Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Nên Hành Trì, Không Nên Hành Trì - Phần Bốn - đức Thế Tôn Khen Và Tóm Tắt

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TRUNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

KINH NÊN HÀNH TRÌ,

KHÔNG NÊN HÀNH TRÌ PHẦN BỐN

ĐỨC THẾ TÔN KHEN VÀ TÓM TẮT  

Lành thay, lành thay, này Sariputta!

Lành thay, này Sariputta!

Lời nói này được ta nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa rộng rãi, ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.

Thân hành, này các Tỳ Kheo, ta nói có hai loại: Nên hành trì, không nên hành trì, và như vậy là sự tương đối giữa thân hành.

Ta đã nói như vậy và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên?

Thân hành nào, này Sariputtta, khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm, thân hành như vậy không nên hành trì. Và thân hành nào, này Sariputtta, khi hành trì thời bất thiện pháp thối giảm, thiệp pháp tăng trưởng, thân hành như vậy nên hành trì.

Thân hành gì, này Sariputta, khi hành trì bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm?

Ở đây, này Sariputta, có người sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại hữu tình. Người này lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi không cho người ấy, người ấy lấy trộm tài vật ấy.

Người ấy sống tà hạnh trong các dục vọng, giao cấu các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Thân hành như vậy, này Sariputta, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm.

Thân hành gì, này Sariputta, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng?

Ở đây, này Sariputtta, có người từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Người ấy từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi không cho người ấy, người ấy không lấy trộm tài vật ấy.

Người ấy từ bỏ sống theo tà hạnh trong các dục vọng, không giao cấu với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa.

Thân hành như vậy, này Sariputta, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng.

Thân hành, này các Tỳ Kheo, ta nói có hai loại: Nên hành trì, không nên hành trì, và như vậy là sự tương đối giữa thân hành. Ta đã nói như vậy và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Khẩu hành, này các Tỳ Kheo, ta nói có hai loại: Nên hành trì, không nên hành trì, và như vậy là sự tương đối giữa khẩu hành. Ta đã nói như vậy.

Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên?

Này Sariputta, khẩu hành nào khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, khẩu hành như vậy không nên hành trì. Và khẩu hành nào, này Sariputta, khi hành trì, các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, khẩu hành như vậy nên hành trì.

Khẩu hành gì, này Sariputta, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm?

Ở đây, này Sariputta, có người vọng ngữ đến chỗ tập hội. Ý hành. Tâm sanh. Tưởng đắc. Kiến đắc. Ngã tánh đắc.

Ngã tánh đắc, này các Tỳ Kheo, ta nói có hai loại: Nên hành trì, không nên hành trì, và như vậy là sự tương đối giữa ngã tánh đắc, ta đã nói như vậy, và do duyên như vậy lời nói ấy được nói lên. Này Sariputta, lời nói này được ta nói một cách vắn tắt, cần phải hiểu một cách rộng rãi như vậy.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần