lai nhiếp lấy chánh pháp rồi thì tức là đã ở chỗ những Đức Phật Thế Tôn quá khứ, vị lai và hiện tại mà được nhiếp thọ chánh pháp.

Này Hỷ Vương! Khi các báu xả bỏ thì chung lậu chung thủ lấy.

Này Hỷ Vương! Lại khi pháp thí thì vô lậu vô thủ, các khổ trở nên tiêu diệt.

Này Hỷ Vương! Do đó nên các ông phải tín giải pháp thí, chớ tín giải của cải thế gian. Các ông nên dùng pháp cúng dường để cúng dường cho ta, chớ dùng của cải thế gian để cúng dường, dùng pháp cung kính để cung kính ta, chớ dùng tài vật để cung kính.

Vì sao vậy?

Này Hỷ Vương! Vì bồ đề của các Đức Phật Thế Tôn từ pháp mà ra, chẳng do của cải mà ra.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần