Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Câu Hi La - Phần Hai

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:03 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống  

KINH CÂU HI LA   

PHẦN HAI  

Tôi nghe như vậy!

Một thời, Phật ở tại Vườn Trúc, khu Ca Lan Đà, thành Vương Xá.

Bấy giờ Tôn Giả Xá Lợi Phất, Tôn Giả Ma Ha Câu Hi La cùng ở trong núi Kỳ Xà Quật.

Buổi chiều sau khi từ thiền tịnh dậy, Tôn Giả Ma Ha Câu Hi La đến chỗ Tôn Giả Xá Lợi Phất, cùng nhau thăm hỏi, rồi ngồi lui qua một bên, nói với Tôn Giả Xá Lợi Phất: Tôi có điều muốn hỏi, nhân giả có rảnh để giải đáp cho chăng?

Tôn Giả Xá Lợi Phất trả lời: Tùy theo những gì nhân giả hỏi, nếu tôi biết, tôi sẽ trả lời.

Tôn Giả Ma Ha Câu Hi La hỏi Tôn Giả Xá Lợi Phất: Thưa Tôn Giả Xá Lợi Phất, thế nào, mắt kết buộc sắc, hay sắc kết buộc mắt?

Tai và âm thanh, mũi và mùi, lưỡi và vị, thân và xúc, ý và pháp.

Ý kết buộc pháp hay pháp kết buộc ý?

Tôn Giả Xá Lợi Phất trả lời Tôn Giả Ma Ha Câu Hi La: Chẳng phải mắt kết buộc sắc, cũng chẳng phải sắc kết buộc mắt, cho đến, chẳng phải ý kết buộc pháp, cũng chẳng phải pháp kết buộc ý.

Tôn Giả Ma Ha Câu Hi La, ở giữa hai cái đó, cái gì là dục tham thì cái đó là kết buộc.

Tôn Giả Ma Ha Câu Hi La, giống như hai con bò, một đen một trắng, cùng bị buộc vào một cái ách.

Có người hỏi, Bò đen buộc bò trắng hay bò trắng buộc bò đen?

Hỏi như vậy có đúng không?

Đáp: Không, Tôn Giả Xá Lợi Phất, chẳng phải bò đen buộc bò trắng, cũng chẳng phải bò trắng buộc bò đen.

Nhưng ở đây, hoặc là cái ách, hay là dây buộc cổ, là cái kết buộc chúng.

Tôn Giả Xá Lợi Phất nói: Cũng vậy, Tôn Giả Ma Ha Câu Hi La, chẳng phải mắt kết buộc sắc, cũng chẳng phải sắc kết buộc mắt, cho đến, chẳng phải ý kết buộc pháp, cũng chẳng phải pháp kết buộc ý. Ở đây dục tham kết buộc chúng.

Thưa Tôn Giả Ma Ha Câu Hi La, nếu mắt kết buộc sắc, hay nếu sắc kết buộc mắt và cho đến, nếu ý kết buộc pháp, hay nếu pháp kết buộc ý, thì Thế Tôn đã không dạy người kiến lập phạm hạnh để đoạn tận khổ.

Vì chẳng phải mắt kết buộc sắc, cũng chẳng phải sắc kết buộc mắt và cho đến, chẳng phải ý kết buộc pháp, cũng chẳng phải pháp kết buộc ý, nên Đức Thế Tôn dạy người kiến lập phạm hạnh để đoạn tận khổ.

Thưa Tôn Giả Ma Ha Câu Hi La, Thế Tôn khi mắt thấy sắc hoặc tốt, hoặc xấu, không khởi dục tham.

Còn những chúng sanh khác khi mắt thấy sắc hoặc tốt, hoặc xấu thì khởi dục tham. Cho nên Đức Thế Tôn nói hãy đoạn tận dục tham, thì tâm được giải thoát. Cho đến, ý và pháp lại cũng như vậy.

Bấy giờ, hai vị Chánh Sĩ đều hoan hỷ, mỗi người trở về chỗ của mình.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường