Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Hai - Thiên Nhân Duyên - Chương Bảy - Tương ưng Rahul - Phẩm Thứ Nhất - Phần Một - Mắt
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP HAI
THIÊN NHÂN DUYÊN
CHƯƠNG BẢY
TƯƠNG ƯNG RÀHULA
PHẨM THỨ NHẤT
PHẦN MỘT
MẮT
Như vậy tôi nghe!
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi Xá Vệ, tại Jetavana Thắng Lâm, vườn ông Anàthapindika Cấp Cô Ðộc.
Rồi Tôn Giả Ràhula đi đến Thế Tôn.
Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, Tôn Giả Ràahula bạch Thế Tôn: Lành thay, bạch Thế Tôn!
Thế Tôn hãy Thuyết Pháp cho con để sau khi nghe, con có thể sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần!
Này Ràhula, ông nghĩ thế nào?
Mắt là thường hay vô thường?
Là vô thường, bạch Thế Tôn!
Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
Là khổ, bạch Thế Tôn!
Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu xem cái ấy:
Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này tự ngã của tôi?
Thưa không, bạch Thế Tôn!
Tai là thường hay vô thường?
Là vô thường, bạch Thế Tôn,
Mũi là thường hay vô thường?
Là vô thường, bạch Thế Tôn,
Lưỡi là thường hay vô thường?
Là vô thường, bạch Thế Tôn!
Thân là thường hay vô thường?
Là vô thường, bạch Thế Tôn!
Ý là thường hay vô thường?
Là vô thường, bạch Thế Tôn!
Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
Là khổ, bạch Thế Tôn!
Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng, khi xem cái ấy: Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?
Thưa không, bạch Thế Tôn!
Thấy vậy, này Ràhula, bậc Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán mắt, nhàm chán tai, nhàm chán mũi, nhàm chán lưỡi, nhàm chán thân, nhàm chán ý. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát.
Trong sự giải thoát, trí khởi lên: Ta đã giải thoát.
Vị ấy biết: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành. Những gì nên làm đã làm. Không còn trở lui trạng thái này nữa.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba