Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Am La Nữ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
KINH AM LA NỮ
Tôi nghe như vậy!
Một thời, Phật trú tại Bạt Kỳ, du hành trong nhân gian, đến nghỉ trong vườn Am La, nước Tỳ Xá Ly. Bấy giờ có nàng kỹ nữ Am La nghe tin Đức Thế Tôn du hành từ Bạt Kỳ đến ở trong vườn Am La, liền sửa soạn đánh xe ra khỏi thành Tỳ Xá Ly, đến chỗ Thế Tôn cung kính cúng dường.
Khi đến cửa vườn Am La, xuống xe đi bộ, từ xa trông thấy Thế Tôn thuyết pháp cho đại chúng đang vây quanh.
Thế Tôn thấy nàng Am La sắp đến, bảo các Tỳ Kheo: Này các Tỳ Kheo, các ông nên tinh cần nhiếp tâm an trụ, chánh niệm, chánh trí. Nay có cô gái Am La đến, nên phải giáo giới các ông.
Thế nào là Tỳ Kheo tinh cần nhiếp tâm an trụ?
Nếu Tỳ Kheo nào đối với pháp ác bất thiện đã sanh thì nên đoạn trừ, phát khởi ý chí, phương tiện, tinh tấn, nhiếp tâm. Đối với pháp ác bất thiện nếu chưa sanh, thì đừng để sanh. Đối với pháp thiện chưa sanh thì nên làm cho phát sanh.
Nếu pháp thiện đã sanh, thì khiến an trụ không để mất. Tu tập đầy đủ, phát khởi ý chí, phương tiện, tinh tấn, nhiếp tâm. Đó gọi là Tỳ Kheo tinh cần an trụ nhiếp tâm.
Thế nào gọi là Tỳ Kheo chánh trí?
Nếu Tỳ Kheo nào trong những oai nghi tới, lui, thường theo chánh trí. Quay nhìn, trông, ngắm, co, duỗi, cúi, ngước, cầm y bát, đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, nghỉ, thức, nói, im lặng, đều an trụ với chánh trí. Đó là chánh trí.
Thế nào là chánh niệm?
Nếu Tỳ Kheo nào an trụ chánh niệm quán thân trên nội thân, tinh cần, phương tiện, chánh trí, chánh niệm, điều phục tham ưu thế gian. An trụ chánh niệm quán thọ, tâm, pháp trên pháp, tinh cần, phương tiện, chánh trí, chánh niệm, điều phục tham ưu thế gian.
Đó gọi là Tỳ Kheo chánh niệm. Cho nên, các ông hãy tinh cần nhiếp tâm an trụ, chánh niệm, chánh trí. Nay có cô gái Am La đến, nên phải giáo giới các ông.
Khi nàng Am La đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng lui qua một bên.
Bấy giờ, Thế Tôn vì người nữ Am La nói pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ, sau đó Ngài im lặng.
Nàng Am La sửa lại y phục đảnh lễ Phật, rồi chắp tay bạch Phật: Xin Thế Tôn và đại chúng nhận lời mời cúng dường trưa mai của con. Khi ấy, Thế Tôn im lặng nhận lời. Người nữ Am La biết Thế Tôn đã im lặng nhận lời, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi cáo từ về nhà mình, sửa soạn thức ăn, sắp xếp bàn ghế. Sáng sớm hôm sau cho người đến bạch Phật là đã đến giờ.
Bấy giờ, Thế Tôn và đại chúng cùng đi đến nhà người nữ Am La, an tọa xong. Lúc này người nữ Am La tự tay cúng dường các thứ đồ ăn thức uống. Sau khi thọ thực rồi, rửa tay, rửa bát xong, người nữ Am La đặt một cái ghế nhỏ ngồi trước Phật, nghe Phật nói pháp.
Bấy giờ, Thế Tôn vì người nữ Am La nói kệ tùy hỷ:
Bố thí, người yêu mến,
Được nhiều người theo mình.
Tiếng tăm ngày càng rộng,
Gần xa đều nghe hết.
Trong chúng thường hòa nhã,
Lìa keo kiệt, không sợ.
Cho nên trí tuệ thí,
Đoạn keo lẫn không còn.
Sanh lên Trời Đao Lợi,
Mãi mãi hưởng khoái lạc.
Suốt đời thường tu đức,
Vui chơi vườn Nan Đà.
Gồm trăm thứ nhạc Trời,
Năm dục đẹp lòng mình.
Kia khi ở đời này,
Được nghe Phật nói pháp.
Làm đệ tử Thiện Thệ,
Vui hóa sanh về đó.
Sau khi Thế Tôn vì người nữ Am La nói pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ xong, Ngài từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Vô Hy Vọng - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Lưu Chuyển Hữu
Phật Thuyết Kinh Sám Hối Lỗi Lầm Qua Lời Dạy Cho Tôn Giả Xá Lợi Phất
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Bốn - Phẩm Ngạ Quỷ - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Anh Lạc Hiện Tại Báo - Phẩm Mười Ba - Phẩm Thành Tựu đạo Quả