Phật Thuyết Kinh Tứ Phẩm Học Pháp
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Đà La, Đời Lưu Tống
PHẬT THUYẾT
KINH TỨ PHẨM HỌC PHÁP
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cầu Na Bạt Đà La, Đời Lưu Tống
Nếu có ba đức mà học đạo thì gọi là chân chánh học đạo. Đó là bậc trên.
Nếu giữ giới đầy đủ mà học đạo thì gọi là vâng theo pháp mà học đạo. Đó là bậc giữa.
Nếu giữ giới thấp mà học đạo thì gọi là nương theo phước mà học đạo. Đó là bậc dưới.
Nếu thực hành ba việc thì gọi là tán thị. Tức là ngoài ba bậc kia.
Lại nữa, ba đức của người chân chánh học đạo là:
1. Giới hạnh đầy đủ.
2. Hiểu biết nhiều Kinh Pháp.
3. Có khả năng hóa độ người.
Đây gọi là ba đức của người chân chánh học đạo.
Lại nữa, vâng theo pháp giữ giới đầy đủ là chuyên giữ năm giới, hiểu rõ tội phước và vâng theo giáo pháp. Còn nương theo phước và giữ giới thấp tức là chỉ giữ bốn giới trên, không giữ giới cấm rượu, tùy theo tập tục thế gian mà không thay đổi. Đó là nương theo phước mà học đạo.
Lại nữa, ba việc của tán thị không phải là giới.
Ba việc đó là gì?
1. Thân quy y.
2. Cúng dường.
3. Theo phép học đạo.
Tự có sự phân biệt rằng không có thầy thì không có chỗ vâng theo, tâm tự nhiên yêu thích chứ không bị trói buộc nên gọi là pháp tán thị.
Công đức của việc chân chánh học đạo hơn gấp trăm lần công đức của việc vâng theo pháp mà học đạo. Công đức của việc vâng theo pháp mà học đạo hơn gấp trăm lần công đức nương theo phước mà học đạo.
Công đức nương theo phước mà học đạo hơn gấp trăm lần công đức theo pháp tán thị. Công đức theo pháp tán thị hơn gấp trăm lần phàm tục. Người phàm tục có khi không bằng súc sanh. Súc sanh có khi còn hơn con người.
Vì sao?
Vì con người luôn tạo tội phải đọa địa ngục. Tội địa ngục hết làm ngạ quỷ, tội ngạ quỷ hết chuyển làm súc sanh, tội súc sanh hết mới trở lại làm người.
Còn trong loài súc sanh thì hết tội liền được làm người. Thế nên người phải làm lành, phụng hành theo sự dạy bảo của Tam Tôn, học theo pháp của bốn bậc trên, vĩnh viễn xa lìa ba đường dữ, lần lần sinh lên Cõi Trời hay sinh làm người trong nhà hào tộc đời đời hưởng phước sau sẽ được giải thoát.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật đa - Phẩm Năm - Phẩm Hộ Quốc
Phật Thuyết Kinh Từ Thị Bồ Tát Sở Thuyết đại Thừa Duyên Sinh đạo Cán Dụ
Phật Thuyết Kinh Hải Long Vương - Phẩm Mười Bốn - Phẩm Nữ Bảo Cẩm được Thọ Ký
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Anh Lạc Hiện Tại Báo - Phẩm Sáu - Phẩm Cảnh Giới Của Thức - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Bảy Mươi Ba - Kinh Ngựa đen đuôi Trắng
Phật Thuyết Kinh đại Phương đẳng đại Tập Hiền Hộ Bồ Tát - Phẩm Ba - Phẩm Tam Muội Hành
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Hai - Kinh Pháp Cú - Chương Hai Mươi Sáu - Phẩm Bà La Môn
Phật Thuyết kinh đại Tập Hư Không Tạng Bồ Tát Sở Vấn - Phần Bốn