Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Mười - Chuyện Tiền Thân đức Phật - Chương Hai Mươi Hai - Phẩm Tám - Chuyện Khúc Cây

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TIỂU BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

 An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP MƯỜI

CHUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT  

CHƯƠNG HAI MƯƠI HAI  

PHẨM TÁM  

 CHUYỆN KHÚC CÂY  

Thế rồi một ngày kia, với mục đích thử tài Bậc Hiền Trí, họ đi tìm một nhánh phượng, cắt một khúc độ một gang tay, cho thợ tiện đẻo thật láng rồi đưa ra sông thị trấn, với lời rao: Dân thị trấn này nổi danh tài trí, vậy hãy tìm cho ra phía nào là đầu ngọn, phía nào gốc của cành cây này. Nếu không đoán được sẽ bị phạt một nghìn đồng tiền.

Dân chúng tụ tập lại nhưng không ai tìm ra được, liền nói với chủ họ: Có lẽ bậc Trí Giả Mahosadha biết đấy, ta thử mời Ngài xem. Người chủ cho mời bậc Trí Giả đang chơi ngoài sân, kể chuyện họ không biết đầu đuôi cành cây ấy nhưng chắc Ngài biết.

Bậc Trí Giả nghĩ thầm: Đức Vua chẳng lợi gì khi biết gốc ngọn cây ấy, chắc chắn Ngài đưa nó đến đây thử tài ta.

Ngài bảo: Các hiền hữu hãy mang nó lại đây, ta sẽ tìm ra. Khi cầm trong tay, Ngài biết đâu là ngọn, đâu là gốc, tuy nhiên để làm vui lòng mọi người, Ngài cho đem đến một chậu nước, buộc một sợi dây giữa khúc cây rồi cầm đầu dây thả vào mặt nước. Phía gốc nặng hơn nên chìm trước.

Ngài hỏi dân chúng: Gốc cây nặng hơn hay ngọn cây nặng hơn?

Thưa bậc Trí Giả, gốc cây nặng hơn. Vậy hãy nhìn đây, phần này chìm trước, vậy là gốc. Nhờ dấu hiệu này Ngài đã phân biệt được gốc ngọn. Dân chúng trình khúc cây lên Vua đã phân biệt phía nào gốc phía nào ngọn.

Vua hoan hỷ hỏi: Ai đã tìm ra?

Họ đáp: Tâu Đại Vương, chính bậc Trí Giả Mahosadha, con trai của chủ nhân ông Sirivaddhi.

Này Senaka, thế ta triệu vị ấy về triều được chăng?

Tâu Đại Vương, xin cứ chờ đợi để chúng thần thử tài vị ấy cách khác nữa.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần