Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Lộc Nữu - Phần Một

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:03 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống  

KINH LỘC NỮU   

PHẦN MỘT  

Tôi nghe như vậy!

Một thời, Phật ở bên cạnh bờ hồ Yết Già tại nước Chiêm Bà.

Bấy giờ Tôn Giả Lộc Nữu, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật:

Bạch Thế Tôn, như Đức Thế Tôn đã dạy: Có người sống với người thứ hai. Có người sống đơn độc một mình.

Vậy thế nào là sống với người thứ hai?

Sống đơn độc một mình?

Phật bảo Lộc Nữu: Lành thay! Lành thay!

Ông đã hỏi Như Lai nghĩa này.

Phật bảo Lộc Nữu: Nếu sắc được biết bởi mắt mà vừa ý, đáng yêu, đáng vui, đáng nhớ, trưởng dưỡng dục. Nếu Tỳ Kheo kia thấy rồi, sanh ra hỷ lạc, tán thán, hệ lụy. Do hỷ lạc, tán thán, hệ lụy, tâm càng hoan hỷ. Do hoan hỷ, càng đắm sâu hoan lạc. Đắm sâu hoan lạc mà tham ái sanh. Do tham ái sanh, mà bị ách ngại.

Ở đây, hoan hỷ, đắm sâu hoan lạc, tham ái, ách ngại. Chúng được gọi là sống với người thứ hai. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng nói như vậy.

Này Lộc Nữu, nếu có Tỳ Kheo nào giống như vậy, thì dù ngay lúc ở một mình nơi vắng vẻ, cũng gọi là sống với người thứ hai.

Vì sao?

Vì hỷ ái không đoạn, không diệt. Ái dục không được đoạn trừ, không được biến tri, Chư Phật Như Lai gọi là sống với người thứ hai.

Nếu có Tỳ Kheo nào đối với sắc vừa ý, đáng yêu, đáng vui, đáng nhớ, trưởng dưỡng dục vọng, Tỳ Kheo này thấy rồi, không hỷ lạc, không tán thán, không hệ lụy.

Do không hỷ lạc, không tán thán, không hệ lụy, nên không hoan hỷ. Do không hoan hỷ, không đắm sâu hoan lạc. Không đắm sâu hoan lạc nên không tham ái. Do không tham ái, nên không bị ách ngại.

Ở đây, không hoan hỷ, không đắm sâu hoan lạc, không tham ái, không ách ngại. Được gọi là sống đơn độc một mình. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng nói như vậy.

Này Lộc Nữu, nếu có Tỳ Kheo nào giống như vậy, thì dù ở nơi lầu các, gác cao, cũng vẫn là sống đơn độc một mình.

Vì sao?

Vì tham ái đã diệt tận, đã biến tri. Người mà tham ái diệt tận, đã biến tri, Chư Phật Như Lai gọi là người sống đơn độc một mình.

Bấy giờ Tôn Giả Lộc Nữu nghe Phật dạy xong, hoan hỷ, đảnh lễ mà đi.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường