Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Bát Chủng đức

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:01 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống  

KINH BÁT CHỦNG ĐỨC

 

Tôi nghe như vậy!

Một thời, Đức Phật ở trong Vườn Trúc, khu Ca Lan Đà tại thành Vương Xá.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Ngựa tốt ở thế gian thành tựu được tám đức, theo ý muốn của người, đi đường nhiều ít.

Những gì là tám?

Sanh nơi quê hương của giống ngựa tốt. Đó là đức thứ nhất của ngựa tốt.

Lại nữa, thể tánh ôn hòa, không làm người kinh sợ. Đó là đức thứ hai của ngựa tốt.

Lại nữa, ngựa tốt không lựa chọn đồ ăn thức uống. Đó là đức thứ ba của ngựa tốt.

Lại nữa, ngựa tốt ghê tởm chỗ nhơ không sạch, chọn đất sạch để nằm. Đó là đức thứ tư của ngựa tốt.

Lại nữa, ngựa tốt luôn thể hiện tính tình thái độ nhạy cảm trước người huấn luyện, mã sư sẽ luyện tập cho nó bỏ những thái độ này. Đó là đức thứ năm của ngựa tốt.

Lại nữa, ngựa tốt khi đã đóng vào xe, sẽ không để ý những con ngựa khác. Tùy cỗ xe nặng nhẹ mà tận dụng sức lực của mình. Đó là đức thứ sáu của ngựa tốt.

Lại nữa, ngựa tốt thường theo đường chánh, không đi lạc đường. Đó là đức thứ bảy của ngựa tốt.

Lại nữa, ngựa tốt dù bị bệnh, hoặc già yếu vẫn gắng sức kéo xe không chán, không mệt. Đó là đức thứ tám của ngựa tốt. Cũng vậy, trượng phu trong chánh pháp luật cũng thành tựu được tám đức, nên biết đó là bậc Hiền Sĩ.

Những gì là tám?

Bậc Hiền Sĩ an trụ chánh giới, luật nghi Ba La Đề Mộc Xoa, có đủ oai nghi hành xử. Thấy tội vi tế thường sanh lòng sợ hãi, giữ gìn học giới. Đó là đức thứ nhất của trượng phu trong chánh pháp luật.

Lại nữa, trượng phu tính tự hiền thiện, khéo điều phục, khéo an trụ, chẳng làm phiền, không làm sợ hãi phạm hạnh khác. Đó là đức thứ hai của trượng phu.

Lại nữa, trượng phu đi khất thực, theo thứ lớp, tùy theo những gì nhận được, dù ngon hay dở, tâm vẫn bình đẳng, không hiềm, không đắm trước. Đó là đức thứ ba của trượng phu.

Lại nữa, trượng phu sanh tâm yểm ly các nghiệp ác nơi thân, miệng, ý, các pháp ác bất thiện, cùng các phiền não, chúng dẫn đến thọ nhận các báo khổ nhiệt não nhiều lần. Đối với sự sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não trong đời vị lai lại càng yểm ly. Đó là đức thứ tư của trượng phu.

Lại nữa, trượng phu nếu có lỗi lầm của Sa Môn, mà quanh co, không chân thật, hãy nhanh chóng trình lên Đại Sư và thiện tri thức. Đại Sư thuyết pháp chắc chắn sẽ trừ dứt. Đó là đức thứ năm của vị trượng phu.

Lại nữa, trượng phu tâm cầu học có đủ, nghĩ như vậy: Giả sử người khác có học hay không học, ta cũng phải học. Đó là đức thứ sáu của trượng phu.

Lại nữa, trượng phu thực hành tám chánh đạo, chẳng thực hành phi đạo. Đó là đức thứ bảy của trượng phu.

Lại nữa, trượng phu suốt đời nỗ lực tinh cần, không chán, không mệt. Đó là đức thứ tám của trượng phu. Trượng phu thành tựu tám đức như vậy, tùy thuộc vào sự thực hành của mình mà có thể tiến triển nhanh chóng.

Phật nói Kinh này xong, các Tỳ Kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường