Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Bảy - Phẩm đại Quang Phổ Chiếu Trang Nghiêm - Tập Hai

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường

PHẬT THUYẾT KINH

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bát Nhã, Đời Đường  

PHẨM BẢY

PHẨM ĐẠI QUANG PHỔ

CHIẾU TRANG NGHIÊM  

TẬP HAI  

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói kệ là:

Tịnh nghiệp đời quá khứ

Lợi sinh, nhớ chẳng quên

Định, tuệ gom căn lành

Làm vật đều hồi hướng

Tùy nghe, nghĩ nhớ đúng

Nghĩa sâu, biết tinh tế

Chánh niệm giữ căn môn

Trần cảnh an nhiên tịnh

Chẳng nên làm pháp ác

Cần phải tu pháp thiện

Viên mãn nhớ trang nghiêm

Tự được Phật gia hộ.

pháp thành, hay khéo giữ

Thắng pháp lợi chúng sinh

Lìa ám, tròn tuệ quang ánh sáng tuệ

Hay lợi chúng Trời người

Được niệm quang này chiếu

Thảy đều trừ nghi hoặc

Tự nhiên trong niệm trí

Mau chứng quả bồ đề

Dùng nghĩa trang nghiêm ý

Chẳng tùy tiếng với văn

Y trí, thanh tịnh tu

Chẳng y thức phân biệt.

Pháp trí trang nghiêm ý

Phá hoặc phiền não lìa ngu si bát nhã

Giáo trí tròn bồ đề không thác loạn.

Cầu ý thắng bồ đề

Chẳng tạp ở nhị thừa

Tâm rộng lớn không kém

Thuận: Phật, ngược: Ma dạy

Đại bi trang nghiêm ý

Chẳng cáu giận chúng sinh

Pháp đã biết, không nghi

Chẳng liễu nghĩa, khéo léo

Biết chúng sinh không sợ

Trí không ngại vô ngại trí vô biên.

Người làm tác giả xưa nay rỗng Śūnya: Không

Rõ pháp, nhân duyên khởi

Khéo léo nói rộng lớn

Môn thắng yếu thâm sâu

Các Phật pháp vô biên

Hiểu rõ đều cùng tận.

Dùng thế pháp quang ánh sáng pháp của đời chiếu.

Ắt biết nghiệp chúng sinh

Ánh sáng pháp xuất thế

Bát Nhã, tướng hư không

Có lỗi với không lỗi

Trí tự tại đều biết

Trí hợp Thánh Đạo tu

Lợi vật đều gặt quả

Hữu lậu với vô lậu.

Ánh sáng pháp biết hết vô bất tri:

Không có gì chẳng biết

Chặt hẳn nguồn phiền não

Hay làm lợi Người, Trời

Pháp hữu vi, vô vi

Trí tuệ thường thuận biết

Cấu uế thảy đều không

Các hạnh được quyết định

Xa lìa pháp sinh tử.

Trí không ngại vô ngại trí thường hành

Biết nguồn gốc phiền não

Tính Prakṛti: thể ánh sáng sạch

Pháp Niết Bàn giải thoát

Sinh khởi xưa nay như tathā

Vô biên ánh sáng pháp

Trang nghiêm thể đại thừa.

Người thứ tám?

Tám hạng người trong bốn hướng bốn quả, trí khác tha trí.

Tu Đà Hoàn cũng thế

Cùng với Tư Đà Hàm

A Na Hàm cũng vậy

La Hán, Bích Chi Phật

Bồ Tát với Như Lai

Trí ở trong pháp này

Mỗi mỗi đều tùy chuyển.

Đế Quang chiếu đầy đủ

Cúng mạnh khéo tu hành

Nương nhân hetu được quả phala tròn

Chẳng biến thay đổi, biến đổi nghĩa chân thắng

Tu tập các Thánh Đế

Vào giải thoát quả môn

Bốn quả thứ tự thành

Duyên Giác, Bồ Tát nhẫn

Hay phá các đạo khác

Giống như Vua Sư Tử

Giác Ngộ Phật Bồ Đề

Đều do Đế Quang chiếu

Thần thông thiên nhãn thấy

Sắc nhỏ nhiệm không sót

Thiên nhĩ nghe rõ ràng

Tiếng mười phương, rõ khắp

Nhớ na do kiếp xưa

Pháp giới, các Như Lai

Khéo biết tâm chúng sinh

Tự nhiên trí quang chiếu

Tự tại dạo các cõi

Trí quang chiếu không sót

Sắc tướng như hư không

Vô lậu quang nghiêm thể

Đầy đủ phước vô biên

Nuôi khắp các chúng sinh

Trí không dính vô trước trí, trang nghiêm

Chặt lưới nghi hữu tình

Nhân tu được trí tuệ

Giác ngộ, biện vô biên

Thấy đúng chánh kiến tâm chỉ śamatha, quán vipaśyana

Rốt ráo mé vô biên

Biết giáo śāstra, hành đầy đủ

Tâm niệm, pháp, trí tròn

Đế quang với thần thông

Pháp Quang Chiếu Trang Nghiêm

Tám loại đều thanh tịnh

Đại uy đức quang này

Tuy chưa được bồ đề

Hay làm các việc Phật.

Lúc đó, Đức Thế Tôn nói pháp Thần Thông Đại Quang Phổ Chiếu Trang Nghiêm này xong thời các Bồ Tát đi đến từ Cõi Phật ở mười phương với các Người, Trời, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di dùng mọi loại cúng dường, cung kính lễ bái.

Vô lượng vô số vô biên chúng sinh đều phát tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, vô lượng Bồ Tát được vô sinh pháp nhẫn.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần