Phật Thuyết Kinh Tối Thượng đại Thừa Kim Cương đại Giáo Bảo Vương - Phần Ba
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Pháp Thiên, Đời Tống
PHẬT THUYẾT
KINH TỐI THƯỢNG ĐẠI THỪA
KIM CƯƠNG ĐẠI GIÁO BẢO VƯƠNG
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Pháp Thiên, Đời Tống
PHẦN BA
Bấy giờ Kim Cương Tủ lại bảo rằng: Ví như loài sâu, giòi, con Ngài của thế gian đều từ duyên sinh bị rơi vào nẻo ác ấy, do đâu mà lìa ra?
Cũng như chúng sinh luân hồi trong thế gian, làm sao chuyển nghiệp để được không sinh diệt?
Nếu chẳng nhân từ Kim Cương A Xà Lê nhiếp thọ, vì mình nói mọi loại diệu pháp thời do đạu mà hay trừ tất cả phiền não, chứng nơi tịch diệt, được bất thoái chuyển?
Này Đại Vương! Vị A Xà Lê ấy trước tiên cần quan sát nơi nhiếp hành tướng quý tiện của đệ tử rồi mới có thể giao cho pháp của hai Đế.
Vị Vua nói: Thế nào gọi là hai đế?
Bồ Tát bảo rằng: Một là chân đế, hai là tục đế.
Vị Vua nói: Sao gọi là chân đế Paramàrtha satya?
Bồ Tát bảo rằng: Ấy là nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, vô biến dị không, bản tính không, nhất thiết pháp không, vô sở hữu không, vô tính không, tự tính không, tự tướng không, vô tính tự tính không.
Này Đại Vương! Mười tám không đó được gọi là chân đế.
Đại Vương lại nói: Thế nào gọi là Đế Satya?
Bồ Tát bảo rằng: Nếu đối với mười tám không này biết chẳng phải thường, chẳng phải không thường, cho nên gọi là Đe Satya.
Tại sao vậy?
Vì chẳng thấy nội không, chẳng thấy ngoại không, chẳng thấy nội ngoại không, chẳng thấy không không, chẳng thấy đại không, chẳng thấy thắng nghĩa không, chẳng thấy hữu vi không, chẳng thấy vô vi không, chẳng thấy tất cánh không, chẳng thấy vô tế không, chẳng thấy vô biến dị không, chẳng thấy bản tính không, chẳng thấy nhất thiết pháp không, chẳng thấy vô sở hữu không, chẳng thấy vô tính không, chẳng thấy tự tính không, chẳng thấy tự tướng không, chẳng thấy vô tính tự tính không.
Đối với không như vậy chẳng thấy hai tướng, khoảng giữa cũng chẳng thể đắc, chẳng phải sinh chẳng phải diệt, chẳng phải cột trói chẳng phải cởi thoát, chẳng phải đi chẳng phải đứng, chẳng phải sáng, chẳng phải tối, chẳng phải thật, chẳng phải hư, cũng chẳng tăng thêm cũng chẳng giảm bớt.
Ta nói mọi loại như vậy thảy đều thảy đều lìa thân khẩu ý. Đấy tức gọi là chân đế.
Đại Vương lại nói: Thế nào gọi là tục đế Samvrti satya?
Ấy là đem bốn tâm vô lượng đối với bản tướng uy nghi, năm uẩn, bốn giới, sáu nhập, năm cảnh, đi trụ, ba cõi. Đấy tức gọi là tục tế.
Vị Vua lại hỏi rằng: Lại nữa, thế nào gọi là chân đế Paramàrtha satya?
Bồ Tát bảo rằng: Mỗi một loại sắc tướng ấy như huyễn hóa, như cảnh hiện do ánh nắng của mặt trời dương diệm, như mặt trăng trong nước, như bọt nổi trên nước, như hình tượng trong gương, như mộng, như ánh điện, như thành Càn Thát Bà cho đến mống cầu vồng. Nếu đối với sắc tướng được thấy như vậy thì đấy tức gọi là chân đế.
Nếu đối với các pháp như vậy nhận hành, chẳng lìa khổ hạnh thì hay chứng Phật, được nhất thiết trí.
Này Đại Vương! Cho đến nghĩa của sáu câu chi văn tự cũng không có hai, không có phân biệt. Tất cả Như Lai đều nói như vậy. Trí Kim Cương Giáo ấy, hẳn ông đã được nghe. Nhóm đó đều gọi là chân đế.
Đại Vương! Nếu đối với hai đế mà chẳng thể chân thật quán sát biết thấu hiểu, tuy chuyên tu tập trải qua vô lượng kiếp cũng bỏ phí công ấy, cuối cùng chẳng thể đến đại trí, bờ kia. Mà hai đế này tức là nơi quy mệnh của tất cả Như Lai, là cha, là mẹ, là Tịch Tĩnh Trụ với là Niết Bàn, là A Phệ Phộc Lý Đế Ca, là Chính Biến Tri Giác Nhất Thiết Tam Ma Địa, là Tinh Diệu Phổ Môn Tam Ma Địa… thời có mọi loại Công Đức của nhóm như vậy.
Này Đại Vương! Tất cả Kim Cương Đại Thừa học chúng ấy ắt nên chuyên tâm tuyển chọn đệ tử như pháp thời có thể vì họ nói hai đế như vậy. Pháp của hai đế đó khó có thể được nghe, tuy là hàng Duyên Giác, Thanh Văn cũng khó được nghe huống chi là hàng ngoại đạo.
Bấy giờ, Ấn Nại La Bộ Đế cùng với Kim Cương Đại Thừa học chúng được nghe thuyết đó thảy đều cúi đầu mặt lễ tạ Bồ Tát.
Thời Ấn Nại La Bộ Đế lại bạch với Bồ Tát rằng: Tuyển chọn đệ tử, nên có tướng nào?
Bồ Tát nói: Có bốn loại đệ tử, có năm Bổ Đặc Già La Pudgala: Chủng Thức.
Vị Vua nói: Bốn loại đệ tử.
Nên nói thế nào?
Nay con muốn nghe.
Bồ Tát bảo rằng: Thứ nhất là Phật Thừa, thứ hai là Sơ Thừa, thứ ba là Sơ Học Bồ Tát Hạnh, thứ tư là Chư Bồ Tát Ma Ha Tát Hạnh. Đây gọi là tướng của bốn loại đệ tử.
Làm sao phân biệt được tướng như vậy?
Bồ Tát bảo rằng: Kẻ ấy được an nhiên, chẳng che bai chẳng tin tưởng. Đối với Chân Ngôn Ấn Tướng mỗi mỗi hiểu thấu, chứng nơi Phật Thừa.
Ý ông thế nào?
Ví như người mù được người dẫn đường, do được Phật Thừa nên chứng giải thoát. Đệ tử mới đầu y theo thầy học được một tục đế, bắt đầu tương ứng pháp nhập vào Tam Ma Địa, chưa có thể biết thấu hai Giáo Hiển Mật, cũng chưa biết hai đế, mười hai duyên. Cũng chưa biết bát nhã Ba la mật đa. Đấy gọi là tướng của đệ tử mới tu tập.
Vị Vua nói: Thế nào là năm loại Bổ Đặc Già La chủng thức của Bồ Tát?
Bồ Tát nói: Ấy là La Đát Nẵng Bổ Đặc Già La Ratna pudgala: Bảo Chủng Thức, Tán Nại La Bổ Đặc Già La Candra Pudgala: Nguyệt Chủng Thức, Bát Nột Ba Bổ Đặc Già La Padma Pudgala: Hồng Liên Hoa Chủng Thức, Bôn Noa Lý Ca Bổ Đặc Già La Pundarika Pudgala: Bạch Liên Hoa Chủng Thức, Ô Đát Bát La Bổ Đặc Già La Utpàla Pudgala: Thanh Liên Hoa Chủng Thức.
Nhóm đó đối với văn nghe, tín tin tưởng, giới giới luật, thí ban bố, cho thảy hay hành đủ, là Ô Ba Tát Ca Upasaka.
Vị Vua nói: Bạch Bồ Tát! Làm sao phân biệt được danh tướng này?
Bồ Tát bảo rằng: Đối với tất cả pháp, tuy được lắng nghe nhưng qua thời gian ngắn thảy đều quên mất. Đây gọi là Ô Đát Bát La Bổ Đặc Già La.
Nếu đối với pháp bí mật, tuy có được nghe nhưng chẳng thể vì người khác phân biệt diễn nói ví như viên ngọc sáng bị che dấu bên trong Quân Ni mà chẳng thể hiển hiện. Đây gọi là Bôn Noa Lý Ca Bổ Đặc Già La.
Hoặc được tâm tin, tâm đại bi nghe pháp được khai mở thông suốt như cây trúc không có lóng, thọ trì thông đạt. Đây gọi là Bát Nột Ma Bổ Đặc Già La.
Phàm ngh nghĩa của pháp đều giữ lại ngã kiến ví như đánh trống thời hư không có tiếng kêu. Dùng Hữu Ngã Kiến chẳng thể lợi tha. Đây gọi là Tán Nại La Bổ Đặc Già La.
Bốn Ô Ba Tát Ca đó mà hay mốt hướng chuyên tâm cầu tất cả pháp, tâm tin thọ trì, trụ Kim Cương Thừa. Lại nữa tâm tính lanh lợi, đa văn, trì giới, tất cả hay buông xả, biết thấu chân thật. Phàm nơi nói pháp tùy theo căn cơ, đây gọi là La Đát Nẵng Bổ Đặc Gia La. Một Ô Ba Tát Ca này thường hay vì các đệ tử nói mọi loại pháp.
Thời Kim Cương A Xà Lê như vậy tuyển chọ đệ tử.
Nếu được đệ tử thanh tịnh thù thắng như pháp thì có thể truyền giao Bí Mật Đại Thừa, tất cả Thắng Nghĩa nên khiến cho tu tập chẳng gián đoạn mầm giống của Bậc Thánh Thánh Chủng Ấn Nại La Bộ Đế tiếp lại hỏi rằng: Làm sao phân biệt được Bí Mật Đại Thừa?
Bồ Tát bảo rằng: Du Già ấy, hai Giáo Hiển Mật, Mạn Noa La có hai mươi loại thảy đều được gọi là Bí Mật Đại Thừa. Nay ta lược nói thứ tự Quán Đỉnh Mạn Noa La.
Vị Quán Đỉnh A Xà Lê ấy muốn làm Pháp Quán Đỉnh. Trước tiên tự kết tịnh, tuyển chọn nơi thù thắng thắng xứ, an Mạn Noa La Vị, sau đó khiến đệ tử kết tịnh xong, vị A Xà Lê gia trì sợi dây năm màu, dùng phấn năm màu vạch trên đất kết giới, làm Mạn Noa La, an bày vị trí của Hiền Thánh, lại gia trì vào bình Át Già.
An phương vị xong rồi thỉnh triệu Hiền Thánh y theo vị trí ngồi xong, liền hiến hương hoa, Át Già… xong mới có thể dẫn đệ tử vào Mạn Noa La cho nhận Quán Đỉnh. Đệ tử được Quán Đỉnh xong, liền cầm mọi loại hương hoa, trân bảo phụng hiến vị A Xà Lê.
Sau đó đệ tử liền vào địa vị Quán Đỉnh ở Kim Cương Đại Thừa, nên đối với nghiệp thân, khẩu, ý của mình xem xét thâm sâu. Nếu có thể liễu đạt thì gọi là Ngũ Đăng năm ngọn đèn, nếu chẳng đạt sẽ gọi là Ngũ Ám năm sự u tối.
Tiếp lại chia bày thứ tự Hỏa Đàn. Hết thảy mọi loại vật sử dụng, trước tiên chuẩn bị nhóm Bá Đế Lý Tốt Lỗ với chỗ trải bày cỏ Cát Tường làm tòa ngồi với củi Hộ Ma. Củi ấy nên dùng cành cây thấm màu xanh với nhóm ngũ cốc, bơ…hoặc làm Hộ Ma.
Trước tiên thiêu đốt tế Hỏa Thiên, xong rồi làm Hộ Ma, quán ở ánh lửa: Sắc tướng, hình tượng, với âm thanh, mùi thơm… nếu được cát tường là pháp thành tựu, nếu chẳng cát tường là chẳng thành tựu.
Thỉnh Triệu Hiền Thánh vào Mạn Noa La với hiến Át Già… thứ tự các thức đại lược đều giống nhau.
Phàm hết thảy pháp đều từ Kim Cương Đại Thừa bí mật xuất ra. Hết thảy ba Du Già, năm Ổ Bổ Nại Già Đa, hoặc nghĩa của sáu câu chi văn tự, hoặc nói nghĩa thành tựu của pháp, hoặc nghĩa quyết định, hoặc nói bản hạnh, Ni Đà Na phương tiện, nhóm nhân…
Như vậy đã nói hoặc bốn loại, hoặc năm loại, hoặc bảy loại, hoặc mười hai loại, mỗi mỗi loại chẳng định… thảy đều chẳng lìa hai đế.
Lại nữa, nói bốn Mật.
Ấy là: Mật giáo giáo lý bí mật, mật nghĩa nghĩa bí mật, mật ngữ lời bí mật, mật cú câu bí mật. Nếu đối với bốn mật không có sai lầm thời chỗ làm đều thành tựu.
Hoặc gặp chín Chấp Grahà, các Tinh Tú ác, các độc… trì tụng Mật Cú đều có thể chận đứng hết. Hoặc cầu Kính Ái, hoặc làm Tăng Ích, hoặc làm Giáng Phục.
Nếu vì người với loài có bốn chân, nhiều chân, không có chân… hoặc giáng phục các ác, Đại Bộ Đa, Dạ Xoa cho đến người ác… đều có thể giáng phục. Nếu chẳng hàng phục tất bị phá hoại, xa lìa điều thân yêu.
Hoặc có tất cả Cấm Phộc, Tà Minh, tất cả phá hoại. Hoặc có Oan Gia hưng binh muốn đến xâm hại thời tự nhiên lui tan.
Hoặc bị hạn hán lớn ắt có thể tuôn mưa. Như vậy mọi loại, tất cả mong cầu. Trì niệm Mật Cú ắt được thành tựu, tùy tâm như ý.
Phàm trì tụng Mật Cú nên tác Ngữ Âm Kim Cương không để bị cắt đứt ắt mãn ước nguyện.
Vị Vua nói: Thế nào gọi là Bồ Tát thiền định?
Bồ Tát bảo rằng: Thiền định có nhiều loại, Trì Tụng cũng có nhiều loại. Nếu biết câu bí mật tức là biết thiền định. Điều bí mật là đầy đủ câu văn đã tụng với biết ấn tướng. Nếu được như vậy thì có uy lực lớn, đấy tức là pháp trắng bạch pháp. Biết điều bí mật tức nhiếp lý chân thật giống như thể vắng lặng của hư không cho nên thông suốt nơi thế pháp pháp của đời hat hiển chân lý.
Liền ở Ấn Tướng quán tưởng nghĩa của Mật Cú Văn văn của câu bí mật để chặt đứt nghi ngờ, sự trì tụng này được gọi là hiền. Người hành như vậy, phàm có ai nhìn thấy đều ngang như Phật. Người ấy hành Thiền, chẳng thấy Ấn Tướng, chẳng thấy Hiền Thánh, tưởng Luân Thể của mình đồng với hình tượng trong gương.
Vị Vua lại hỏi: Thế nào là Bồ Tát Tam Ma Địa?
Bồ Tát nói: Tâm Bồ Đề ấy với trí tuệ phương tiện cho đến ba minh với hàng không thể ngang bằng vô đẳng đẳng. Đây đều là Bồ Tát Tam Ma Địa. Lại nữa quán bản thân của mình với Chân Ngôn Ấn Tướng, hình tượng Hiền Thánh, tất cả trang nghiêm đều như hư không vắng lặng là Bồ Tát Tam Ma Địa. Bồ Tát nhập vào Tam Ma Địa như vậy thì gọi là an trụ hai đế.
Khi ấy, Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát vì Ấn Nại La Bộ Đế Indra bhuti với các Sát Đế Lợi, tất cả học chúng vào Kim Cương Đại Thừa, nói mọi loại pháp như vậy xong. Liền y theo pháp làm Mạn Noa La cho nhóm Vua với các học chúng nhận nơi quán đỉnh.
Các học chúng ấy được quán đỉnh xong, khác miệng cùng lời mỗi mỗi đều bạch với Bồ Tát rằng: Chúng con vâng theo lời dạy, phụng sự Kim Cương A Xà Lê. Mỗi mỗi như Thánh Chỉ.
Nhóm học chúng đó đối với Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát, cúng dường, cung kính, dùng mọi loại ngôn từ khen ngợi, cảm tạ xong.
Bấy giờ trong Hội: Các Đại Bồ Tát với Thanh Văn, Trời, Người, A Tô La, Nga Lỗ Noa, Ngạn Đạt Phộc, Khẩn Nẵng La, tất cả đại chúng nghe Bồ Tát nói Kinh đó xong đều vui vẻ tin nhận, làm lễ rồi lui ra.
Kim Cương Thủ Bồ Tát liền ở trong núi, ẩn mất chẳng hiện.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Phước điền
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Một - Kinh Tiểu Tụng - Chương Hai - Thập Giới
Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Thiện Xảo Phương Tiện - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Trường Bộ - Kinh Sa Môn Quả - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Phổ Môn Phẩm - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Cựu Tạp Thí Dụ - Phần Ba Mươi
Phật Thuyết Kinh đại Tập Ví Dụ Vương - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Mười Tám - Phẩm Vô Sở đắc - Phần Bảy
Phật Thuyết Kinh Na Tiên Tỳ Kheo - Phẩm Mười Một - Phẩm đắc đạo Rồi Có Còn đau Khổ Không?
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Bảo Vân - Phẩm Sáu - Phẩm Nhị đế - Tập Một